Bảo tàng Quân Đội Pháp (mussée de l’armée) tổ chức một cuộc triển lãm mùa thu về lãnh thổ và con người Đông Dương với sự hiện diện quân sự Pháp trong suốt 100 năm tại Đông Dương. Cuộc triển lãm này với tên gọi “Vùng lãnh thổ Indochine và con người 1856-1956” là sự giao nhau của lịch sử Pháp, Campuchia, Lào và Việt Nam, cung cấp cho công chúng hiểu được sự phức tạp và sự phong phú của lịch sử Đông Dương thời thuộc địa thông qua các hành động của quân đội Pháp.

Với vị trí địa lý nằm tại ngã tư giao giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Đông Dương đánh thức sự quan tâm từ châu Âu từ thế kỷ thứ mười sáu. Trước hết là vấn đề tôn giáo được các Đức giáo hoàng rất quan tâm bằng việc gửi các linh mục của mình tới đây để truyền giáo, sau đó là các hoạt động thương mại với châu Âu, ban đầu là Bồ Đào Nha, thời kỳ tiếp theo là Hà Lan, sau đó đến Anh và Pháp. Pháp chỉ chính thức tham gia vào khoảng thế kỷ XVII nhưng thời gian này các hoạt động của người Pháp chủ yếu là về tôn giáo và tìm kiếm các trạm tiếp nhiên liệu giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Các cuộc nội chiến 1775-1802, tiếp theo đó là một thời gian hòa bình giữa miền Bắc Việt Nam và lãnh chúa Nam mang đến cơ hội cho Pháp kí một hiệp ước hỗ trợ giữa vua Pháp Louis XVI và vua Gia Long (1802-1820), thông qua việc hiện đại hóa quân đội Việt với sự giúp đỡ của các kỹ sư quan sự Pháp, từ đó sự hiên diện của người Pháp ngày càng trở nên sâu hơn với vùng đất trù phú và giầu văn hóa này.

Ảnh vua Gia Long hồi trẻ,(1780-1801), trong chuyến thăm Pháp trong Hiệp ước Versailles 1787 – Mauperin © Paris.

 

 

Thanh kiếm của vua Gia Long, được làm vào khoảng cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Chất liệu bằng thép, vàng, ngọc bích, san hô, ngọc trai và đá quý.

 

Một chiếc tủ trong phòng làm việc của vua Gia Long

 

 

Trống của Hải quân Hoàng gia, được sử dụng trong đội nhạc của cung đình Huế.

Áo của tướng Nguyễn Tri Phương (1861)

 

Anthony NGUYEN

Nguồn ảnh: alaintruong.com

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.