Lại một năm nữa Sotheby’s công bố doanh thu với mức tăng trưởng mạnh mẽ. Một năm kinh doanh xuất sắc khi nhà đầu giá này duy trì được 16% thị phần và giữ vị trí hàng đầu so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Sotheby dẫn đầu các nhà đấu giá quốc tế ở châu Á. Tám trong số mười lô hàng giá trị nhất được chính nhà đấu giá này bán ra trong các  phiên đấu giá của họ tại Hồng Kông. Nghệ Thuật Xưa mới các bạn hãy cùng nhìn lại những tác phẩm hàng đầu này nhé.

Năm nay, một kỷ lục mới đã được thiết lập cho nghệ sĩ Nhật Bản Yoshitomo Nara với tác phẩm “con dao phía sau lưng” (2000), tác phẩm được bán với giá 196 triệu đô la Hồng Kông (25 triệu đô la Mỹ) và thiết lập mức cao nhất cho nghệ sĩ với gần gấp năm lần kỷ lục đấu giá trước đó. Số tiền này đã đạt được sau 10 phút đấu thầu quyết liệt với bảy nhà sưu tập không chỉ châu Á mà còn tại các khu vực toàn cầu khác. Đây cũng là mức giá tranh cao nhất cho một hoạ sĩ Châu Á đang còn sống.

“Con dao phía sau lưng” được vẽ vào năm 2000. Trái với tựa đề, bức tranh thể hiện hình ảnh một cô bé dường như không có ý định vung dao đã làm cho bức tranh trở nên đáng sợ hơn khi người xem nghĩ đến ý định xâu xa của nó. Nara cũng đã thành công trong việc tạo hình khuôn mặt và tư thế của cô bé khiến nó trở nên đáng sợ hơn.

“Con dao phía sau lưng” và tác giả

Một tác phẩm tiêu biểu khác là bức tranh trừu tượng biểu hiện có tên “Không đề XXII” của Willem de Kooning đã đạt 30,1 triệu đô la trong một phiên đấu giá buổi tối của Sotheby’s tại New York. Đây là một tác phẩm khổ nhỏ của Kooning có kích thước 70x80cm, tuy nhiên nó đã dẫn đầu về giá tại phiên đấu giá này; Tác phẩm phi hình ảnh này là một ví dụ điển hình cho từ vựng trực quan trừu tượng của de Kooning và thể hiện sự quan tâm của nghệ sĩ đối với phong cảnh thiên nhiên.

Không đề XXII, kích thước 70×80 cm, Willem de Kooning

“Quốc Hội tinh tinh” được vẽ bởi họa sĩ đường phố người Anh Banksy, vẽ hình Quốc Hội Anh với các đại biểu đều là những con tinh tinh (chimpanzees). Tác phẩm trở nên nổi bật trong một cuộc triển lãm tại bảo tàng Bristol khai trương trước ngày 29 tháng 3: ngày ban đầu dự định đánh dấu sự ra đi của Anh khỏi Liên minh châu Âu, ngày được gọi là Ngày Brexit. Sự trì hoãn lặp đi lặp lại của ngày này, gần đây nhất là vào ngày 31 tháng 10, khiến sự tiên tri của Banksy về một Quốc hội bị hủy hoại hài hước hơn bao giờ hết.

“Quốc hội tinh tinh” phá vỡ kỷ lục của nghệ sĩ sau khi được bán với giá 9,9 triệu bảng Anh.

Cùng với Chu Teh-Chun và Zao Wou-Ki, Wu Guanzhong là một họa sĩ pha trộn giữa truyền thống phương đông và phương tây. Cả ba hoạ sĩ Trung Quốc này đều hoạt động trong thời kì khó khăn với những kiểm duyệt nghiêm ngặt của Cách Mạng Văn Hoá Trung Quốc, tuy nhiên điều này không bao giờ làm giảm niềm đam mê nghệ thuật hay niềm tự hào và tham vọng của họ. Năm 1972, sau khi những thời khắc đen tối nhất của Cách mạng Văn hóa đã trôi qua, lệnh cấm sáu năm đối với các hoạt động vẽ tranh của Wu Guanzhong đã được dỡ bỏ, và ông quay về lại Bắc Kinh để đoàn tụ với gia đình. Mặc dù cuộc cách mạng văn hóa kéo dài đến năm 1976, nhưng sự lạc quan trong ông đã mang đến một nguồn năng lượng sáng tạo làm nên thời kỳ năng suất và thành tích cao trong những năm 1970. Do sự ít ỏi của vật liệu, trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Wu Guanzhong đã vẽ chủ yếu trên các tấm gỗ được làm mới từ bảng đen nhỏ và vải bạt dành riêng cho các tác phẩm tuyệt vời nhất của ông. Theo Catalogue Raisonne của Wu Guanzhong và hồ sơ đấu giá công khai, ông chỉ sản xuất khoảng 30 bức tranh trên vải trong Cách mạng Văn hóa. Năm 2019 kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Wu Guanzhong, Sotheby’s đã giới thiệu bức tranh Hoa sen (I) năm 1970. Tác phẩm đã được bán với giá 131 triệu đô la HK, khoảng 16.7 triệu đô la Mỹ.

Hoa sen (I) , Wu Guanzhong

Đống Rơm của Claude Monet, tác phẩm hấp dẫn nhất từ loạt series hoạ sĩ vẽ trong thời gian đầu khám phá ra trường phái Ấn Tượng, được bán tại phiên buổi tối ấn tượng và nghệ thuật hiện đại của Sotheby’s với giá 110.747.000 đô la. Giá bán này phá vỡ kỷ lục trước đó về số tiền cao nhất từng được trả cho một tác phẩm của Monet, đây cũng là giá kỷ lục cho bất kỳ tác phẩm nghệ thuật Ấn tượng nào.

Đống rơm, Claude Monet

Bình thủy tinh tráng men thời Càn Long có chiều cao 18,2cm và được khắc bốn ký tự Càn Long Niên Chế trên thân bình. Bình tráng men nền màu vàng mô tả một con phượng hoàng đang bay và hoa mẫu đơn được bán với giá 23 triệu USD.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.