Những ông trùm của giới công nghệ thích chơi gì? Siêu xe hay biệt thự sang trọng? Du thuyền hay máy bay riêng? Tất nhiên với nhiều người trong giới này, những thứ đó là hoàn toàn có thể. Nhưng với 10 nhân vật quyền lực dưới đây, sưu tầm nghệ thuật mới thực là thú chơi họ lựa chọn.

Có chung niềm đam mê sưu tầm nghệ thuật, nhưng các nhà lãnh đạo trong giới công nghệ cao vẫn có những lựa chọn về phong cách chơi khách nhau. Vị Giám đốc điều hành của Oracle thích sở hữu nhiều tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản nhưng bà Marissa Mayer, người điều hành Yahoo lại có một niềm đam mê đặc biệt với các tác phẩm phá cách và độc đáo như Ballon Dog của Jeff Koons.

Eric Schmidt – Chủ tịch điều hành của Google

Nhân vật rất có ảnh hưởng trong giới công nghệ này cũng là một trong những nhà sưu tập nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới.

 

Eric Schmidt không chỉ là một nhân vật có ảnh hưởng trong giới công nghệ cao mà còn là một nhà sưu tập nghệ thuật nổi tiếng.

 

Khi được hỏi về các nghệ sĩ mà ông ưa thích nhất, Eric Schmidt cho biết Cezanne là người đầu tiên ông muốn nhắc đến vì tình yêu nghệ thuật của ông được bắt đầu với các tác phẩm của danh hoạ người Pháp. Tiếp sau đó, ông kể tới Rothko, và Picasso. Eric Schmidt cho biết ông thực sự ấn tượng với các tác phẩm của Picasso cũng như đối với người hoạ sĩ này khi các tác phẩm ông tạo ra đều mang nhiều sắc thái, ý nghĩa và cho đến nay vẫn làm cho chúng ta trầm trồ, ngợi khen. Đối với nghệ thuật đương đại, ông hâm mộ nhất Rudolf Stinger và dự đoán rằng tác phẩm Palazzo Grassi của Stinger sẽ trở thành một tác phẩm kinh điển trong tương lai.

Ông Eric Schmidt cũng đưa ra vài lời khuyên cho các nhà sưu tầm tương lai: “ Chỉ nên mua những tác phẩm bạn yêu mến, những thứ bạn biết và khiến bạn thực sự phấn khích về nó. Trước khi mua, bạn nên tìm hiểu các tiêu chuẩn của cái đẹp trong nghệ thuật”.

Larry Ellison – Người sáng lập kiêm CEO của Oracle

Larry Ellison là một người vô cùng hâm mộ nghệ thuật Nhật Bản. Bằng chứng là hiện nay ông đang sở hữu một bộ sưu tập gồm 500 tác phẩm nghệ thuật xứ sở mặt trời mọc.

Larry Ellison đặc biệt đam mê nghệ thuật Nhật Bản.

 

Nhà tỷ phú này bắt đầu hứng thú với các tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản từ những năm 1970 khi ông bắt đầu xây dựng “đế chế” Oracle của mình. Từ đó, Larry luôn dành một phần thời gian trong thời gian biểu hàng ngày cho thú vui nghiên cứu, thưởng ngoạn và tham gia các cuộc đấu giá để sở hữu các tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản. Nhiều tác phẩm mà Larry đang sở hữu đã được trưng bày mà mới đây nhất là tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á ở San Francisco năm 2012.

Không những thế, ngôi nhà của ông ở Woodside, California còn được mô phỏng theo cung điện của Hoàng đế Nhật Bản cuối thế kỉ 16. Ngoài ra, ông còn thực hành các phong tục truyền thống của Nhật Bản như trong cách thay đổi vị trí trưng bày các tác phẩm nghệ thuật trong ngôi nhà mình.

Marc Andreesen – Nhà đầu tư mạo hiểm các dự án công nghệ

Robert Rauschenberg và Jasper Jones là hai trong số các nghệ sĩ từ thế kỷ trước mà tác phẩm Marc Andreesen sưu tầm. Nhà đầu tư mạo hiểm này đặc biệt yêu thích nghệ thuật đương đại.

Nhà đầu tư mạo hiểm Marc Andreesen cùng vợ trong một triển lãm nghệ thuật đương đai

 

Vợ ông, bà Laura Arrilaga Andreesen, người có 2 bằng về lịch sự hội hoạ, đã có những tác động lớn trong việc lựa chọn các tác phẩm mà Marc sở hữu. Nơi làm việc của Marc Andreesen tại Andreseen Horowitz được trang trí bởi nhiều tác phẩm trừu tượng như Reclining nude do Roy Lichtenstein sáng tác năm 1980.

 

Marissa Mayer – Chủ tịch và Tổng Giám đốc Yahoo!

 

Melissa Mayer trong một sự kiện gây quỹ nghệ thuật tại Mỹ

 

Bà Mayer nổi tiếng là người tinh tế về nghệ thuật và thời trang. Bà thường xuyên khoác lên mình những bộ quần áo của các nhà thiết kế nổi tiếng như Oscar de la Renta và Carolina Herrera. Đối với nghệ thuật, bà Mayer thích các tác phẩm độc đáo như Balloon Dog của Jeff Koons, các tác phẩm của Roy Lichtenstein, hay các bức tượng bằng đá của Pale Chihuly.

Ngoài điều hành Yahoo, bà Marissa Mayer còn tham gia vào hội đồng quản trị của Bảo tàng Nghệ thuật đương đại ở San Francisco.

