Bleu de Hue là tên gọi của đồ sứ men lam của TQ xuất khẩu cho thị trường VN. ‘Bleu de Hue’ tốt nhất được các sứ bộ ngoại giao triều đình Huế đặt hàng khi tới TQ. Đa phần chúng được sản xuất tại Cảnh Đức trấn theo các thiết kế và triện hiệu đặc biệt. Trang trí có tính cách riêng và có phần hơi giống hàng Nhật, một số món đồ còn được đề thơ. Hiệu triện hai Hoa tự được đọc là NeiFu, có nghĩa là ‘nội phủ’ . Đồ sứ Bleu de Hue được người Hoa sản xuất cho triều đình Huế suốt hai thế kỷ 18 và 19 cho đến mãi sau cuộc cách mạng lãnh đạo bởi Tôn dật Tiên. Vào cuối thế kỷ 19, để bảo vệ cho rìa miệng của sản phẩm khỏi bị vỡ, các viền kim loại thường được thêm vào một cách phổ biến.

Dường như phần lớn thiết kế trang trí là do các họa sĩ VN thực hiện trên các đồ sứ Bleu de Hue và giao cho các lò gốm tại Cảnh Đức trấn thực hiện. Nhưng vào giữa thế kỷ 19, khi tầng lớp trung lưu gia tăng về mặt số lượng và có khả năng tài chính dồi dào hơn,thì các nhà sản xuất TQ không chỉ ở các lò gốm tại Cảnh Đức trấn mà các lò khác tại Giang Tây cũng ý thức được tiềm năng của thị trường này, và tham gia vào SX sứ Bleu de Hue một cách độc lập ( người Trung Hoa cũng mua để sử dụng).

Những phiên bản địa phương Bleu de Hue cũng được SX tại Việt Nam dưới thời Ming Mạng (1820-1841) và Thiệu Trị (1841-1847) nhưng không phổ biến lắm.

Khi người ta nghĩ rằng họ có thể đọc được tiếng Hoa thì việc hiểu được triện hiệu trên Bleu de Hue lạicàng trở nên đánh đố. Đôi khi chúng dường như dễ dàng đọc và hiểu được, nhưng đó chỉ là bạn đang tự dối gạt mình vì ý nghĩa của nó bắt nguồn từ những cách Việt hóa chữ viết tiếng Hoa do học giả Nguyễn Thuyên khởi xướng từ thế kỷ 13. Đôi khi văn tự được dùng theo ý nghĩa tiếng Hoa, và đôi khi chúng được dùng để mô tả cách phát âm hay câu chữ tiếng Việt.

 

 

Tại Việt Nam, hiệu ký Neifu ( nội phủ) được bắt đầu sử dụng vào khoảng thế kỷ 18 từ thời vua Lê – chúa Trịnh trên các đồ sứ chất lượng rất cao đặt hàng từ TQ để dùng trong triều đình.

  • ·Nội phủ thị Trung ( chính điện), chỉ dành cho vua sử dụng. Trang trí trên những đồ sứ này chủ yếu là rồng.
  • ·Nội phủ thị Hữu (hữu cung) , dành cho hoàng hậu. Motif trang trí thường là rồng và phượng.
  • ·Nội phủ thị Đông ( đông cung), dành cho các hoàng tử. Motif trang trí thường là kỳ lân, các loại chim và hoa.
  • ·Nội phủ thị Nam (nam cung), một số người nói dành cho sinh hoạt của cung phi, cung tần nhưng theo tác giả thì dành cho ngự trù (bếp). motif trang trí thường là hoa sen, tôm cua và vịt.
  • ·Nội phủ thị Đoài ( tây cung), dường như dành cho cung phi. Motif trang trí thường là phong cảnh.
  • ·Nội phủ thị Bắc ( bắc cung), theo ý kiến tác giả là dành cho các công chúa.

Trong suốt triều Nguyễn (1802 – 1883), chúng cũng thường có những hiệu triện khác nhau như Minh Mng niên chế (Made during the Minh Mang period), Thiệu Tr niên chế, TĐức niên chế, Minh (nhật), Shou (thọ). Motif trang trí cũng tương tự như trước kia. Một vài nhóm đồ sứ dường như đã được đặt hàng riêng cho các hoàng tử, công chúa và cho các phẩm trật khác thấp hơn nhưng vẫn sống trong cung điện với các hiệu ký như Ngc (Jade), Ngọan Ngoc (Jade trinket), Trân ngọan (Precious trinket), v.v.,với chất lượng khác hơn.

Hiệu triện « nội phủ » dường như bắt đầu có từ năm 1841 -1883. Sau năm 1883 triều đình không còn đặt hàng từ TQ cho đến mãi sau 1900. Tuy nhiên đồ sứ với hiệu ký này vẩn được tiếp tục sản xuất và xuất khẩu trực tiếp vào Việt nam. Những đồ sứ Neifu trước đây vẫn không được phép sử dụng ngoài cung điện.

Việc sản xuất đồ sứ loại này tại Trung Hoa đã vẫn duy trì cho đến ít nhất là năm 1940. Một vài loại đồ sứ với hiệu ký Neifu là hàng Nhật bản, đặc biệt là nhóm đồ sx năm 1935- 1945 là đồ với kỹ thuật trang trí in truyền ( dán decan).

 

Tác giả : Jan-Erik Nilsson, dịch bởi KhanhHoa-ThuyNga

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.