Giữa thập kỷ 30 thế kỷ trước, người dân Thủ đô thường nhắc đến “tứ mỹ Hà thành”, gồm: cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy.

Cùng với thời gian, vẻ đẹp của người con gái Tràng An xưa đã trở thành giá trị bất biến trong dòng chảy văn hóa dân tộc.
Một nhà nghiên cứu có tiếng về Hà Nội từng nhận xét: Thiếu nữ Hà Nội xưa được tiếng kín đáo, nết na, đảm đang, khéo léo. Giọng nói luôn nhẹ nhàng, ý nhị, lịch sự, tươi tắn, phát âm chuẩn. Họ không nói trống không, nói tục hay cười hô hố hoặc gọi nhau í ới ngoài đường…
Bước đi của thiếu nữ Hà Nội lúc nào cũng khoan thai, uyển chuyển, nhấc cao chân để không phát ra tiếng động nơi công cộng, không gõ guốc cồm cộp hay kéo lê đôi dép quèn quẹt…Người ta chỉ tổ chức các cuộc thi người đẹp tại các chợ phiên để chọn ra hoa khôi. Ở Hà Nội, từ năm 1902 đến năm 1941 có 15 cuộc thi người đẹp nhưng ngoài các hoa khôi, đất Kinh kỳ còn có rất nhiều giai nhân.
12 hoa khôi

Chào mừng Hà Nội trở thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương và khuếch trương sự phát triển của thuộc địa, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897-1902) đã tổ chức hội chợ rất lớn tại phố Gambetta (nay là Cung VHLĐ Việt – Xô) từ tháng 11.1902 đến tháng 1.1903 với nhiều quốc gia trong vùng và trên thế giới tham gia.
Ngoài các gian trưng bày sản vật, hội chợ còn có quán bán cà phê, rượu; ban tổ chức đã bày ra rất nhiều trò chơi như: Leo cột mỡ, bịt mắt đập niêu và đặc biệt là thi người đẹp. Chương trình hội chợ ghi rõ “Thứ hai ngày 19.1.1903 vào 10 giờ sáng có 2 cuộc thi: Người đẹp và người xấu dành cho người bản xứ. Giải nhất mỗi cuộc thi là 50 đồng, giải nhì 25 đồng và giải khuyến khích 15 đồng” (1 tạ gạo thời điểm này là 3 đồng).

 

Thiếu nữ Hà thành xưa.

