Nhân cuộc trưng bày một vài tác phẩm của Nguyễn Tường Lân tại nhà thông tin phố Tràng tiền, ông Paul Munier trong báo Volonté Indochinoise ngày 1 tháng 7 vừa rồi có viết một bài công kích hoạ sĩ. Theo ý ông thì hoạ sĩ đã vẽ méo mó hình ngừoi, mầu sắc nửa trên ra người chết, nửa đươi thành người sống, hình thể mất cả cân đối, cái gì cũng cố ý làm cho sai lạc, cho xấu đi. Ông bảo hoạ sĩ đã dễ dàng theo gót những môn phái hết thời rồi. Ông lại cả quyết rằng ông “không nhầm khi nói chắc chắn là Nguyễn Tường Lân đã đi nhầm đường”. Xong ông khuyên hoạ sĩ nên giữ lấy nhân cách mỹ thuật của mình, vì đó là mục đích tối cao của Mỹ thuật.
Mào đầu bài công kích ấy, ông Munier đặt câu hỏi: nhà bình phẩm có nên nói thẳng ra không những điều mình nghĩ, chẳng tầy vị, chẳng nịnh hót, hay nên che đậy ý kiến của mình để khỏi phiền ai và khỏi gây thù, tác oán vô ích. Ông thấy câu trả lời đã sẵn: là phải nói, nói thực, dù làm người ta giận dữ hằng thù cũng mặc.
Đọc xong ông P. Munier, tôi cũng thấy cần tự hỏi: có nên nói ra không tất cả những cái khó chịu khi ta đọc bài đó? Có nên nhân đây mà vạch lại giới hạn của nhà phê bình để can ông đừng đi ra ngoài địa phận? Phải tôi cũng thấy rằng cần phải nói, dù có làm phiền hà phê bình mỹ thuật của báo Volonté Indochinoise tôi cũng rầu lòng vậy chứ biết sao? Đối với tôi, có những điều can hệ hơn là sự được lòng. Đó là tương lai của một số nghệ sĩ trẻ tuổi nhiều nhiệt thành nhưng ít kinh nghiệm, coi bài phê bình như lời Thánh dạy, tưởng như chân lý sẽ bật ở đấy ra nhắm mắt theo và để phí hoài lòng thiết tha đáng quý.
Xin nói ngay là tôi không bực mình vì ông P. Munier đã ghét tác phẩm của Nguyễn tường Lân mà tôi đã thích. Bất cứ một ngừoi nào cũng có quyền bày tỏ ý kiến của mình về hoạ phẩm, nữa huống hồ nhà bình phẩm mỹ thuật P.Munier? Vậy ở đây tôi không muốn đem những lời khen ngợi để xoá những lời bài bác của ông. Riêng tôi vẫn kiêng nể cảm tưởng của người ở trong nghề khi xét hoạ phẩm. Nhiều khi họ sánh lạ, họ “gặp” được nghệ sĩ mà nhiều khán giả tự phụ không bao giờ thấy. Trong tiếng “mắt tục” mà đời vẫn tặng họ, ta nên tước bỏ cái nghĩa khinh bỉ đi. Người “mắt tục” đang trọng vì họ đã nhìn tác phẩm với một tâm trạng mới mẻ, một ý trí không bận sự biết nửa chừng hay vướng những tư tưởng .
Giá ông P.Munier cứ viết những ác cảm của ông về tác phẩm của Nguyễn Tường Lân thôi có phải xong chuyện không? Ông lại cả quyết tuyên bố rằng Nguyễn Tường Lân đã đi nhầm đường và đổ cho hoạ sĩ đã theo con đường của những môn phái đã hết thời. Ông nói y như một nhà nghề đã biết con đường ấy rồi, đã hiểu nó nguy hiểm rồi và vừa mới nhìn vài bức tranh đã gọi ngay ra được chính nó dựa theo con đường mỹ thuật nào?
Con đường nghệ thuật nó có giống đâu con đường xe lửa! Toi xe lửa đi đúng trên hai thanh sắt chạy dài là phải đường, nếu nó sẩy đi ra ngoài là nhầm đường. Điều minh bạch ấy bất cứ một ông X ông Y nào cũng nhận được. Nhưng nếu ta nhìn vào con đường nghệ thuật, ta thấy nó kém dản dị nhiều, nó kỳ quặc, oái oăm và lại bí hiểm. Lịch sử mỹ thuật đã cho ta nhiều tỉ dụ.
