Vua Minh Mạng (1820-1841) từ chối thiết lập mối quân hệ chính thức, ngoại giao hoặc ký hiệp ước thương mại với các quốc gia châu Âu, vừa để bảo vệ chủ quyền và đồng thời ngăn trở mọi xâm lược quân sự và truyền giáo. Đối lại, quốc gia Việt Nam không tồng tại nếu không học hỏi về khoa học kỹ nghệ, nhứt là về mặt quân sự. Với ý nghĩa ấy, vua cho xây dựng chương trình dạy tiếng phương Tây và gửi quan lại ra nước ngoài để học hỏi them. Còn về quan hệ buôn bán với các nước Châu Âu, ông đã giải thích trong bức thư cho vua Pháp, Louis XVIII, « Nếu thần dân của ngài mong muốn đặt quan hệ thông thương với xứ sở của chúng tôi, họ cứ tuân theo luật lệ của nước Nam là đủ ».

Đối với Anh quốc, vua Minh Mạng cũng có chính sách đối xử tương tự, vua từ chối mọi mối quan hệ ngoại giao nhưng lại chấp nhận việc giao thương. Năm 1822, một phái bộ Anh quốc do John Crawfurd làm trưởng đoàn đến Gia Định và được tổng trấn Lê Văn Duyệt tiếp đón. Ngày 25 tháng 9, được yết kiến vua Minh Mạng tại Huế. Nhà vua khước từ mọi mối quan hệ ngoại giao nhưng lại cho phép Công ty Đông Ấn Anh giao thương với những điều kiện thuận lợi giống như với người Trung Quốc hoặc người Pháp.

 

Tháng 8 năm 1823, tiếp theo sau phái bộ của Crawfurd, có hai thương thuyền Anh cập cảng Đà Nẵng. Hàng hóa của họ không được vua Minh Mạng đánh giá cao, nên chỉ mua một vài món đồ nhỏ nhặt (theo lời ông Salles trong bài « Jean Baptiste Chaigneau et sa famille », Bulletin des Amis du Vieux Huê, 1923, n°1, tr. 91-92). Trong đó có một bộ đồ ăn bằng sành sứ do xưởng Spode sản xuất.

Josiah Spode (1733-1797) khởi sự chế tác đồ gốm tại Stoke-on-Trent (Staffordshire, Anh quốc) sau những năm học hỏi với Thomas Wieldon. Ông đưa ra một loại sành sử cốt cúng bền vững bone china không frit với 50% tro xương. Sự hổn hợp giữa tro xương và silica tạo thành một vật chất tong suốt như men. Ông cũng là người đầu tiên dùng kỷ thuật chuyển họa dưới lớp men phủ (vào năm 1782). Trong dòng vài năm, ông thiết lập được một nền kinh doanh phát triển. Josiah Spode II rời thương quán Luân Đôn để kế nghiệp cha quản lý xưởng Stoke-on-Trent. Nawm 1800, ông cải tiếng kỷ thuật và tạo ra một loại đồ sành sứ với xương trắng và men trong. Từ đó bone china được sử dụng trong nhiều xưởng như Minton, Davenport, Derby, Wedgwood. Josiah Spode II đưa ra rất nhiều hoa văn mới (bao gồm các hoa văn nổi danh như: lam ý, Thực vật, hiện nay còn sử dụng) để đáp ứng nhu cầu càng ngày càng tăng vì những cuộc viễn chinh tranh nên làm giảm mạnh những nguồn cung cấp đồ sứ Trung Quốc. Suốt giai đoạn này, Spode đã đưa ra một loại đồ sứ bền chắc hơn, đó là đồ sành sứ được gọi là stone china. Từ đó, nhiều loại cốt gốm mới được chế tác. Năm 1827 Josiah Spode III lại kế nghiệp cha mình nhưng chỉ 2 năm sau ông qua đời. Thế là ông W.T. Copeland, con trai của William Copeland, người chào hàng và giám đốc thương quán ở Luân Đôn của Spode, lên nắm quyền quản lý. W.T. Copeland mua lại xưởng vào năm 1833 và cùng chung phần với Thomas Garrett, một nhân viên của anh ta ở Luân Đôn, cho đến khi Garrett về hưu năm 1847. Xưởng Copeland lúc đó vẫn rất thịnh vượng, lại tiếp tục dưới cái tên W.T. Copeland. Cái tên Spode nổi tiếng không bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn và vẫn còn được sử dụng.