Dù Hà Nội là nhượng địa, sống theo luật của Pháp nhưng ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời sống xã hội vẫn rất nặng nề, nên dù Đốc lý Hà Nội là Baille Frédéric đã sức cho các phố trưởng cử các cô gái xinh đẹp chưa chồng dự thi nhưng không cô gái nào dám tham gia.
Cuộc thi cũng rất đơn giản, người tham gia mặc áo dài, vấn tóc đuôi gà, đi vài vòng trên sân khấu để ban giám khảo chấm điểm. Người đẹp nhất đạt danh hiệu hoa khôi. Đây là cuộc thi người đẹp đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên thời đó rất ít báo và Hà Nội chưa có báo tiếng Việt nên không biết ai giành vương miện hoa khôi.
Sau hội chợ năm 1902, mãi đến năm 1918 chính quyền mới tổ chức lần thứ hai nhưng không ở cấp độ toàn xứ Đông Dương mà chỉ là chợ phiên cấp độ thành phố do Đốc lý Hà Nội Jobouille Edmond (nắm quyền từ ngày 8.2.1917 đến 24.5.1919) tổ chức. Chợ phiên diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng 12 năm 1918 và có thi người đẹp.
Hai năm tiếp theo, năm 1919 và 1920, Hà Nội tiếp tục tổ chức chợ phiên và không thể thiếu thi người đẹp vì nó thu hút rất đông dân chúng đến xem. Đến năm 1922, người ta lại tổ chức hội chợ của xứ Đông Dương tại Hà Nội. Sau đó từ các năm 1923 đến 1927 thì tổ chức ở Sài Gòn nên tham gia cuộc thi người đẹp chủ yếu là các cô gái ở thành phố này. Năm 1928, Hà Nội định tổ chức chợ phiên nhưng sau đó do suy thoái kinh tế thế giới nên đành phải bỏ.
Mặt trận Dân chủ thắng thế tại chính trường nước Pháp nên năm 1936, rất nhiều tỉnh, thành của Việt Nam như: Hà Đông, Nam Định đã tổ chức thi người đẹp tại các chợ phiên. Người đoạt danh hiệu hoa khôi Hà Nội trong cuộc thi người đẹp năm 1938 là Trần Thị Thành, cháu ngoại của nhà tư sản Hưng Ký, ông chủ của các nhà máy gạch nổi tiếng Đông Dương. Cuộc thi này đã có những thay đổi lớn là thí sinh hoàn toàn tự nguyện.
Ngoài mặc trang phục truyền thống, thí sinh còn mặc các trang phục do các nhà may thiết kế. Người giành danh hiệu hoa khôi được món tiền khá lớn và đứng trong lồng kính cho mọi người ngắm trong vòng 1 tiếng ở Bờ Hồ.
Năm 1939, nổ ra Chiến tranh thế giới lần thứ II, cuối năm 1940, Nhật đưa quân vào Hà Nội, hàng hóa nhập khẩu khan hiếm, để khuyến khích sản xuất trong nước, năm 1941, chính quyền thành phố đã tổ chức chợ phiên ở Ấu Trĩ Viên (nay là Cung Thiếu nhi). Giành danh hiệu hoa khôi tại cuộc thi người đẹp trong hội chợ này là cô Tân.
Cô Tân học ở Trường nữ Hàng Cót từng hút hồn thanh niên Hà Nội nhất là khi cô mặc đồ bơi, bơi ở bể bơi Quảng Bá. Cô chính là mẹ ca sĩ Khánh Ly nổi tiếng với những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Tính từ cuộc thi người đẹp năm 1902 cho đến cuộc thi cuối cùng năm 1941, Hà Nội có tất cả 12 hoa khôi.
Và giai nhân

Cùng với các hoa khôi, Hà Nội xưa có rất nhiều giai nhân trong đó người ta hay bàn tán về “Hà thành tứ mỹ” gồm: Cô Bính Hàng Đẫy, cô Nga Hàng Gai, cô Síu Cột Cờ và cô Phượng Hàng Ngang.
Trong hồi ký “Những năm tháng ấy”, nhà văn Vũ Ngọc Phan (1902-1987) viết: “Năm tôi 13… cô Phượng người tầm thước có đôi mắt bồ câu long lanh mũi dọc dừa thanh tú và đôi má lúm đồng tiền khi cười, khuôn mặt trái xoan quyến rũ giống như diễn viên điện ảnh Marlen Dietrich thời bấy giờ. Cô Phượng ăn mặc rất nền, như phụ nữ Hà Nội thời xưa khi thì chít khăn nhiễu tam giang khi thì chít khăn nhiễu nhung đen, đuôi gà vắt qua mái tóc…”. Là người tài hoa, yêu văn thơ, việc cô Phượng bỏ chồng trốn nhà đi theo nhà báo Hoàng Tích Chu, tay chơi số một những năm 1930 ầm ĩ cả Hà Nội…
Khác hẳn với cô Phượng, cuộc sống của giai nhân Đỗ Thị Bính có phần bình dị hơn. Cô là con của nhà tư sản Đỗ Lợi, nổi tiếng về thầu khoán. Lớn lên trong nhung lụa nhưng Đỗ Thị Bính nền nã đã làm trái tim của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (con trai học giả Nguyễn Văn Vĩnh) rung động. Đỗ Thị Bính cũng biết nhà thơ trẻ có tình ý với mình nhưng không có duyên với nhau và Nguyễn Nhược Pháp mệnh bạc đã ra đi ở tuổi 24.
Giai nhân Đỗ Thị Bính đã kết hôn với kỹ sư Bùi Tường Viên (em trai út của luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu) du học ở Pháp về. Năm 1947, đi tản cư cùng gia đình, được bác sĩ Bùi Xuân Tám (em ruột họa sĩ Bùi Xuân Phái) dạy cho cách tiêm thuốc chống sốt rét nên Đỗ Thị Bính đã tiêm cho rất nhiều người, cứu họ thoát khỏi cơn sốt rét hiểm nghèo. Sau 1954, Đỗ Thị Bính công tác tại Phòng Giáo dục khu Hai Bà Trưng và nghỉ hưu năm 1970.
Cuối những năm 1920, rạp Sán Nhiên Đài ở phố Đào Duy Từ có một cô đào đẹp nổi tiếng chuyên đóng các vai đào thương là đào Tửu. Không chỉ đẹp, đào Tửu hát chèo rất hay vì thế cánh thanh niên ngày nào cũng mua vé vào rạp vừa nghe cô hát vừa ngắm cô.
Hà Nội còn có hai giai nhân nổi tiếng cuối những năm 1930 và đầu 1940 là Ái Liên (sau là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng) và Lý Lệ Hà. Ái Liên có khuôn mặt đẹp và sang trọng vì thế họa sĩ Cát Tường đã mời cô quảng bá áo dài Lemur do ông sáng tạo. Còn Lý Lệ Hà là người mẫu cho hiệu áo dài Marie Nghi Xương (phố Nhà Thờ), sau đó trở thành người tình của vua Bảo Đại.

