Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thắng lợi, lập nhiều chiến công hiển hách, tạo nên một khí thế chung thật hào hùng phấn chấn. Những yếu tố tinh thần của xã hội thay đổi đã tác động vào mỹ thuật và được bộc lộ rõ nét ở sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật.
Cũng như thời Lý, ở thời Trần (1225 – 1400), mỹ thuật cung đình và Phật giáo vẫn phát triển mạnh, đặc biệt là mỹ thuật thuộc lĩnh vực Phật giáo.
Mỹ thuật thời Trần thể hiện chủ yếu trên lĩnh vực điêu khắc. Các sản phẩm chính là bệ, tượng, điêu khắc trang trí và đồ gốm.
Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời Lý, nhưng cách tạo hình hiện thực, khỏe khoắn, vững chãi hơn. Thủ pháp thể hiện cũng khoáng đạt hơn, thường chú ý nhiều đến đại thể hơn là chi tiết, song hiệu quả nghệ thuật vẫn rất cao. Yếu tố tạo nên nét đặc trưng đó là sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông.
Những công trình điêu khắc thể hiện tại cung điện, chùa chiền, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa. Điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so với thời Lý, trong đó, có một số phù điêu chạm khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chăm-pa. Chân các bệ, cột thường có hình hoa sen. Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng.
Mục đích điêu khắc là để trang trí, tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, có nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập, được coi như những tác phẩm hoàn chỉnh, chẳng hạn như cảnh: Dâng hoa – Tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), Vũ nữ múa (bệ đá chùa Hoa Long, Thanh Hóa), Rồng (chùa Dâu, Bắc Ninh)…
Hình Rồng thời Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn Rồng thời Lý. Hình rồng được chạm nổi trên bia đá và bệ đá, cả trên gạch rất nhiều, nhưng đã có nhiều tượng rồng (đơn độc hay cưỡi mây) được xây thành cặp hai bên bậc lên xuống trước các cung điện hay các chùa. Những cặp rồng này hoàn toàn đúng nghĩa là tác phẩm tạo hình trong không gian ba chiều, vượt qua tính chất trang trí cho một vật phẩm khác như đế bia thời Lý, nó là tác phẩm điêu khắc độc lập tự thân tồn tại.
Những công trình điêu khắc tiêu biểu thời Trần có thể kể đến như: cánh cửa chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên), tượng hổ đá trên lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình). Ngoài ra, còn có tượng trâu, ngựa ở lăng vua Trần Hiến Tông…
Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường chùa Phổ Minh gồm bốn cánh chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cùng với đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần.
Chùa Thái Lạc được tu sửa nhiều lần, nhưng vẫn còn giữ được nhiều di vật gỗ thời Trần như: bộ vì nhà, các bức cốn, cột chạm nhạc công tấu nhạc, nữ thần chim (Kinnari), em bé nâng hoa sen, rồng, phượng, hoa lá…
Tượng hổ bằng đá ở lăng Trần Thủ Độ là tượng hổ sớm nhất của kỷ nguyên độc lập tự chủ của Việt Nam còn lại đến ngày nay, được ước đoán tạc vào khoảng năm 1264. Hiện, tượng đang được bày tại sân Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, ở thế nằm tự nhiên, hơi nghiêng về bên trái, gắn liền thân với bệ thành một khối, đang nghỉ ngơi, song đầu nghểnh cao quan sát. Kích cỡ tượng là: dài 143 cm, cao 75 cm, rộng 64 cm. Con hổ đá tuy nằm song trong tư thế sẵn sàng chồm dậy, bốn chân gấp lại đưa về đằng trước, đuôi dài quặt về cùng phía xuôi chiều. Thân mình hổ được thể hiện bằng những mảng khối căng phồng như lộ ra cả cơ bắp. Đây là tác phẩm điêu khắc tượng tròn điển hình của thời Trần, với phong cách hiện thực và khỏe khoắn.
Con rồng thời Trần
RỒNG CHẦU HOA SEN
Dragon looking at lotus
Dragon regardant fixement le lotus
Chùa Thái Lạc – Tỉnh Hưng Yên.
Thai Lac pagoda – Hung Yen province.
Pagode Thai Lac – Province Hung Yen.
Thế kỷ 14. 14-th Centery. 14-e Siécle.
Gỗ. Wood. Bois.
87 x 83 (cm).
NHẠC CÔNG CƯỠI CHIM
Musican riding on a bird
Musicien à dos d’oiseau
Chùa Thái Lạc – Tỉnh Hưng Yên.
Thai Lac pagoda – Hung Yen province.
Pagode Thai Lac – Province Hung Yen.
Thế kỷ 14. 14-th Centery. 14-e Siécle.
Gỗ. Woood. Bois.
55 x 89 (cm).
NHẠC CÔNG CƯỠI CHIM
Musican riding on a bird
Musicien à dos d’oiseau
Chùa Thái Lạc – Tỉnh Hưng Yên.
Thai Lac pagoda – Hung Yen province.
Pagode Thai Lac – Province Hung Yen.
Thế kỷ 14. 14-th Centery. 14-e Siécle.
Gỗ. Wood. Bois.
66 x 89 (cm).
VŨ NỮ
Dancer
Danseuse
Chùa Hoa Long – Tỉnh Thanh Hóa.
Hoa Long pagoda – Thanh Hoa province.
Pagode Hoa Long – Province de Thanh Hoa.
Thế kỷ 13-14. 13-14-th Centery. 13-14-e Siécle.
Đá. Stone. Pierre.
64 x 75 x 29 (cm).
VŨ NỮ MÚA
Female dancer
Danseuse
Mỹ Lộc – Tỉnh Nam Định.
My Loc – Nam Dinh.
My Loc – Nam Dinh.
Thế kỷ 13-14. 13-14-th Centery. 13-14-e Siécle.
Xà gỗ. Wooden beam. Bois.
30 x 69 (cm).
Hình ảnh hai võ sĩ giao đấu trên thân chiếc thạp. Con rồng thời Trần.
Hoa văn , họa tiết trang trí bằng gốm đất nung.
Hình rồng trang trí trên cánh cửa ở tháp Phổ Minh
HỔ
Tiger
Tigre
Lăng Trần Thủ Độ – tỉnh Thái Bình.
Tran Thu Do mausoleum – Thai Binh province
Mausolée de Tran Thu Do – province de Thai Binh.
1264.
Đá. Stone. Pierre
143 x 75 x 64 cm.
SƯ TỬ
Lion
Lion
Chùa Thông – Thọ Vực – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa.
Thong pagoda – Thanh Hoa province.
Pagode Thong – Province de Thanh Hoa.
1270.
Đá . Stone . Pierre
H: 80 cm.
Quả chuông đồng
NGHÊ
Legendary lion
Lion légendaire
Thành nhà Hồ – Vĩnh Long – Vĩnh Lộc – tỉnh Thanh Hóa.
The Hos’ citadel – Thanh Hoa province
Citadelle de la Dynastie des Ho – province de Thanh Hoa.
Thế kỷ 14. 14-th Century. 14-e Siécle.
Đá. Stone. Pierre
H: 45 cm.
Tác giả: PhanHong
Nguồn: http://vnkatonak.com/