Nền kinh tế Đông Dương một thập kỉ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất vô cùng kiệt quệ. Mất mùa, đói kém, thiên tai triền miên. Lũ lụt diễn ra hàng năm từ 1902 – 1918, trong đó, năm 1913 và năm 1915, gần 25% đất canh tác ở Bắc kỳ và Trung kỳ chìm trong 6 mét nước [1]. Đời sống khổ sở dẫn đến hàng loạt vấn đề như cướp bóc, giết người, nổi loạn giữa dân chúng và thậm chí là giữa lính triều đình.

Lính thợ An Nam tập luyện cùng sĩ quan Pháp.

Vì thế, việc Pháp tuyển mộ đi lính với mức lương khoảng 50 franc mỗi tháng là một cơ hội lớn. Đặc biệt, những người đăng lính tại Huế còn được hưởng 200 franc khi vượt qua kì kiểm tra sức khỏe. Sĩ quan được trả lương 1.89 francs mỗi ngày, trong khi hạ sĩ được 1.65 franc, còn lính quèn được 0.60 francs. Mặt khác, những công nhân tay nghề sẽ được trả khoảng 0.75 francs mỗi ngày. Khi một chiến sĩ hi sinh, gia đình được nhận 120 francs như tiền bồi thường cộng với tiền cấp dưỡng [3]. Cho nên khoảng 90% lính thợ An Nam là tầng lớp bần nông nghèo khốn và gặp khó khăn về tài chính [2].

Lính thợ Đông Dương tập trung tại Pháp

Một trong những điều bất ngờ là tinh thần những người lính thợ chuẩn bị xa quê hương này thường rất cao. Cơ quan tuyển mộ đã khéo léo vẽ hình người An Nam đứng cạnh người Pháp, (bạn đồng minh), với quân phục đẹp và đầy hãnh diện. Tiền tài, danh vọng, và sự tự hào chính là những thứ mà họ đã thèm muốn trong nửa thế kỉ qua [4]. Francois Betrand Can, một người Việt được cấp quyền công dân Pháp sau thế chiến, đã thuật lại về việc họ luôn được huấn luyện những câu khẩu hiệu ủng hộ mẫu quốc để thét lên trong khí thế ngẩng cao đầu [5].

Dù Pháp chỉ tuyển mộ lính thuộc địa vào cuối năm 1915 nhưng từ đầu năm đó, đã có những người An Nam địa vị cao viết thư đề nghị được tham gia cống hiến cho mẫu quốc. Khi chính quyền chính thức tuyển mộ, rất nhiều nông dân, ấp trưởng, địa chủ, quan huyện, và lính hoàng gia, và học sinh như Nguyễn Văn Ba, đã đề nghị giúp đỡ chính quyền bằng cách trở thành lính, công nhân, thông dịch viên, thanh tra, và quản lí nhân công. Thậm chí những con em hoàng tộc cũng có mặt trong số người đăng ký. Những tội phạm hay tù nhân cũng tham gia đi lính với hi vọng bản án của họ sẽ được giảm xuống [6]. Dù có những người bị ép đăng lính, nhưng số này ít đến mức không thể nói rằng Pháp đã cưỡng bách tòng quân [7].

Lính thợ An Nam canh gác một đồn bốt tại Paris 1916.

Đặc biệt, một thanh niên gốc An Nam đang làm việc tại Luân Đôn, Anh Quốc từng ghi danh vào đội quân xung phong của đế quốc Anh. Do không đạt đủ điều kiện sức khỏe cộng với việc là công dân thuộc địa Pháp, anh bị từ chối và sau đó phải sang Paris để đăng lính [8]. Đó chính là Nguyễn Tất Thành.

Dù hiếm, nhưng có những trường hợp phụ nữ An Nam tình nguyện sang Châu Âu để chiến đấu cùng quân đội Pháp. Năm 1916, một nhóm phụ nữ đã viết thư lên tỉnh trưởng xung phong kề vai giúp đỡ “những chị em Pháp quốc” [9] và phần lớn họ làm việc trong các trung tâm y tế hoặc nhà máy. Những bản báo cáo của Pierre Guesde và M.Lamarre đề cập đến việc phụ nữ Đông Dương làm việc trong nhà máy thậm chí còn được nghỉ phép để trở về quê hương thăm gia đình [10].

Tuy nhiên, giấc mơ của họ sớm tan biến ngay từ khi họ đặt chân lên tàu.

Nguồn: facebook Hội những người thích tìm hiểu về thế chiến thứ 1

Reference:

[1] Pierre Gourou, The Peasants of the Tonkin Delta: A Study of Human Geography,
trans. Richard Miller (New Haven, CT: Human Relations Area Files, (1936)
1955), 80–1, 90–1; ‘La Lutte contre les inondations’ in La Ville, March 1916.

[2] PA 13 (Papiers de l’Albert Sarraut; henceforth PA). Memo from the governor of Cochinchina and the resident superiors of Tonkin, Annam, and Cambodia, subject to the regarding the total number of soldiers and workers in France during the First World War, 2 June 1918. This collection of papers of the former Minister of the Colonies, Albert Sarraut, is deposited at CAOM.

[3]1 SLOTFOM 1, ‘Action de l’autorité militaire – Rapport sur le recrutement indigène demandé à l’Indochine d’Août à Décembre 1915’.

[4] 19 rst 73172, public announcement and posters, 20 January 1916.

[5] François Bertrand Can with George Gurrwell, Carnet de Route d’un Petit Massouin Cochinchinois. Impressions et Souvenirs de la Grande Guerre (Saigon: Imprimerie Albert Portail, 1916), 1–9.

[6] Jean Marquet, Lettres d’Annamites – Lettres de Guerre, Lettres de Paix (Hanoi: Edition du Fleuve Rouge, 1929). This is a collection of letters from a volunteer soldier, Nguyen Van Ba, between 1917 and 1929; see also Christopher Giebel, ‘Ton Duc Thang and the Imagined Ancestries of Vietnamese Communism’ (PhD dissertation, Cornell University, 1996), 30–1; 3 SLOTFOM 2, 1 SLOTFOM 4, 10 SLOTFOM 5; 10 SLOTFOM 6, ‘Liste nominative des gens de la famille royale d’Annam dans des bataillons Indochinois’, 1919. SLOTFOM is an acronym for Service de Liaison avec les Originaires des Territoires de la France d’Outre Mer. The acronym is used to refer to the boxes which are deposited at CAOM and SHAT. 

[7] Kimloan Hill, ‘A Westward Journey, An Enlightened Path – Vietnamese Linh Tho in France, 1915–1930 (PhD dissertation, University of Oregon, 2001).

[8] rst 21374, Letter from Trinh Huy Kon, 15 February 1916. rst is an acronym for Résidence Supérieure au Tonkin (or North Vietnam). These records are deposited at the Vietnamese national archives Cuc Luu Tru I in Ha Noi and at CAOM

[9] rst 73172; the letter was signed by a group of ‘Annamite’ women, 23 March 1916.

[10] rst 73172, Report from Pierre Guesde, 31 December 1917; 10 SLOTFOM 4, Report No. 109 by Lamarre, 10 April 1918.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.