Hôm qua, Sotheby’s Paris đã mang lại kết quả tốt trong phiên đấu giá Arts d’Asie . 

Trong số 215 lô được chào bán, 167 lô đã được bán – đạt tổng doanh thu là 8,97 triệu euro (khoảng 9,44 triệu đô la Mỹ) với tỷ lệ bán ra là 77,6%.

Dẫn đầu phiên đấu giá là một con dấu bằng ngọc bích hoàng gia Trung Quốc. Được khắc các ký tự Desui chuxin, có nghĩa là “có thể làm theo ý định ban đầu của trẫm”, con dấu này rất quan trọng trong thời gian Hoàng đế Càn Long thoái vị. Với hơn 30 lần đặt mua, lô đấu này đã được gõ búa ở mức giá 1,8 triệu euro, gấp 18 lần ước tính. Cộng cả phí, giá cuối mà người mua phải trả là 2.213.000 € (khoảng 2,3 triệu đô la Mỹ, tương đương 54 tỷ VND), trở thành lô hàng đắt nhất trong phiên đấu giá.

Lô 1 : Ấn ngọc của Hoàng đế Càn Long (1736-1795)
6,7 x 2,2 x 3,9 cm
Xuất xứ: Từ bộ sưu tập tư nhân của Pháp
Ước tính: 100.000 € – 150.000
Giá gõ búa: 1.800.000 €
Đã bán: 2.213.000 € (khoảng 2,3 triệu đô la Mỹ)

Ngay khi Càn Long lên ngôi Hoàng đế, ông đã thể hiện rõ ý định của mình: đạt được mọi thứ như kế hoạch và vui vẻ truyền ngôi sau khi trị vì được sáu mươi năm:

“Lần đầu tiên trở thành hoàng đế, trẫm đã thắp hương và xin với tổ tiên rằng nếu trẫm được phép trị vì đủ sáu mươi năm, sau đó trẫm sẽ thoái vị cho người thừa kế, vì trẫm không dám trị vì nhiều năm hơn tổ tiên của mình [ Hoàng đế Khang Hy], điều này trẫm đã ghi lại trong số các sự kiện quan trọng mà trẫm đã nêu rõ trong các sắc lệnh ban hành trên toàn đế quốc và ở nước ngoài. Bây giờ trẫm kính chào đón nhận sự thay đổi lớn lao, may mắn là đã hoàn thành mong muốn ban đầu của trẫm. “

Với con dấu này được khắc, đối với Càn Long, dường như điều ước đó đã trở thành sự thật khi ông thoái vị – nhưng liệu câu chuyện hoàng gia có diễn ra đơn giản như vậy không?

Chúng ta đã biết là có một con dấu đồng hành cùng con dấu Desui chuxin, con dấu này được khắc Guizheng nai xunzheng, có nghĩa là đã nghỉ hưu nhưng vẫn đưa ra lời khuyên.

Đúng là Càn Long đã nhường ngôi và truyền lại cho Hoàng đế Gia Khánh. Nhưng trong thời gian thoái vị với tư cách là Hoàng đế, ông vẫn tích cực tham gia vào các công việc triều đình – với danh nghĩa “đưa ra lời khuyên” – đến mức ông là người có quyền lực thực sự đằng sau ngai vàng. Hoàng đế Gia Khánh thực sự vẫn là một con rối cho đến khi Càn Long qua đời.

Theo ghi chép lịch sử tiết lộ, Hoàng đế Càn Long đã tìm ra cho mình một lý do đáng tôn vinh cho nỗi ám ảnh quyền lực của mình: Mặc dù trẫm đã ngoài tám mươi nhưng tinh thần và thể chất của trẫm vẫn khỏe mạnh bình thường. Nếu trẫm gác lại đế chế và tận hưởng thời gian nhàn rỗi của riêng mình trong những năm tiếp theo, chẳng phải là điều xấu hổ đối với người dân của trẫm và tổ tiên sao? Đó không phải là ý định ban đầu của trẫm khi trẫm lên ngôi.

Có lẽ Càn Long đã quá chìm đắm trong hồi tưởng về những thành tựu rực rỡ của mình mà tự huyễn hoặc bản thân khi tin vào câu chuyện vĩ đại của chính mình. Trong khi ông ta liên tục nói vui rằng ông ta đã có thể thực hiện ý định ban đầu của mình, trên thực tế, ông ta được nắm quyền hành lâu nhất trong số các hoàng đế nhà Thanh – đó là, như chúng ta đều biết, ước nguyện không thành văn của ông ta.

Nguồn : Tổng hợp và dịch

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.