Viện Khoa học Di sản Văn hóa và Khảo cổ thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vừa phát hiện ra khu lăng mộ cổ đại được xây bằng gạch thuộc thời Lục triều (từ năm 222-589 sau Công nguyên) và Triều đại nhà Đường (từ năm 618-907 sau Công nguyên) nằm ở quận Tương Thành.

Có hơn 70 di vật văn hóa đã được khai quật, bao gồm đồ đồng, gốm, sứ, bạc và ngọc cũng như 10.000 viên gạch nhẵn và gạch khắc hoa văn cổ quý hiếm. Trong những ngôi mộ, cụ thể một ngôi mộ thuộc Triều Đông Tấn (từ năm 317-420 sau Công nguyên)  và một ngôi mộ thuộc Nam Triều được đánh giá có ý nghĩa khảo cổ cao nhất.

Khu lăng mộ làm bằng gạch ở thời Đông Tấn dài 2,2m, rộng 0,66m và cao 0,55m. Ngôi mộ Triều Hán có khắc rõ năm Thái Nguyên 21- đây là cách gọi tên năm do các hoàng đế Trung Hoa thời phong kiến đặt khi trị vì đất nước của họ. Năm Thái Nguyên 21 tức là năm 396 sau Công nguyên. Gương đồng, đồ gốm, sứ và di vật văn hóa khác cũng được khai quật từ ngôi mộ này.

Khu lăng mộ làm bằng gạch thuộc thời Nam Triều dài 7m, rộng 3m và cao 3m. Những viên gạch bền chắc vì được làm từ đất sét tinh khiết. Hoa văn được trang trí trên mỗi viên gạch, miêu tả động vật cây cối, hình tiên, thánh, người và chúng “kể” những chuyện tôn giáo.

Theo các nhà khảo cổ, Tương Dương từng là một đô thành quan trọng kể từ Triều đại Đông Hán (từ năm 25-220 sau Công nguyên). Nhiều lăng mộ Nam Triều có gạch khắc hoa văn cũng được khai quật ở đây.

Dưới đây là chùm ảnh về những phát hiện tại khu khảo cổ học:

Tác giả: Huy Ngọc (Theo Trung Hoa Nhật báo)

Nguồn : http://thoibao.today/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.