Như mọi quốc giá khác trên thế giới, ở thời ăn lông ở lỗ tri thức mù mịt, con người ăn chưa đủ no mặc chưa đủ ấm thì làm gì có thời gian để đầu tư vào nghiên cứu khoa học cho các hiện tượng thiên nhiên. Sợ hãi trước sự vĩ đại của thiên nhiên, con người không có cách nào khác la… bịa ra các thể loại thập cẩm thần linh để giải thích cho những câu hỏi từ không thể trả lời được(vạn vật sinh ra thế nào, thế giới hình thành ra sao,…) cho đến những câu hỏi đã có thể tìm ra câu trả lời( mưa từ đâu ra, sóng thần có nguồn gốc thế nào,…). Từ đó, các hoạt động tế lễ thờ cúng được tạo ra, các bậc tổ tiên được đồng hóa với thần linh, và những chuyện thần thoại cứ từ đó được truyền miệng đi mãi.

Thần thoại được truyền lại từ các lễ tế là Shinwa (myth), bao gồm Densetsu (truyền thiết-legend) và Setsuwa (cổ tích-tale). Đến khoảng thế kỉ 5-6, Shinwa bắt đầu được ghi chép lại bằng chữ Hán, gồm 3 quyển :

  • Kojiki(Cổ sự kỳ) : xuất hiện khoảng năm 712, gồm 3 quyển, từ thời các Thần thánh đến Thiên Hoàng Suiko, viết bằng chữ Hán âm Nhật, nhằm xác định vị trí trung tâm của Thiên Hoàng trên đất Nhật, có nhiều truyền thuyết kịch tinh.
  • Nihon Shoki(Nhật Bản Thư Ký): xuất hiện khoảng năm 720, gồm 30 quyển, từ thời các thần đến Thiên Hoàng Jito, viết bằng Hán thuần, khẳng định và biểu dương lực lượng quốc gia với ngoại hoạng, có tính chất như một bộ sử thi.
  • Fudoki( Phong Thổ Ký): khoảng 1 năm sau Kojiki, giải thích nguyên nguồn địa danh, kê khai sản vật, các tích truyền miệng của các bô lão,… viết bằng văn chữ Hán, là nguồn tài nguyên văn hóa phong phú; Fudoki đầu tiên còn được gọi là Cổ Phong Thổ Ký để phân biệt với các Fudoki sau này.

Thần thoại Nhật Bản cũng phong phú không khác gì phương Tây, trải dài từ thần thoại đến yêu ma quỷ quái, các truyền thuyết kinh dị,… là một phần không thể thiếu được trong văn học và văn hóa Nhật Bản.

Izanagi và Izanami, khi cọc đi tìm trâu:

Theo thần thoại Nhật Bản, thế giới cũng đột ngột sinh từ từ Hỗn Mang, hay còn gọi là Ameno Minakanushio Kami(Kami là thần nói chung). Sau đó xuất hiện thêm 2 vị thần là Takami Musubino Mikoto và Kami Musubino Kami xuất hiện. Chẳng biết 2 vị thần này là đực hay cái, xuất hiện có vai trò gì, chỉ biết vừa xuất hiện cái là hợp nhất với Ameni Minakanushio Kami rồi cả 3 cùng… biến mất. Hệ thần thứ nhất kết thúc( 1 cách lãng xẹt)

Hệ thần thứ hai gồm 7 cặp nam nữ, cũng chẳng ai hiểu mô tê xuất hiện để làm gì, chỉ biết là được sinh ra từ một cây… lau sậy, gồm : Umashi-ashikabi-hikoji và Ameno-tokotachi; Kuniotokotachi và Toyokumonu, Uhijini và SUhijini, Tonokui và Ikugui, Ootonoji và Ootonobe, Omodaru và Ayakashikone. Và hình như họ cũng biến mất dạng sau khi xuất hiên. Cuối cùng Izanagi (Chàng mời gọi) và Izanami (Nàng được mời) xuất hiện. Đây là cặp thần thứ tám, được cho là thủy tổ của dân tộc Nhật.

Izanagi và Izanami,  họa sĩ  Kobayashi Eitaku, 1880-90

Một ngày đẹp trời nào đó, chắc do thấy nhân gian quá tẻ nhạt chán ngắt nên các vị thần rảnh rỗi vô công rồi nghề ở Cao Thiên Nguyên (Takamahara – cách người Nhật gọi Thiên giới hay Thiên đình) ra lệnh cho Izanagi và Izanami xuống làm mặt đất trù phú. Từ trên cao, Izanagi và Izanami khuấy động biển cả tạo ra đảo Onogoro, rồi cả hai bước qua Thiên Phù Kiều xuống Đồng Lau Sậy (ờ bước qua cầu nối liền thiên giới và nhân gian xuống nhân gian).

