“Salvator Mundi” của Leonardo da Vinci đã được mua với giá 450,3 triệu USD bởi sợ hợp sức của hai quỹ đầu tư nghệ thuật và một số viện bảo tàng. Tại sao thương vụ mua sắm này được nhiều chuyên gia cho là rất hợp lý?
Phải mất mười chín phút và một cuộc chiến gay cấn đến nghẹt thở giữa những người mua để một kỷ lục thế giới mới trên thị trường đấu giá nghệ thuật được hình thành. Kể từ ngày 15 tháng 11, « Đấng cứu thế » của Leonardo da Vinci là bức tranh đắt nhất từng được bán công khai trên sàn đấu giá. Bức tranh hơn 500 năm tuổi đã được bán với giá 450,3 triệu đô la (385 triệu euro) bởi nhà đấu giá Christie’s. Năm 2007, tỉ phú Nga lưu vong Dmitri Rybolovlev đã mua lại 127,5 triệu đô la từ nhà buôn nghệ thuật Thụy Sĩ Yves Bouvier. Sức mạnh của tên tuổi và sự khan hiếm của tác phẩm đã làm cho người tham gia đấu giá phải quyết mua bằng bất kỳ biện pháp nào. Mặc dù vậy người ta vẫn đặt ra câu hỏi liệu giá đó có thực sự xứng tầm với một bậc thầy Italy như Leonardo khi mà giá trị chuyển nhượng của những cầu thủ bóng đá đã trị giá hàng trăm triệu đô la. Ví dụ như vụ câu lạc bộ PSG mua Neymar với giá hơn 220 triệu euros.
Bảo tàng và nhà đầu tư: một liên kết tài chính tinh vi
Trên thực tế, đằng sau cuộc đấu giá này là cả một sự liên kết tài chính tinh vi của những người thắng cuộc. Theo thông tin của tờ Figaro của Pháp, việc mua lại bức tranh lần này không phải do một tỷ phú khác, mà do hai quỹ đầu tư nghệ thuật liên kết với một số bảo tàng lớn, điều này đã cho phép họ đánh bại những tỉ phú tham gia cuộc đấu giá lần này. Một thực tế là trên thị trường hiện nay đang xuất hiện rất nhiều những tác phẩm tốt. Các bảo tàng, để có thể chiến thắng trong những cuộc đấu giá quan trọng, thường kêu gọi sự đầu tư tài chính từ các quỹ nghệ thuật. Sự liên kết này là rất thông minh và nó mang lại lợi ích cho các bên tham gia, tác phẩm có thể được bán hoặc thuê trong nhiều năm cho các bảo tàng lớn trưng bày. Các bảo tàng lớn này cũng có thể, sau một thời gian thuê, thực hiện quyền ưu tiên mua lại bằng việc trả nốt phần giá trị còn lại. Cũng theo tờ Figaro của Pháp, một số tổ chức lớn của châu Á và hai viện bảo tàng lớn ở vùng Vịnh đã đưa ra đề nghị này cho bức “Đấng cứu thế” sau khi phiên đấu giá kết thúc.
Theo Thierry Ehrmann, người sáng lập Artprice, nhà lãnh đạo tầm cỡ quốc tếvề thông tin thị trường nghệ thuật, thì kỷ lục này không hề có dấu hiệu quá nóng, nó được giải thích bởi sự nổi lên của một “ngành công nghiệp bảo tàng” thật sự. Cũng theo thống kê của Artprice, 700 viện bảo tàng mới xuất hiện hàng năm trên thế giới theo dõi thị trường hàng ngày nhằm tìm kiếm mua những tác phẩm chất lượng để treo. Ngoài ra trong khoảng 2000 đến 2017, thị trường nghệ thuật đã tăng 1400%, từ 500.000 nhà sưu tầm đến 70 triệu nhà sưu tầm theo thống kê hiện tại của Artprice. Ông nói: « Bốn trăm năm mươi triệu là một mức giá hợp lý nếu chúng ta tính đến mô hình kinh tế hiện nay. Đây là dòng tiền mặt trực tiếp tạo ra bởi phòng vé của bảo tàng hoặc viện bảo tàng sẽ lưu trữ nó. Với một tác phẩm có chất lượng như thế này, bạn chắc chắn sẽ không ngại ngùng di chuyển từ châu lục này sang lục địa khác để chiêm ngưỡng nó. Như ở Louvre, nơi có bức Mona lisa, người ta thường phải xếp hàng giờ trong đám đông để được mua vé và chiêm ngưỡng. Với nước chủ nhà, sở hữu những tác phẩm này còn trở thành một vấn đề quyền lực và quyền lực mềm ».
Lợi tức đầu tư lên đến 18%
Đồng thời, đối với các nhà tài trợ, các tác phẩm nghệ thuật đã trở thành tài sản hữu hình như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Từ năm 2000 đến năm 2017, thị trường nghệ thuật đã đứng vững tốt trước những cú sốc đối với thị trường chứng khoán. Và bởi vì lãi suất sẽ vẫn ở mức thấp trong nhiều năm nữa do 10.000 tỷ thanh lý bị bán phá giá từ các ngân hàng trung ương kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008.
Trong 10 năm qua, nhờ có tiền rẻ, các ngân hàng đã gây quỹ rất lớn và hình thành từ 350 đến 400 quỹ nghệ thuật tập trung chủ yếu vào các dòng tranh đương đại. Trong phân khúc thị trường này, các tác phẩm này là một sự đầu tư an toàn và rủi ro thấp vì chúng bị thúc đẩy bởi ham muốn của các viện bảo tàng lớn. Đầu tư 50.000 euro có thể mang về trung bình hàng năm 11%, hơn 100.000 euro sẽ có lợi tức trong khoảng 12-14% và trên một triệu euro, lợi tức đầu tư của nó có thể vượt quá 18%.
Anthony Nguyễn
(dịch và tổng hợp)