0001

“Tứ mĩ Hà thành” xưa: Cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy

 

1111

Giai nhân Đỗ Thị Bính, cũng là nàng thơ của cố thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp

 

2222

Giai nhân Vương Thị Phượng có số phận chìm nổi, đắng cay nhất trong 4 người đẹp

 

3335

Bà Phương Nhi – con gái của chủ hiệu ảnh lớn ở Hà Nội. Bà là niềm mơ ước của nhiều thanh niên HN lúc bấy giờ,và cũng được cả những người đẹp khác ngưỡng mộ.

 

4443

Bà Phạm Trinh Thư – nhan sắc của nữ sinh phố cổ 1 thời

 

5551

Năm chị em nhà Bạch Thược

 

666

Bạch Thược năm 20 tuổi

777

Diễn viên Kim Xuân, “nàng Kiều” đầu tiên của sân khấu Việt Nam cũng là mẹ của nữ diễn viên tài hoa đất Bắc – NSND Như Quỳnh

 

888

Hoàng Thị Minh Hồ, con gái của nhà nho Hoàng Đạo Phương, bà từng hiến cho cộng sản 5.147 lạng vàng, một trong những my nhan Hà Thành năm 40. Tranh vẽ của hs Van Len.

999

Hồng nhan bạc mệnh, Vương Thị Phượng là con gái cưng của thương gia Vương Toàn Thắng, một nhà buôn bán tơ lụa giàu có ở phố cổ.

 

1010103

 Cô Phượng Hàng Ngang (Vương Thị Phượng)

 