Cũng thì một con đường mà đối với người này đưa đến chỗ tối cao của nghệ thuật, đối với người khác, lại đem vào tròng thất bại. Có con đường đầy trông giai đoạn đầu những người nghệ sĩ giai sức qua được trở lực là tới đích. Lại con đường chơn chu phẳng phiu, kể đi đang thấy dễ dàng, đột nhiên va phải một nguyên nhân tai ác nào không rõ, đành dừng bước lại và thế là hết. Lại kỳ thay, cũng có nghệ sĩ thoạt kỳ thuỷ đi vào một con đường của người rồi nhờ nó mới trong thấy rõ con đường của mình thích hợp để mà theo!
Nó vẫn uẩn khúc, phức tạp vì nhà nghệ sĩ không phải một cái máy, mà là “người” với tất cả những phức tạp của bản năng, tâm, trí của “con người” mà không một định lệ nào kèm thúc nổi. Bởi vậy, cả quyết một nghệ sĩ X hay Y đi nhầm đường khi người ta mới bắt đầu vào đường, khi người ta còn trẻ, còn đang theo như ông P.Munier đã viết, tìm đường của mình như Nguyễn Tường Lân, cả quyết như thế thật là một sự táo bạo mà chỉ những nhà tiên tri mới dám làm.
Kể ra thì làm tiên tri cũng hơi khó. Trước hết phải là một thầy mỹ thuật sành nghề đã già. Hay ít ra cũng là một nhà bình phẩm mỹ thuật, đã dày công khảo cứu, gần gũi nghệ sĩ, theo rõi họ trên đường nghệ thuật để hiểu họ hơn dù họ có soay về phương hướng mình yêu hay mình ghét.
Ông P.Munier có nói đến những “môn phái hội hoạ đã qua thời rồi”. Không biết ông định ám chỉ những môn phái nào? Phải chăng ông đã nghĩ đến những khuynh hướng mới của tinh thần họi hoạ thịnh hành ở Pháp từ cuối thế kỷ thứ 19? Cái tinh thần đã làm cho Paris trở nên kinh đo mỹ thuật của thế giới, và đã đặt Hội Hoạ Pháp lên bậc cao cả nhất ngày nay. Làm tiêu biểu cho tinh thần ấy là những hoạ sĩ kỳ tài như Manet, Cézanne, Van Gogh… Những nghệ sĩ mà lắm ông thích bình phẩm mỹ thuật đồng thời đã bài chê những danh từ “làm bóp méo sự thực”, “ca tụng cái xấu”…
Những danh từ kiểu này, độc giả chúng tôi đã độc thấy trong bài của ông P.Munier. Cho hay thời gian có đi mà óc người ta thì vẫn đứng. Cái giọng công kích đó tuy đã cũ rích rồi, song ta lại đếm được bao nhiêu lần nó quay lại trong những trận bút chiến liên hồi từ non một thế kỷ nay. Có mới lạ, hoạ chăng cái điều ông P. Munier vừa mới cho ta biết, là tinh thần mới đó đã hết thời rồi. Tôi e đó chỉ là một ước vọng của ông, ông nghĩ đến nó nhiều nên đã tưởng nó thành sự thật.
Ông khuyên Nguyễn Tường Lân giữ lấy nhân cách mỹ thuật của mình, đừng để cho môn phải mỹ thuật nào ảnh hưởng đến, dù là cổ điển hay cách mệnh cũng thế. Lại một cái “sáo” hay ở cửa miệng mấy nhà phê bình! Giá có nhà khoa học nào đem phân chất được cái nhân chách mỹ thuật của một nghệ sĩ đại tài! Họ sẽ thấy ngay trong đó của vay của mượn thiên hạ những gì. Một kì tài đặc biệt như Ingres lại ở Raphael mà ra. Đến cả những hoạ sĩ đượng kim của Pháp vẽ kỳ quặc như chưa từng thấy bao giờ, những người ấy đã nhìn và đã yêu những mỹ phẩm của Đông Phương, của Phi Châu.
Thiết tưởng các nhà nghệ sĩ nên xin các ngài bình phẩm đứng khuyên răn gì, chỉ dẫn gì. Như thế, sự tai hại cho những nghệ sĩ non óc sẽ bớt đi nhiều.
Còn Nguyễn tường Lân? Ông ta không cần phải có bài này, tôi đã biết. Khi đọc những bài công kích hay khuyên dăn ông ta đã có một câu tương tự như câu này của C.F. Magnal trích đăng ngay trong bào Volonté Indochinoise ngày 7 tháng 7 vừa rồi :” Chúng ta cần quái gì cái cảm tưởng của ông X về tác phẩm của ông Y”.
