Hơn 1/4 thế kỷ, Hồ Anh Tuấn quê ở Hội An (hiện sống tại TP.Đà Nẵng) lặn lội, sưu tầm, những món cổ vật Chămpa quý hiếm để lưu giữ với mục đích gìn giữ, nghiên cứu và giới thiệu với công chúng về những tinh hoa văn hóa Chămpa.

Anh Hồ Anh Tuấn bên bộ bình, mâm Kendi bằng đồng, có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ II – III. Đây là bộ bình được người Chăm thờ ở chính điện.

 

“Tất cả đồ vật Chăm xưa đều mang linh hồn riêng, nó không chỉ có giá trị nghệ thuật về chạm khắc tinh xảo, mà còn ẩn chứa cả một nền văn minh đầy bí ẩn chưa được giải mã. Tôi nghĩ, mình có duyên mới sở hữu được những cổ vật vô giá này, vì vậy cần phải trân trọng gìn giữ những “báu vật của quốc gia” – Hồ Anh Tuấn chia sẻ.

 

Tượng Makara (Thủy quái), bằng bạc có vào khoảng thế kỷ VI – VII. Tượng trưng cho tục lệ tế dê cho thần biển của người Chăm xưa.

 

Đến nay, anh là người sở hữu nhiều nhất các cổ vật Chăm có niên đại từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIV, như cây viết hay chiếc ché bằng gốm có 6 con rồng chầu mà hiện nay  còn giữ một chiếc tại Viện Bảo tàng London (Anh).

Khuyên tai, trang sức bằng vàng có trọng lượng 2,2 lượng, vào khoảng thế kỷ II – III.

 

Đôi khuyên tai ngỗng Hamsa bằng vàng.

 

Tượng thần Gasesa (Thần Trí tuệ) bằng vàng, nặng 2,4 kg có niện đại vào khoảng thế kỷ II – III.

 

Tượng Parpamani (Phổ Hiền Bồ tát) bằng vàng.

 

Sư tử, tượng trưng thần Mặt trời Siva, bằng đồng vào khoảng thế kỷ VI – VII. Tượng mang yếm sư tử, mũi dơi, trán và đuôi hình rắn, đầu đội hình mặt trời.

 

Khuyên tai rắn Naga ngỗng Hamsa bằng đồng, có niên đại vào thế kỷ I.

 

Tac gia : MINH HẢI

Nguon : baoquangnam.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.