Là tiểu thư lá ngọc cành vàng, được thừa hưởng sắc đẹp của mẹ nên từ khi mới sinh ra, cô Phượng đã sở hữu một làn da mềm mại và trắng nõn nà như trứng gà bóc, vóc dáng mềm mại, gương mặt thanh tú. Người Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng, cô có cặp lông mày “yên my” (lông mày như mây khói), cặp mắt “bán thụy phượng hoàng” (con phượng hoàng nửa thức nửa ngủ, nghĩa là mắt mơ màng say đắm.
Cô Phượng ăn mặc rất nền, khi thì chít khăn nhiễu tam giang, khi thì chít khăn nhung đen, đuôi gà vắt qua mái tóc. Cô hay mặc yếm hoa hiên, quần lĩnh tía cạp điều thắt lưng quan lục. Tất cả những màu sắc ấy ánh lên qua chiếc áo dài vải phin trắng may sát vào thân hình nở nang”. Và đã có không ít văn nhân – ký giả đương thời khi được diện kiến cô Phượng đã phải thốt lên: “Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật mình”.
Bố cô còn mời thầy giáo về dạy con học chữ, cầm kỳ thi họa. Cô vốn là người sáng dạ, học một biết mười. Ngày đó có không biết bao nhiêu công tử Hà thành si mê nhan sắc của cô, theo đuổi và mơ ước được lấy cô Phượng làm vợ.
Thời đó, trạc tuổi với cô có A Đẩu sống ở Hàng Đào, cháu ruột của nhà tư sản chuyên buôn bán lụa Phan Vạn Thành. Thấy gia đình hai bên môn đăng hộ đối, nên thương gia Vương Toàn Thắng đã đồng ý gả con gái cho A Đẩu.
Khi về nhà chồng, cô được sống hết sức sung túc, không phải lo lắng gì về chuyện áo cơm. Ngày ngày cô ra cửa hàng ngồi bán hàng cùng mẹ chồng, việc quán xuyến nhà cửa cô cũng không phải động tay vào, vì đã có người hầu kẻ hạ làm hết.
Khi sinh con trai đầu lòng, cô càng được bố mẹ chồng cưng chiều. Tuy nhan sắc vẫn xinh tươi, nhưng sự rạng rỡ trong đôi mắt cô đã mất dần mất mòn sau những năm sống bên cạnh người chồng công tử của mình.
A Đẩu không hề yêu quý gì cô Phượng. Với anh ta, việc lấy cô chỉ như một “chiến tích” để khoe với bạn bè, như một chiến lợi phẩm, một thứ đồ trang trí đắt tiền cho sự giàu sang của mình.
Thậm chí, A Đẩu còn là một người thiếu tinh tế, ăn nói cục mịch và vũ phu. Khi có chuyện gì bực dọc, anh ta sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ. Không chỉ thế, A Đẩu còn là một người cờ bạc, rượu chè và mê gái. Không biết bao đêm cô phải khóc vì chồng ngang nhiên “gái gú” trước mặt cô.
Giữa lúc đau khổ vì cuộc hôn nhân không hạnh phúc, cô đã gặp gỡ nhà báo Hoàng Tích Chu, người đàn ông tài hoa đất Kinh Bắc. Cô Phượng đã rung động mạnh trước người thanh niên đẹp trai, nho nhã này.
Vào khoảng cuối năm 1927, cả Hà Nội chấn động trước tin cô Phượng mất tích. Mãi sau này, mọi người mới biết cô Phượng đã theo Hoàng Tích Chu vào Sài Gòn chỉ để lại một lá thư từ biệt đầy nước mắt cho gia đình.

111111

 

Hoàng Tích Chu lúc bấy giờ có cơ hội sang Pháp để học nghề báo mà ông không thể đưa cô theo được. Ông đành bảo cô về Bắc Ninh tìm gia đình mình, với bức thư thống thiết do ông viết, xin cha nhận cô là con dâu trong nhà. Cả hai chia tay nhau trong nước mắt.
Vốn là người có quan niệm cổ về lễ giáo, ông Huyện cho là gia đình Phượng không môn đăng hộ đối với gia đình ông, nên sai người đưa Phượng về xin lỗi chồng để trở lại, nhưng bị từ chối.
A Đẩu không chấp nhận vợ. Bản thân cô cũng không muốn về sống chung với người chồng đó nữa. Lúc này vợ chồng thương gia Vương Toàn Thắng đều đã qua đời. Cô Phượng đành phải làm nghề buôn bán nuôi thân.
Một lần, cô Phượng bị lừa hết vốn liếng, gia sản khánh kiệt. Không còn cách nào khác, cô phải cậy nhờ sự giúp đỡ của một số người đàn ông si mê cô.
Trong số những người tình của cô Phượng, có một người tên là Lưu. Ông giàu có và si mê cô Phượng. Nhưng Lưu là người đã có vợ, vợ lại là người nổi tiếng có “máu hoạn thư”, nên ông đã thuê cho cô Phượng một ngôi nhà bên Long Biên để làm nơi tình tự.
Nhưng ý định này của Lưu sớm đã bị vợ phát hiện. Người đàn bà ghê gớm này đã phong tỏa tài sản của chồng, khiến ông đã không còn cơ hội để gặp cô Phượng. Cô quá đau khổ khi nghĩ về chuyện tình trắc trở của mình, đã quyết định về Hưng Yên, tìm một ngôi chùa xin xuất gia.
Một hôm, có người đàn ông tên Bách làm Tham tán ở tòa Sứ đến vãn cảnh chùa gặp Phượng. Bách mê mẩn vẻ đẹp mặt hoa da phấn của Phượng bèn mượn người đến đánh tiếng với Phượng và xin với sư bà cho Phượng về làm vợ lẽ.
Vợ cả của Bách đến đón Phượng về làm chị làm em rất quý hóa ngọt ngào. Ít lâu sau, Tham tán Bách được chuyển đi Lai Châu; vợ cả lại cho Bách và Phượng đi trước, còn mình sẽ lên sau. Ai ngờ bà cả đã ngầm sai người đầu độc Phượng bằng một loại thuốc gì đó làm cho cô hóa điên lúc tỉnh lúc mê, lúc cười lúc khóc, gầy rộc đi.
Tham tán Bách đành sai người đưa cô về Chợ Bờ (Hòa Bình), nhưng sau đó Phượng về lại Gia Lâm tìm đến bà hàng xóm cũ, trong người chỉ còn có 15 đồng bạc. Bà hàng xóm tốt bụng nhưng nhà quá nghèo trông nom cô như con đẻ. Bệnh ngày một nặng, bà đành phải đưa cô vào nhà thương làm phúc. Một tuần sau, cô Phượng qua đời.
Đám tang Phượng chỉ có một người tình cũ rủ lòng thương, khắc cho cô một tấm bia đề: “Mộ người bạc mệnh Vương Thị Phượng”.