Từ cuộc trưng bày tranh Nguyễn Tường Lân đến câu chuyện bình phẩm
Nhân cuộc trưng bày một vài tác phẩm của Nguyễn Tường Lân tại nhà thông tin phố Tràng tiền, ông Paul Munier trong báo Volonté Indochinoise ngày 1 tháng 7 vừa rồi có viết một bài công kích hoạ sĩ. Theo ý ông thì hoạ sĩ đã vẽ méo mó hình ngừoi, mầu sắc nửa trên ra người chết, nửa đươi thành người sống, hình thể mất cả cân đối, cái gì cũng cố ý làm cho sai lạc, cho xấu đi. Ông bảo hoạ sĩ đã dễ dàng theo gót những môn phái hết thời rồi. Ông lại cả quyết rằng ông “không nhầm khi nói chắc chắn là Nguyễn Tường Lân đã đi nhầm đường”. Xong ông khuyên hoạ sĩ nên giữ lấy nhân cách mỹ thuật của mình, vì đó là mục đích tối cao của Mỹ thuật.
Mào đầu bài công kích ấy, ông Munier đặt câu hỏi: nhà bình phẩm có nên nói thẳng ra không những điều mình nghĩ, chẳng tầy vị, chẳng nịnh hót, hay nên che đậy ý kiến của mình để khỏi phiền ai và khỏi gây thù, tác oán vô ích. Ông thấy câu trả lời đã sẵn: là phải nói, nói thực, dù làm người ta giận dữ hằng thù cũng mặc.
Đọc xong ông P. Munier, tôi cũng thấy cần tự hỏi: có nên nói ra không tất cả những cái khó chịu khi ta đọc bài đó? Có nên nhân đây mà vạch lại giới hạn của nhà phê bình để can ông đừng đi ra ngoài địa phận? Phải tôi cũng thấy rằng cần phải nói, dù có làm phiền hà phê bình mỹ thuật của báo Volonté Indochinoise tôi cũng rầu lòng vậy chứ biết sao? Đối với tôi, có những điều can hệ hơn là sự được lòng. Đó là tương lai của một số nghệ sĩ trẻ tuổi nhiều nhiệt thành nhưng ít kinh nghiệm, coi bài phê bình như lời Thánh dạy, tưởng như chân lý sẽ bật ở đấy ra nhắm mắt theo và để phí hoài lòng thiết tha đáng quý.
Xin nói ngay là tôi không bực mình vì ông P. Munier đã ghét tác phẩm của Nguyễn tường Lân mà tôi đã thích. Bất cứ một ngừoi nào cũng có quyền bày tỏ ý kiến của mình về hoạ phẩm, nữa huống hồ nhà bình phẩm mỹ thuật P.Munier? Vậy ở đây tôi không muốn đem những lời khen ngợi để xoá những lời bài bác của ông. Riêng tôi vẫn kiêng nể cảm tưởng của người ở trong nghề khi xét hoạ phẩm. Nhiều khi họ sánh lạ, họ “gặp” được nghệ sĩ mà nhiều khán giả tự phụ không bao giờ thấy. Trong tiếng “mắt tục” mà đời vẫn tặng họ, ta nên tước bỏ cái nghĩa khinh bỉ đi. Người “mắt tục” đang trọng vì họ đã nhìn tác phẩm với một tâm trạng mới mẻ, một ý trí không bận sự biết nửa chừng hay vướng những tư tưởng .
Giá ông P.Munier cứ viết những ác cảm của ông về tác phẩm của Nguyễn Tường Lân thôi có phải xong chuyện không? Ông lại cả quyết tuyên bố rằng Nguyễn Tường Lân đã đi nhầm đường và đổ cho hoạ sĩ đã theo con đường của những môn phái đã hết thời. Ông nói y như một nhà nghề đã biết con đường ấy rồi, đã hiểu nó nguy hiểm rồi và vừa mới nhìn vài bức tranh đã gọi ngay ra được chính nó dựa theo con đường mỹ thuật nào?
Con đường nghệ thuật nó có giống đâu con đường xe lửa! Toi xe lửa đi đúng trên hai thanh sắt chạy dài là phải đường, nếu nó sẩy đi ra ngoài là nhầm đường. Điều minh bạch ấy bất cứ một ông X ông Y nào cũng nhận được. Nhưng nếu ta nhìn vào con đường nghệ thuật, ta thấy nó kém dản dị nhiều, nó kỳ quặc, oái oăm và lại bí hiểm. Lịch sử mỹ thuật đã cho ta nhiều tỉ dụ.
