Trong phiên đấu giá “Nghệ thuật Châu Á” của sàn tại Sotheby’s Paris vào năm 2009 có bán hai trang sách bằng vàng thuộc hai bộ kim sách khác nhau thời Nguyễn. Trang đầu tiên được lấy từ cuốn kim sách do Hoàng đế Gia Long sắc phong cho tổ tiên của mình là bà Đoàn Thị (mất năm 1661, vợ của chúa Nguyễn Phúc Lan, hay còn gọi là Chúa Thượng) thành hoàng hậu Hiếu Chương.

Cặp trang sách bằng vàng triều Nguyễn giao bán tại Sotheby năm 2009, được làm vào thời vua Gia Long, năm 1806, kích thước 24,5 x 27, 5 cm. Giá ước tính: 80.000 – 120.000 euro.  Nguồn gốc: được mua lại bởi Ralph Marty vào năm 1887, sau sự sụp đổ của kinh thành Huế vào năm 1885. Ảnh Sotheby.

Nguyên quán huyện Diên Phước (tỉnh Quảng Nam), bà Đoàn Thị (chúng tôi không biết tên, chỉ biết họ của bà) là con gái thứ ba của Thạch Quận Công (Đoàn Công Nhạn) và bà Vũ . Ở tuổi 16, nhân dịp chúa Nguyễn Phúc Lan vi hành đến Quảng Nam, được tuyển chọn để trở thành một người vợ lẽ của Chúa. Với trí thông minh tuyệt vời, xinh đẹp và nết na, bà đã lấy được với lòng yêu mến của Chúa và nhận được nhiều ưu đãi. Bà đã sinh ra cho Chúa Nguyễn Phúc Lan một hoàng tử, đặt tên là Nguyễn Phúc Tân, sau này là chúa Chúa Hiền (1648-1687). Bà qua đời ngày 12 Tháng Bảy năm 1661.

Dưới thời của chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), bà đã được sắc phong lên thành “Trinh Thục Từ Tĩnh Huệ Phi”. Và sau đó bà còn được sắc phong thêm “Mẫn Duệ”.

Khi vua Gia Long (1802-1820) thống nhất đất nước và lên ngôi hoàng đế lập ra triều Nguyễn, ông chuyển kinh đô từ Thăng Long (Hà Nội) về Huế. Ông xây dựng bên trong Kinh Thành Huế đền Thái Miếu, dành riêng cho việc thờ phụng tổ tiên của mình là các chúa Nguyễn trước đó. Ông đã sắc phong cho tổ tiên của mình là các chúa Nguyễn và vợ lên thành hoàng đế và hoàng hậuTheo truyền thống, ông đã cho làm kim sách sắc phong cho tổ tiên của mình. Cũng vì vậy bà Đoàn Thị đã được sắc phong là “Trịnh Tĩnh Mẫn Thục Từ Hiếu Duệ Huệ Kinh Chiêu Hoàng Hậu”.

Tuy nhiên vào năm 1885, khi kinh thành Huế thất thủ, một lượng lớn kinh sách đã bị quân đội Pháp cướp đi. Chỉ một vài kim sách sắc phong trong bộ kim sách này được chính phủ Pháp giao lại cho vua Đồng Khánh vào năm 1886. 

Cặp trang sách sắc phong này của hoàng hậu Chương Hiếu là một trong những cổ vật được đánh cắp bởi quân đội Pháp. Nó đã được mua bởi Ralph Marty, người đã tạo ra các công ty « Les Messageries Maritimes du Tonkin » et les « Ateliers Maritime de Haiphong ». Marty cũng là người mua chiếc quán tẩy bằng vàng đã được bán tại Keverne ở London.

 

Tác giả : Philippe Truong

Người dịch : Anthony Nguyen

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.