Xuống nhân gian, hai vị thần đầu tiên phải hợp pháp hóa hôn nhân để quang minh chính đại sinh con đẻ cái. Có vẻ cái thời một mống người không có đó các vị thần có luật bất thành văn là nữ không được cầu hôn nam trước, nên khi Izanami “bạo gan” ngỏ lời trước thì đứa con đầu của nàng sinh ra xấu xí dị dạng không mắt mũi không tay chân (kiểu Sọ Dừa ý), đặt tên là Hiroko (Điệt Tử). Khổ thân thằng bé con, vì tội cọc cầu trâu của mẹ nó mà bị thả trôi sông phó mặc số phận.

Sau khi thỉnh giáo các vị thần rỗi việc trên Cao Thiên Nguyên, cả 2 về làm nghi thức lại lần nữa để Izanagi cầu hôn Izanami, khi đó những đứa con của cả 2 mới xinh đẹp hiền hòa: thần sông suối cây cỏ đất đai thập cẩm các thể loại. Gia đình có vẻ hạnh phúc cho đến khi Izanami sinh ra Hỏa (Kagutsuchi). Thằng bé chỉ làm đúng nhiệm vụ của nó là thiêu cháy, nhưng khốn nỗi thiêu cháy sai đối tượng là mẹ nó. Izanagi hết sức cứu chữa vợ nhưng không kịp, Izanami bỏng nặng rồi lăn ra chết. Izanagi chém chết Kagutsuchi (tất nhiên Kagutsuchi vẫn sống lại. Lửa mà, không có thân thể vật chất). Máu Kagutsuchi biến thánh ngân hà, các phần thành những ngọn núi lửa bao bọc Nhật Bản.

Còn Izanagi, mất em gái kiêm vợ hết sức đau khổ liền quyết tâm xuống Yomi (Địa ngục) cầu cho Izanami sống lại. Tìm đến nơi thì Izanami (dù biết) đã lỡ ăn thức ăn âm phủ nên không thể trở về (giống Persephone quá nhỉ). Rốt cuộc Izanami phải kiếm người cai quản địa ngục để năn nỉ. Nàng dặn chồng tuyệt đối không được thắp sáng nhìn thấy mình trước khi xong việc.

Yomi no Kuni

Izanagi, chờ đợi quá lâu đã mất kiên nhẫn dùng răng lược đốt thắp sáng để tìm vợ, và thấy được thi thể mốc rữa thối hoắc kinh tởm của vợ và hoảng hồn. Lúc vợ đẹp vợ xinh ai chẳng thích, chứ coi vợ như cái thây ma xanh xét thịt rữa từng mảng thế ai chẳng thấy tởm. Izanami nổi cơn thịnh nộ vì chồng không giữ lời hứa, từ 8 chi hóa ra các quỷ thần sấm sét truy đuổi Izanagi. Izanagi phải vội vã bỏ chạy và dùng cành đào để trừ tà (ngày nay gỗ đào vẫn được coi là loại gỗ thiêng đuổi tà ma).

Sau khi thoát khỏi sự truy đuổi của Izanami, Izanagi dùng đá chặn lại lối đi giữa dương gian và Yomi no kuni. Cả 2 trở mặt thành tử thù không đội trời chung: Izanami thề mỗi ngày giết 1000 sinh linh, còn Izanagi phải vật lộn mỗi ngày tạo nên 1500 sinh linh để nhân gian không tiệt chủng. Izanami ở lại Yomi no Kuni, trở thành nữ thần cái chết.
Izanami trở thành Yomotsu Ookami

Còn Izanagi sau khi hoàn toàn lên dương thế đi tắm rửa ở một con sông, và từ thân sinh ra hàng loạt các vị thần khác (từ….ghét chăng? OvO). Khi rửa đến mắt trái, Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu Omikami sinh ra (bà này chắc là sinh ra từ…gỉ mắt?!); mắt phải ra Nam Thần Mặt Trăng Tsukuyomi no Mikoto (chắc là nước mắt?), và từ mũi sinh ra thần Bão Susa no O (chắc là….ghỉ mũi…). Đây là 3 vị thần vĩ đại được thờ cúng nhiều nhất trong lịch sử Nhật Bổn. Lần lượt là Susa no O – Tsukuyomi no Mikoto và Amaterasu Omikami

Nguồn: fb thần thoại thê giới

1 thought on “Thần thoại Nhật Bản (phần I): khai sinh lập địa, khi cọc đi tìm trâu

  1. Minh vua phat hien ra trang nay, rat bo ich, cam on cac ban da chia se. Xin loi vi minh khong go duoc tieng Viet.

Leave a Reply to Tuan Hung Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.