1. QUỐC HIỆU VÀ CƯƠNG VỰC NƯỚC TA DƯỚI TRlỀU NGUYỄN (1802-1945)

a. Giai đoạn độc lập (1802-1862)

Gia Long (1802-1819) tức Nguyễn Ánh, sau khi dứt được Tây Sơn, liền phái Lê Quang Định sang Trung Quốc cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt. Nhà Thanh chỉ nhận đổi quốc hiệu là Việt Nam và phong cho Nguyễn Anh là Việt Nam Quốc Vương (1804) . (Bản đồ 29)

Toàn quốc khi ấy chia làm 23 trấn và 4 dinh:

Bắc Thành gồm 11 trấn:

5. nội trấn:
1. Sơn Nam Thượng
2. Sơn Nam Hạ
3. Sơn Tây
4. Kinh Bắc
5. Hải Dương

6. ngoại trấn:
1. Tuyên Quang
2. Hưng Hóa
3. Cao Bằng
4. Lạng Sơn
5. Thái Nguyên
6. Quảng Yên

Gia Định Thành gồm 5 trấn:
1. Phiên An (địa hạt Gia Định)
2. Biên Hòa
3. Vĩnh Thanh (Vĩnh Long và An Giang)
4. Định Tưòng
5. Hà Tiên

Miền Trung gồm 7 trấn:
1. Thanh Hóa
2. Nghệ An
3. Quảng Ngãi
4. Bình Định
5. Phú Yên
6. Bình Hòa (sau là Khánh Hòa)
7. Bình Thuận

Kinh Kỳ thống quản 4 dinh:
1. Quảng Đức dinh (sau là Thừa Thiên)
2. Quảng Trị dinh
3. Quảng Bình dinh
4. Quảng Nam dinh
(Bản đồ 30)

Từ năm 1805, bắt đầu công cuộc lập địa bạ cho mỗi xã thôn trên toàn quốc, làm từ Bắc vào Nam. Đây là một công việc vĩ đại.

Dân số Việt Nam, ở niên đại 1802 đầu đời Gia Long, có khoảng 5.780.000 người.

Minh Mệnh (1820-1840) chủ trương tập quyền, chia cương vực ra làm 30 tinh và 1 phủ Thừa Thiên thuộc Kinh Kỳ.

1. Phủ Thùa Thiên
2. Lạng Sơn
3. Quảng Yên
4. Cao Bằng
5. Tuyên Quang
6. Thái Nguyên
7. Bắc Ninh
8. Hải Dương
9. Hưng Hóa
10. Sơn Tây
11. Hà Nội
12. Nam Định
13. Hưng Yên
14. Ninh Bình
15. Thanh Hóa
16. Nghệ An
17. Hà Tĩnh
18. Quảng Bình
19. Quảng Trị
20. Quảng Nam
21. Quảng Ngãi
22. Bình Định
23. Phú Yên
24. Khánh Hòa
25. Bình Thuận
26. Biên Hòa
27. Gia Định
28. Định Tường
29. Vĩnh Long
30. An Giang
31. Hà Tiên.
Đến năm 1836 thì Minh Mệnh hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện còn lưu giữ được 10.044 tập gồm khoảng 15.000 quyển Địa bạ). Đó là một sưu tập vô giá để mô tả cương vục nuớc ta ở từng ngôi làng, từng mảnh ruộng đất.
Năm 1838, Minh Mệnh đổi tên nuớc là Đại Nam hoặc Đại Việt Nam .
Dân số Việt Nam ở cuối đời Minh Mệnh năm 1840 có khoảng 7.764.128 người.

Thiệu Trị (1841-1847).

Tự Đức (1847-1883). Về đại thể, cho đến năm 1862, vẫn giữ nguyên tổ chức hành chính như trên.

b. Từ khi bị Pháp đô hộ (1862-1945)

Quân Pháp đánh phá Đà Nang năm 1858, chiếm Sài Gòn năm 1859. Huế phải ký nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1862. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Năm 1883, Pháp chiếm Bắc Kỳ, rồi Huế và miền Trung. Các ngôi vua triều Nguyễn sau Tự Đúc đều mất quyền tự chủ, việc chính trị phải theo Pháp xếp đặt:

1. Dục Đức (1883)
2. Hiệp Hòa (1883)
3. Kiến Phước (1884)
4. Hàm Nghi (1884-1885)
5. Đồng Khánh (1885-1888)
6. Thành Thái (1889-1907)
7. Duy Tân (1907-1916)
8. Khải Định (1916-1925)
9. Bảo Đại (1925-1945)

Pháp bỏ quốc hiệu Việt Nam, Đại Nam hay Đại Việt Nam, và chia cương vực nước ta thành ba kỳ với ba chế độ khác nhau. Đó là:

Annam hay Trung Kỳ
Tonkin hay Bắc Kỳ
Cochinchine hay Nam Kỳ

Bắc Kỳ gồm 27 tỉnh và 2 thành phố:

1. Thành phố Hà Nội
2. Thành phố Hải Phòng
3. Bắc Giang
4. Bắc Ninh
5. Hà Đông
6. Hải Dương
7. Hà Nam
8. Hưng Yên
9. Kiến An
10. Nam Định
11. Ninh Bình
12. Phúc Yên
13. Phú Thọ
14. Quảng Yên
15. Sơn Tây
16. Thái Bình
17. Thái Nguyên
18. Tuyên Quang
19. Vĩnh Yên
20. Yên Báy
21. Bắc Cạn
22. Cao Bằng
23. Hà Giang
24. Hòa Bình
25. Lạng Sơn
26. Lào Kay
27. Lai Châu
28. Móng Cáy
29. Sơn La

Trung Kỳ gồm 16 tỉnh:
1. Nghệ An
2. Hà Tĩnh
3. Thanh Hóa
4. Quảng Trị
5. Quảng Bình
6. Thừa Thiên
7. Quảng Ngãi
8. Bình Định
9. Phú Yên
10. Nha Trang
11. Phan Rang
12. Quảng Nam
13. Phan Thiết
14. Đồng Nai Thượng
15. Kontum
16. Darlac

Nam Kỳ gồm 20 tỉnh, 3 thành phố và 1 khu đảo:
1. Thành phố Sài Gòn
2. Thành phố Chợ Lớn
3. Thành phố Vũng Tàu
4. Khu đảo Côn Lôn
5. Rạch Giá
6. Hà Tiên
7. Gò Công
8. Châu Đốc
9. Sóc Trăng
10. Gia Định
11. Long Xuyên
12. Vĩnh Long
13. Tây Ninh
14. Sa Đéc
15. Chợ Lớn
16. Thủ Dầu Một
17. Cần Thơ
18. Bạc Liêu
19. Biên Hoa
20. Mỹ Tho
21. Trà Vinh
22. Bà Rịa
23. Tân An
24. Bến Tre.

Tính chung Bắc Kỳ có 37 phủ, 88 huyện, 38 châu. Phủ không còn quản huyện như xưa. Nơi nào to gọi là phủ, nơi nhỏ gọi huyện. Châu cũng như huyện, nhưng ở các vùng có dân tộc thiểu số. Gồm 1.264 tống, 10.105 xã, 29 mường, 2.141 bản. Mường và bản cũng chỉ đặt ở những nơi có đồng bào dân tộc. Trên vùng biên giới lại có 4 đạo quan binh.

Tính chung ở Trung Kỳ có 3 đạo (đạo cao hơn phủ), 33 huyện, 58 huyện, 541 tổng và 9.093 xã. Có 6 thành phố là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng (nhượng cho Pháp), Qui Nhơn và Đà Lạt.

Tính chung ở Nam Kỳ có 78 quận (không còn chia ra làm hai cấp phủ huyện như ở Bắc và Trung Kỳ), 197 tổng Kinh và 10 tổng Thượng, 1.470 xã (không phân biệt thôn và xã nữa) .

Đó là tình hình nước ta: không còn quốc hiệu, và cương vực thì bị chia cắt thiếu thống nhất, suốt thời gian bị Pháp thống trị.
Dân số nước Việt Nam thời thuộc Pháp:

Năm 1870 có khoảng 10.000.000 người
Năm 1901 – 13.000.000 người
Năm 1943 – 22.600.000 người

2. QUỐC HIỆU VÀ CƯƠNG VỰC NƯỚC TA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Sau Cách mạng mùa thu, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945. Đầu năm 1946, họp Quốc hội và thành lập nuớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quốc hiệu Việt Nam lại xuất hiện rạng rỡ hơn hổi đầu thế kỷ 19. Nhưng từ 23-9-1945, thực dân Pháp xua quân đánh chiếm Sài Gòn và một số địa điểm khác ở miền Nam. Cuối năm 1946, Pháp đánh chiếm Hà Nội và một số địa điểm khác trên toàn quốc. Cuộc kháng chiến bắt đầu trên phạm vi cả nước. Cương vực nước ta phải cắt thành những “khu” và “liên khu” quân sự để đáp ứng nhu cầu kháng chiến. Những tỉnh, phủ, huyện cũ đuợc chia cắt hoặc dồn nhập cho thích ứng với các khu và quân khu. Tình hình diên cách lúc này hết sức phức tạp, muốn nghiên cứu kỹ, thường phải dựa trên những tư liệu hồi ký, vì thiếu các văn bản pháp qui liên tục.