 

Ông Jim Breyer – Nhà đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon

 

Jim Breyer trên bìa tạp chí Forbes

 

Ông Breyer, nhà đầu tư lớn đầu tiên của Facebook, đã có một câu nói nổi tiếng trong cuộc phỏng vấn với tờ Forbes khi ông so sánh cách ông đầu tư nghệ thuật với việc đầu tư rủi ro: “Trong 10 nghệ sĩ mà tôi chọn, chín người sẽ thất bại nhưng người còn lại sẽ có cơ hội trở thành Picasso. Đó chính là nghệ thuật của sự đầu tư rủi ro. Nếu bạn ngừng khám phá, ngừng đầu tư, bạn sẽ không thể biết được ai sẽ là Picasso hay Gerhard Richter tiếp theo”.

Ở trang LinkedIn của mình, ông liệt kê một danh sách dài những nghệ sĩ mà mình hâm mộ như Picasso, Edward Hopper, Gerhard Richter, Henri Matisse, Murakami hay Peter Doig.

 

Paul Allen – Người đồng sáng lập Microsoft

 

Tỉ phú Paul Allen nổi tiếng là một người đam mê nghệ thuật

 

Paul Allen cũng là người đồng sáng lập bảo tàng nghệ thuật EMP tại Seattle

 

Trong bộ sưu tập của tỉ phú Paul Allen có nhiều tác phẩm danh tiếng của Monet, Rodin, Rothko, Damien Hirst, và Alexander Calder. Năm 2000, Paul Allen còn là người đồng sáng lập Bảo tàng nghệ thuật EMP tại Seattle và ở đây vẫn đang trưng bày một số tác phẩm trong bộ sưu tập của ông như bức Rouen Cathedral của Monet (40 triệu USD) hay một bức hoạ của Renoir từng được bán với giá 13 triệu USD. Bộ sưu tập nghệ thuật của Paul Allen được định giá khoảng 750 triệu USD.

Jerry Yang – Người đồng sáng lập của Yahoo!

Jerry Yang là người rất mê sưu tầm thư pháp. Bộ sưu tập của ông được khởi đầu với vụ mua thành công trong cuộc đấu giá cuốn thư pháp của Dong Qichang nổi tiếng năm 1990. Một phần lớn bộ sưu tập của ông đã được trưng bày ở San Francisco năm 2012 và sẽ được trưng bày ở New York cuối năm nay.

 

Jerry Yang đặc biệt yêu thích sưu tầm thư pháp

 

Jerry Yang tâm sự: “Đối với tôi, nghệ thuật chứa đựng rất nhiều điều đặc biệt. Khi thưởng lãm một tác phẩm, tôi cố gắng hiểu hơn về người nghệ sĩ. Anh ta già hay trẻ? Anh ta đã sáng tác trong một cuộc gặp gỡ bạn bè hay trong lúc anh ta đang thực sự tập trung? Hiểu hơn về người nghệ sĩ và điều kiện sáng tác giúp tôi có những cảm nhận đúng nhất về tác phẩm.”

 

Alison Pincus – Sáng lập trang mua sắm nội thất cao cấp One Kings Lane

 

Allison trang trí cho văn phòng của mình với các tác phẩm cô mua được từ chính trang web mình tạo ra, trong đó có các tác phẩm của Gray Malin và John Derian.

 

Alison Pincus bên những bức tranh cô yêu thích

 

Cùng với chồng là Mark Pincus, người đồng sáng lập Zynga, Allison có những đóng góp to lớn cho dự án nghệ thuật đường phố ở San Francisco. Allison đang là thành viên hội đồng quản trị của bảo tàng Contemporary Jews ở San Francisco, nơi cô đã mời những nhà lãnh đạo của các công ty công nghệ như ông David Krane, đồng nghiệp của cô ở Google Ventures cùng góp phần xây dựng bảo tàng. Không những thế, Pincus cũng giúp xây dựng lại trang bán hàng trên mạng của bảo tàng này.

 

Eric Lefkofsky – Giám đốc Điều hành của Groupon

 

Người từng tuyên bố sẽ biến Chicago thành điểm đến công nghệ cũng đang là thành viên quan trọng của hội đồng quản trị Viện Nghệ thuật Chicago.

 

Eric Lefkofsky tham vọng gây dựng nền nghệ thuật Chicago nổi bật trên bản đồ nghệ thuật Mỹ

 

Ông cũng đã từng cho mượn rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật mà mình đang sở hữu để trưng bày tại nhiều bảo tàng trên khắp nước Mỹ. Bên cạnh đó, ông còn giúp các bảo tàng của Chicago thực hiện những cuộc đấu giá nổi tiếng trong đó có một bưc tranh từng được đấu giá tới 2.8 tỷ USD năm 2010 tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại.

 

Bill Gates – Chủ tịch Tập đoàn Microsoft

 

Bill Gates vẫn đang sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ dù hiện nay ông đã ngừng đầu tư vào thú chơi này.

 

Bill Gates có một bộ sưu tập tranh đồ sộ với các bức có giá trị cao và nổi tiếng như Lost on the grand banks của Winslow Homer – bức tranh ông đã mua lại với giá 36 triệu USD vào năm 1998, hay tác phẩm Room of flowers của Childe Hassam (trị giá 20 triệu USD). Ngoài ra, ông cũng đã trả 30,8 triệu USD để được sở hữu cuốn sách Codex Leicester – bộ sưu tập các tài liệu khoa học của Leonardo de Vinci.

Tuy nhiên gần đây, Bill Gates đã từ bỏ thói quen sưu tầm tranh của mình và thậm chí quay ra chỉ trích các tỷ phú khác khi họ có thể từ thiện cho các bảo tàng thay vì các hành động nhân đạo có ý nghĩa hơn.

Hưng Nguyễn

Nguồn: luxvn

1 thought on “Những nhà sưu tầm nghệ thuật nổi bật trong giới công nghệ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.