Khi họa sỹ trong nước bán được bức tranh giá vài ngàn USD, thì mọi người coi đấy là chuyện đặc biệt và quá khích với mức thu nhập thông thường. Tới sự kiện bức tranh Hoa hướng dương của VanGogh bán đấu giá tới 42 triệu USD thì không còn ai hiểu ra sao nữa. Nhiều người tự hỏi không biết bức tranh đẹp thế nào mà đắt giá như vậy. Câu hỏi này không dễ để trả lời.

Chắc chắn giá tranh Van Gogh luôn đạt kỷ lục không phải vì ông vẽ đẹp hơn các danh họa khác. Sự phát triển tự nhiên của đời sống văn hóa và thị trường nghệ thuật đã thúc đẩy giá tranh lên cao đến như vậy. Khi đặt nhu cầu ăn ở là quan trọng, không thể hiểu được hiện tượng đó. Dân chúng chẳng thể hiểu được tính tiên lượng và quái dị của nghệ thuật. Khi Van Gogh đi vẽ ngoài đồng ở Hà Lan, người cùng làng đã chặn lại mà nói sao ông không đi cày cuốc mà vẽ vời nhăng nhít như vậy. Khi sống ông cũng chỉ bán được một bức tranh giá 300 quan. Trên thực tế, nghệ thuật vừa là vô giá vừa là vô ích, hoặc chẳng có giá trị nhất định. Thang giá trị tính bằng tiền, chung quy là hoạt động của giới kinh doanh nghệ thuật. Và người mua cũng không mường tượng được món hàng này đắt giá sẽ đi đến đâu. Nhưng quy luật “Người giàu trồng lau ra mía. Người nghèo trồng củ sắn ra củ nâu” làm họ yên tâm. Không chỉ có nghệ thuật mà mọi hoạt động văn hóa thể thao ở các nước phát triển đều là kinh doanh bậc cao, không ô nhiễm, mà “nhất bản vạn lợi”.

Hoa hướng dương – Van Gogh

 

Khi Van Gogh vẽ Cánh đồng sau cơn mưa, đoàn tàu hỏa nhả khói đen trên cánh đồng sũng nước và xanh ngắt hoa mầu. Cảnh tượng mơ mộng của cái thời tiền công nghiệp đó là một hình ảnh không bao giờ còn được trông thấy nữa. Ấy thế mà vào thời Van Gogh không ít người còn dị ứng với tầu hỏa và điện như một thứ quái vật. Sự lưu giữ đời sống xã hội một cách thấu đạt tình người chỉ có thể thấy trong nghệ thuật, chính là giá trị của tranh Van Gogh. Khi Leonardo vẽ Mona Lisa với nụ cười bí hiểm, ông đã biểu hiện được vẻ đẹp trí tuệ của con người, cũng sâu thẳm và vô cùng như thiên nhiên. Còn Picasso lại là hiện thân của liên tục sáng tạo và liên tục từ bỏ trong suốt thế kỷ 20 vừa qua. Những giá trị nghệ thuật và tư tưởng do các thiên tài đưa ra, có liên quan, nhưng không chặt chẽ đến các mức độ tiền bạc. Nhưng kể cả về mặt tinh thần và tiền bạc nó được đẩy lên bằng mô hình kim tự tháp mà chóp là các bậc kì tài danh họa châu Âu.

Nguồn: designs.vn

1 thought on “Tại sao bức tranh “Hoa hướng dương” của Van Gogh lại đắt như vậy?

Leave a Reply to guest Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.