Hoa Ưu Đàm đã khai nở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam loài hoa này đã khai nở tại rất nhiều địa phương, mới đây nhất hoa Ưu Đàm lại khai nở tại Hà Tĩnh.

hoa-uu-dam-o-ha-tinh

Chùm Hoa Ưu Đàm với 38 bông mọc ở cửa sổ chính của gia đình bà Loan. (Ảnh: nguoiduatin.vn)

Mấy ngày gần đây, người dân xóm 4, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh xôn xao về việc Hoa Ưu Đàm – loài hoa Phật huyền thoại 3.000 năm mới xuất hiện một lần – khai nở tại nhà của một hộ dân trong xóm.

Vào ngày 17/11 vừa qua, một chùm Hoa Ưu Đàm được phát hiện tại nhà của ông Lê Xuân Bính (SN 1956) và bà Nguyễn Thị Loan (SN 1960) xóm 4, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn.

Sau khi biết tin, nhiều người dân địa phương đã đến nhà ông Bính bà Loan để tận mắt chứng kiến loài hoa hiếm gặp này.

“Gia đình chúng tôi cũng không biết gì về loài hoa này, chỉ đến khi có khách đến chơi họ thấy nên hét toáng lên đây là Hoa Ưu Đàm nên gia đình chúng tôi mới biết”, báo Pháp Luật & Đời Sống dẫn lời bà Loan.

Chùm Hoa Ưu Đàm này mọc ở cửa sổ chính của gia đình bà Loan, có tổng cộng tất cả 38 bông hoa rất đẹp.[ads1]

Những bông hoa Ưu Đàm đầu tiên được tìm thấy ở Hàn Quốc vào tháng 7/1997, trên bức tượng đồng-vàng Phật Như Lai của một ngôi chùa Phật giáo ở Kyungki-Do. Kể từ đó, loài hoa Phật này đã khai nở khắp nơi trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Úc, Pháp, Mỹ, Hongkong…

Đây là loài hoa lạ có thể mọc trên thép, sắt, đá, gỗ, xi măng, thủy tinh… trong những điều kiện khắc nghiệt nhất như không có đất, ánh sáng hay nước. Hoa Ưu Đàm tuy nhỏ bé, thân trong suốt như pha lê, mong manh nhưng lại có thời gian tồn tại rất lâu, vài tháng đến một năm cũng không tàn.

 

hoa-uu-dam-3000-nam-xuat-hien-1-lan-khai-no-tai-ha-tinh-image

Hoa Ưu Đàm mọc trên mặt tượng Phật trong thiền viện Tu Di Sơn ở Suncheon, Hàn Quốc vào tháng 2/2005

Đặc biệt, từ năm 2012, Hoa Ưu Đàm huyền thoại đã liên tục khai nở trên khắp đất nước Việt Nam, ở các tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Nghệ An, Đắk Lắk, Phú Yên, Thái Nguyên, Nam Định…

 

hoa-uu-dam-1

Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở khắp vườn nhà của một học viên Pháp Luân Đại Pháp (một môn khí công Phật Gia theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn) ở huyện Nghĩa Thành, Quảng Ngãi vào ngày 22/4/2014. (Ảnh: chanhkien.org)

hoa-uu-dam-3000-nam-xuat-hien-1-lan-khai-no-tai-ha-tinh-image1

Hoa Ưu Đàm ở nhà ông Lê Văn Mậu (khu phố Ninh Tịnh 2, phường 9, TP Tuy Hòa, Phú Yên) vào năm 2012. Ông Mậu là một Thạc sĩ sinh học, vì vậy ông đã nghiên cứu rất kỹ loài hoa này và khẳng định đây là loài hoa chứ không phải trứng côn trùng. (Ảnh: nld.com.vn)

 

hoa-uu-dam-3

Hoa Ưu Đàm Bà La được phóng đại 400 lần dưới kính hiển vi điện tử; thân hoa trong suốt, mang theo rất nhiều điểm sáng. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

 

Theo kinh Phật, có một loài hoa gọi là Ưu Đàm Bà La (Udumbara) 3.000 năm mới nở một lần. Udumbara là một từ tiếng Phạn, có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”.

Quyển 8 kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loại hoa của Trời, thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài”.

Theo “Pháp Hoa Văn Cú” quyển 4 thượng viết: “Loài Hoa Ưu Đàm là loài hoa may mắn, 3.000 năm xuất hiện một lần, khi xuất hiện tức là Kim Luân Vương xuất hiện” .

Trong kinh điển của Phật giáo “Kim Cương Kinh” có ghi chép câu chuyện về Hoa Ưu Đàm. Nói rằng loài Hoa Ưu Đàm này 3.000 năm mới nở một lần, và khi loài hoa này xuất hiện có nghĩa là Chuyển Luân Thánh Vương sẽ đến nhân gian truyền Pháp.

Kinh Phật cũng ghi lại rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua lý tưởng, người sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Khổng giáo…

 

Bạch Liên tổng hợp

Theo daikynguyenvn.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.