Cũng thì một con đường mà đối với người này đưa đến chỗ tối cao của nghệ thuật, đối với người khác, lại đem vào tròng thất bại. Có con đường đầy trông giai đoạn đầu những người nghệ sĩ giai sức qua được trở lực là tới đích. Lại con đường chơn chu phẳng phiu, kể đi đang thấy dễ dàng, đột nhiên va phải một nguyên nhân tai ác nào không rõ, đành dừng bước lại và thế là hết. Lại kỳ thay, cũng có nghệ sĩ thoạt kỳ thuỷ đi vào một con đường của người rồi nhờ nó mới trong thấy rõ con đường của mình thích hợp để mà theo!
Nó vẫn uẩn khúc, phức tạp vì nhà nghệ sĩ không phải một cái máy, mà là “người” với tất cả những phức tạp của bản năng, tâm, trí của “con người” mà không một định lệ nào kèm thúc nổi. Bởi vậy, cả quyết một nghệ sĩ X hay Y đi nhầm đường khi người ta mới bắt đầu vào đường, khi người ta còn trẻ, còn đang theo như ông P.Munier đã viết, tìm đường của mình như Nguyễn Tường Lân, cả quyết như thế thật là một sự táo bạo mà chỉ những nhà tiên tri mới dám làm.
Kể ra thì làm tiên tri cũng hơi khó. Trước hết phải là một thầy mỹ thuật sành nghề đã già. Hay ít ra cũng là một nhà bình phẩm mỹ thuật, đã dày công khảo cứu, gần gũi nghệ sĩ, theo rõi họ trên đường nghệ thuật để hiểu họ hơn dù họ có soay về phương hướng mình yêu hay mình ghét.
Ông P.Munier có nói đến những “môn phái hội hoạ đã qua thời rồi”. Không biết ông định ám chỉ những môn phái nào? Phải chăng ông đã nghĩ đến những khuynh hướng mới của tinh thần họi hoạ thịnh hành ở Pháp từ cuối thế kỷ thứ 19? Cái tinh thần đã làm cho Paris trở nên kinh đo mỹ thuật của thế giới, và đã đặt Hội Hoạ Pháp lên bậc cao cả nhất ngày nay. Làm tiêu biểu cho tinh thần ấy là những hoạ sĩ kỳ tài như Manet, Cézanne, Van Gogh… Những nghệ sĩ mà lắm ông thích bình phẩm mỹ thuật đồng thời đã bài chê những danh từ “làm bóp méo sự thực”, “ca tụng cái xấu”…
Những danh từ kiểu này, độc giả chúng tôi đã độc thấy trong bài của ông P.Munier. Cho hay thời gian có đi mà óc người ta thì vẫn đứng. Cái giọng công kích đó tuy đã cũ rích rồi, song ta lại đếm được bao nhiêu lần nó quay lại trong những trận bút chiến liên hồi từ non một thế kỷ nay. Có mới lạ, hoạ chăng cái điều ông P. Munier vừa mới cho ta biết, là tinh thần mới đó đã hết thời rồi. Tôi e đó chỉ là một ước vọng của ông, ông nghĩ đến nó nhiều nên đã tưởng nó thành sự thật.
Ông khuyên Nguyễn Tường Lân giữ lấy nhân cách mỹ thuật của mình, đừng để cho môn phải mỹ thuật nào ảnh hưởng đến, dù là cổ điển hay cách mệnh cũng thế. Lại một cái “sáo” hay ở cửa miệng mấy nhà phê bình! Giá có nhà khoa học nào đem phân chất được cái nhân chách mỹ thuật của một nghệ sĩ đại tài! Họ sẽ thấy ngay trong đó của vay của mượn thiên hạ những gì. Một kì tài đặc biệt như Ingres lại ở Raphael mà ra. Đến cả những hoạ sĩ đượng kim của Pháp vẽ kỳ quặc như chưa từng thấy bao giờ, những người ấy đã nhìn và đã yêu những mỹ phẩm của Đông Phương, của Phi Châu.
Thiết tưởng các nhà nghệ sĩ nên xin các ngài bình phẩm đứng khuyên răn gì, chỉ dẫn gì. Như thế, sự tai hại cho những nghệ sĩ non óc sẽ bớt đi nhiều.
Còn Nguyễn tường Lân? Ông ta không cần phải có bài này, tôi đã biết. Khi đọc những bài công kích hay khuyên dăn ông ta đã có một câu tương tự như câu này của C.F. Magnal trích đăng ngay trong bào Volonté Indochinoise ngày 7 tháng 7 vừa rồi :” Chúng ta cần quái gì cái cảm tưởng của ông X về tác phẩm của ông Y”.
Tác giả: Khinh Thanh