Ngay cổng ra vào sừng sững chiếc cột đá với dòng chú thích bằng 3 thứ tiếng. CỘT CHẠM RỒNG Chùa Dạm – tỉnh Bắc Ninh Thế kỷ 11 Chất liệu : bê tông COLUMN ENGRAVED WITH DRAGONS DAM PAGODA – BAC NINH PROVINCE 11-th Century COLONNE GRAVÉE DE DRAGONS PAGODE DAM – PROVINCE DE BAC NINH 11-e Siécle

Một chiều chủ nhật, tôi đưa chú nhóc đi xem phim hoạt hình. Trong khoảng thời gian chờ đợi, không biết làm gì, đành ghé chân vào thăm Bảo tàng Mỹ thuật ở cuối phố Cao Bá Quát. Hồi học cấp 2 cấp 3, tôi vẫn thường cuốc bộ hay đạp xe qua đây, nhưng chưa một lần bước chân vào.

Xem xong trở về nhà, định bụng truy cập vào trang web của Bảo tàng để “làm rõ” thêm một số điều, nhưng khá thất vọng, vì thông tin trên trang web nghèo nàn quá, không đầy đủ.

Thiết nghĩ, nếu mình chịu khó post những hình ảnh đã thu thập được lên vnkatonak.com, may ra, có thể giúp cho những thành viên ở xa cũng được thưởng thức và ngắm nhìn các tác phẩm trưng bày trong Bảo tàng như mình.

Giới thiệu sơ lược về Bảo tàng

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam Fine Arts Museum, tên tiếng Pháp: Musée des Beaux-Arts du Vietnam), là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tòa nhà bảo tàng được người Pháp xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XX với chức năng ban đầu là nơi dành cho các nữ sinh – là con gái của các quan chức người Pháp và quan lại người bản xứ từ khắp Đông Dương về Hà Nội trọ học. (Cách đó không xa, trên phố Trần Phú là Tòa nhà Trường trung học nữ sinh – một thời là Đại sứ quán Liên Xô, nay là Tòa nhà Bộ Tư pháp).

Năm 1962, nhà nước Việt Nam giao cho Bộ Văn hóa cải tạo tòa nhà, từ chỗ mang dáng dấp kiến trúc phương Tây, được bổ sung những chi tiết trang trí kiến trúc đình làng Việt Nam, để làm nơi trưng bày vĩnh viễn các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam. Năm 1966, Bảo tàng chính thức khánh thành với diện tích mặt bằng là 4.200 m2 và diện tích trưng bày là 1.200m2. Từ năm 1997 đến năm 1999, khuôn viên Bảo tàng được mở rộng với diện tích là 4.737 m2 và diện tích trưng bày là 3.000m2.

Hiện tại, Bảo tàng lưu giữ trên 20.000 hiện vật trong nước, tiêu biểu cho nền Mỹ thuật Việt Nam từ thời Tiền sử đến nay.

Các chủ đề trưng bày gồm:

* Mỹ thuật thời Tiền sử – Sơ sử.
* Mỹ thuật thời kỳ đồ đá.
* Mỹ thuật thời kỳ đồ sắt.
* Mỹ thuật từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX.
* Mỹ thuật thời Lý – thời Trần
* Mỹ thuật thời kỳ Lê Sơ – Mạc – Lê Trung Hưng.
* Mỹ thuật thời Tây Sơn – thời Nguyễn.
* Mỹ thuật đương đại (tranh tượng thế kỷ XX).
* Tranh tượng sáng tác trước Cách mạng tháng Tám (1925-1945).
* Tranh tượng sáng tác trong giai đoạn Kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
* Tranh sơn mài và điêu khắc hiện đại.
* Tranh lụa và điêu khắc hiện đại.
* Tranh giấy và điêu khắc hiện đại.
* Tranh sơn dầu và điêu khắc hiện đại.
* Mỹ thuật ứng dụng.
* Mỹ thuật dân gian.
* Tranh dân gian.
* Tranh thờ miền núi.
* Gốm nghệ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX.
* Gốm thời Lý-Trần (thế kỷ XI đến thế kỷ XIV)
* Gốm từ thế kỷ XV đến XIX.
* Gốm hiện đại (thế kỷ XX).

So với nhiều bảo tàng tên tuổi trên thế giới, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn ở mức khiêm tốn và trẻ trung. Tại đây, trên 2.200 hiện vật chọn lọc được trưng bày thường xuyên, còn lại toàn bộ hiện vật được lưu trữ và bảo quản tại kho lưu trữ bảo quản học.

Các tác phẩm và hiện vật đem trưng bày gồm:

* Sưu tập Hội họa: 6.310 tác phẩm
* Sưu tập Điêu khắc: 993 hiện vật
* Sưu tập Mỹ thuật truyền thống: 2.012 hiện vật
* Sưu tập Gốm: 6.455 hiện vật
* Sưu tập Mỹ thuật nước ngoài: trên 400 hiện vật

TÒA NHÀ BẢO TÀNG

Toàn cảnh tòa nhà chính của Bảo tàng

Mái che cổng vào toà nhà chính bảo tàng mang phong cách Pháp cổ

Ngay cổng ra vào sừng sững chiếc cột đá với dòng chú thích bằng 3 thứ tiếng.

CỘT CHẠM RỒNG
Chùa Dạm – tỉnh Bắc Ninh
Thế kỷ 11
Chất liệu : bê tông

COLUMN ENGRAVED WITH DRAGONS
DAM PAGODA – BAC NINH PROVINCE
11-th Century

COLONNE GRAVÉE DE DRAGONS
PAGODE DAM – PROVINCE DE BAC NINH
11-e Siècle

Bản đồ hướng dẫn khách tham quan

Sơ đồ trưng bày tầng một với các hiện vật thời tiền sử, sơ sử, gốm việt nam từ thế kỷ XI đến XX. Đặc biệt có phòng trưng bày các hiện vật được vớt từ 5 con tàu cổ Cù Lao Chàm.

Sơ đồ trưng bày tầng hai tập trung vào Mỹ thuật Dân gian và Đông Dương

Sơ đồ trưng bày tầng 3 tập trung vào Mỹ thuật Hiện đại

Hành lang cũng được tận dụng để  trưng bày rất đẹp

Phòng trưng bày chính tầng hai

Phòng trưng bày tranh Đông Dương

Phòng trưng bày hiện vật cổ

Tác giả : PhanHong

Nguồn : http://vnkatonak.com/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.