Bông hồng may mắn trong “tứ mỹ”

Giai nhân Hà thành Đỗ Thị Bính (sinh năm 1915) là người may mắn hơn cả trong “tứ mỹ nhân”. Cô sống ở ngôi nhà số 37 Hàng Đẫy, bây giờ đổi tên thành số nhà 67, phố Nguyễn Thái Học.
Đỗ Thị Bính là một trong 19 người con của nhà tư sản Đỗ Lợi, nhà thầu khoán thuộc hàng lớn nhất Hà Nội trước những năm 1930 và là một trong những thành viên của dòng họ Đỗ “Bá Già” (thôn Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).

 

1212123

 Giai nhân Hà thành Đỗ Thị Bính là người may mắn hơn cả trong “tứ mỹ nhân”

Vì có thói quen mặc đồ đen, giai nhân được nhà thơ đa tài Nguyễn Nhược Pháp thầm yêu trộm nhớ và đặt tên là “người đàn bà áo đen”. Thế nhưng, tuyệt nhiên hai người chưa một lần gặp mặt, dẫu rằng tình trong như đã… Và những vần thơ tuyệt vời trong tập “Ngày xưa” đã ra đời từ đó.
Các bài thơ như “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Tay ngà”, “Chùa Hương”… đều phảng phất bóng dáng giai nhan Đỗ Thị Bính. Người đẹp cũng hiểu được tình cảm của công tử Pháp, nhưng tình thì có, nhưng duyên thì không. Nguyễn Nhược Pháp đã sớm ra đi ở tuổi 24 vì bệnh lao vào năm 1939.
Sau khi Pháp mất được một năm, gia đình thuyết phục cô Bính lấy một chàng kỹ sư phong lưu mã thượng học ở Pháp về, tên Bùi Tường Viên – em trai út của Luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu thời bấy giờ. 16 tuổi, Bùi Tường Viên sang Pháp du học về ngành silicat và là một kỹ sư của Việt Nam. Sau đó, Bùi Tường Viên giữ vai trò Hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Đông Dương (tiền thân của Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội).
Năm 1992, người đẹp Đỗ Thị Bính qua đời, hưởng thọ 77 tuổi.
Ngoài hai người đẹp trên, cô Nga Hàng Gai cũng là 1 trong tứ đại mỹ nhân, nổi tiếng sắc nước hương trời. Riêng cô Síu – một mỹ nhân con gái nhà văn Lý Ngọc Hưng, sau năm 1954 cũng biệt tăm biệt tích.
Cô Síu Cột Cờ

1313132

Sau năm 1945, người ta không còn nghe bất kỳ thông tin gì về nàng Kiều xinh đẹp của đất Bắc, cô Síu Cột Cờ, con gái nhà văn Lý Ngọc Hưng.

 

1414142

Cùng nổi danh thời đó là cô Nga Hàng Gai với sắc nước hương trời vạn người mê mẩn.

Theo báo Đời sống và pháp luật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.