Hiệp định Genève 1954 lấy sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời cho việc chuyển quân và dự tính đến năm 1956 thì Hiệp Thương thống nhất đất nước. Nhưng miền Nam với chiến lược của Hoa Kỳ, không thi hành Hiệp định và tổ chức chính quyền riêng với danh xưng Việt Nam Cộng hòa, tồn tại tới năm 1975. Sau đây là tình hình phân ranh hành chính của hai miền trong thời gian đó:

 

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Thủ đô: Hà Nội
Khu tự trị Việt Bắc, 6 tỉnh:
1. Hà Giang
2. Bắc Cạn
3. Cao Bằng
4. Thái Nguyên
5. Tuyên Quang
6. Lạng Sơn
Khu tự trị Thái-Mèo, 2 tỉnh:
1. Lai Châu
2. Sơn La
Khu đặc biêt, 1 tỉnh:
1. Hồng Quảng
Thành phố trực thuộc Trung ương:
2. Hải Phòng
Các tỉnh trực thuộc Trung ương, 21 tỉnh:
1. Lào Cai
2. Bắc Ninh
3. Hà Đông
4. Yên Bái
5. Bắc Giang
6. Hòa Bình
7. Phú Thọ
8. Hải Ninh
9. Hà Nam
10. Sơn Tây
11. Hải Dương
12. Thái Bình
13. Vĩnh Phúc Yên
14. Hưng Yên
15. Kiến An
16. Ninh Bình
17. Thanh Hóa
18. Hà Tình
19. Nam Định
20. Nghệ An
21. Quảng Bình
Trên đây là tình hình phân ranh ở miền Bắc hồi 1962. Cũng ở thời điểm đó, miền Nam tình hình phân ranh hành chính như sau:

VIỆT NAM CỘNG HÒA
Đô thành: Sài Gòn
Trung nguyên Trung Phần, 10 tỉnh:
1. Quảng Trị
2. Bình Định
3. Thừa Thiên
4. Phú Yên
5. Quảng Nam
6. Khánh Hòa
7. Quảng Tín
8. Ninh Thuận
9. Quảng Ngãi
10. Bình Thuận

Cao nguyên Trung Phần, 7 tỉnh:
1. Kontum
2. Quảng Đúc
3. Pleiku
4. Tuyên Đúc
5. Phú Bổn
6. Lâm Đồng
7. Darlac
Miền Đông Nam Phần, 11 tỉnh:
1. Bình Tuy
2. LongKhánh
3. Phước Thành
4. Phước Long
5. Bình Long
6. Biên Hòa
7. Phuớc Tuy
8. Gia Định
9. Bình Duong
10. Tây Ninh
11. Côn Sơn

Miền Tây Nam Phần, 13 tỉnh:
1. Long An
2. Kiến Tưòng
3. Định Tường
4. Kiến Phong
5. Kiến Hòa
6. Vĩnh Long
7. An Giang
8. Vĩnh Bình
9. Phong Dinh
10. Chưong Thiện
11. Kiên Giang
12. Ba Xuyên
13. An Xuyên

Ở Trung Phần bắt đầu bỏ các danh xưng phủ huyện mà dùng đơn vị quận như ở Nam Kỳ dưới thời Pháp. Tính chung miền Nam khi ấy chia ra 228 quận, 339 tống, 2.547 xã và 16.243 ấp . Có thể dễ dàng nhận thấy cấp tổng để lơi lỏng, cấp xã và ấp mất dần quyền tự trị.

Ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, từ 1960 đến 1975, tình hình phân bổ hành chính không giữ nguyên như bảng kê trên mà thay đổi khá nhiều, cần có thêm những bảng thống kê và chú thích hơn nữa mới nắm hết được quá trình diên cách.
Năm 1962, dân số Việt Nam có khoảng 31.275.000 người (miền Bắc có 17.000.000 và miền Nam có 14.275.000 người).

3. CƯƠNG VỰC NƯỚC CỘNG HỔA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngày 30-4-1975 giải phóng Sài Gòn, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Cuối năm, tiến hành Hiệp thương Thống nhất. Đầu năm 1976, quốc hội khóa VI thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó đến nay, nhiều tên và địa phận các đơn vị hành chính đã đuợc thay đổi. Như từ năm 1976, cả nuớc chia ra 40 tỉnh, năm 1992 chia ra 53 tỉnh, năm 1997 chia ra 61 tỉnh và từ năm 2003 chia ra 64 tỉnh (59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương). Dưới đây là thống kê 64 tỉnh thành vừa kể:
(Bản đồ 31)

DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN CƯ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.