Cho đến nay, trong bộ Spode được vua Minh Mạng sở hữu, chỉ hai dĩa tráng miệng và hai tách trà đã được khám phá nhưng dấu vết của hai vật không thể lần ra. Đó là hai cổ vật do Louis Dumoutier trích dẫn trong « Sur quelques porcelaines européennes décorées sous Minh Mang », Bulletin des Amis du Vieux Huê, 1914, n°1, tr. 47-50) : tách trà nguyên trong bộ sưu tập của linh mục Chính (Hội Yên, Quảng Trị) và dĩa nguyên sưu tập của linh mục de Pirey.

Dưới nền dĩa có ghi tay, màu đỏ hiệu đề Spode và 3466. Hiệu đề này thường được sử dụng trong thời gian từ 1799 dến 1833. Còn số 3466 đề dưới nền dĩa hoặc dưới nền tách, như trên tách nguyên trong bộ sưu tập của Linh mục Chính, là số hoa văn. Hoa văn này được ghi vào sổ sách của xưởng Spode năm 1822. Tùy theo kỹ thuật tạo hình hoặc hoa văn, họa tiết được gọi là chạm nổi Pháp hoặc hoa dây.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện đang lưu giữ một chiếc tách(1), tương tự với tách của linh mục Chính, nhưng không có hiệu đề in dưới nền. Chiếc tách trà bằng sành sứ này được tạo dáng theo kiểu Luân Đôn, kiểu tiêu biểu cho sản phẩm của Spode trong những năm 1820. Trang trí đắp nổi gồm hai dải song song, tận cùng bằng những vòng cuộn, hoa và một cái nơ. Phía trên chân tách có một đường viền dạng hạt trai. Một đường chỉ vàn được vẽ quanh miệng (bên trong và ngoài) cùng trên đế.

Vì trang trí nguyên thủy quá giản dị, không thích họp với đồ ngự dụng, nên vua Minh Mạng hạ lệnh, năm 1824, cho tượng cục tăng họa. Đưới nền có đề thêm dòng chữ Hán: 明命五年增畫, Minh Mạng ngũ niên tăng họa. Lúc đầu, nghệ nhân chỉ tô điểm thêm men màu lên trên các hình nổi và vẽ them một số mô típ nhỏ như bông hoa. Một điều nên chú ý là bông hoa được vẽ theo lối phương Tây để họp với hoa văn. Sự hiện diện các hoa tiết hoa hồng chứng minh răng ngay 1824 nhà vua đã dùng họa tiết trên đồ sành sứ Anh quốc (hoặc trên đồ sứ Trung Quốc xuất khẩu cho châu Âu) để làm mẫu.

Đức vua hài lòng với công việc trang trí của các thợ nhân, nên vào năm 1825, vua tiếp tục cho tăng họa những cái dĩa dưng đồ tráng miệng của bộ Spode. Khi này, nhà vua lại chọn một hoa văn theo mẫu Hán – Việt. Đó là hoa văn bách cổ. Để tránh sự xung khắc giữa lối trang trí châu Âu với lối trang trí châu Á, các họa sĩ đương thời đã không tô hình nổi mà vẽ them một đường viền. Dưới đáy món đồ cũng có ghi dòng lạc khoản 明命六年增畫, Minh Mạng lục niên tăng họa.

Viện Bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh còn lưu giử một dĩa(2). Trong lòng vẽ một mâm ngũ quả đặt trên một chiếc đôn; dưới chân đôn, một bên có gác một cây đàng nguyệt, một đôi song lan; một bên có đặt một chiếc bàn gỗ với một cái trách trà có nắp và một nghiên mực, bên dưới kế chân bàn một bình đụng nước hình con ếch, một cái giá hình núi với hai bút lông. Trang trí biểu dương âm nhạc (đàn nguyệt, đôi song lan) và văn chương (bút, nghiên mực).

Trên dĩa nguyên trong bộ sưu tạp của Linh Mục de Pirey(3), có vẽ them một cái giỏ đan đựng hoa và trái cây, một cái bình đặt trên một đế thấp và một cánh san hô, một cái quạt, hai lông chim trĩ, một cuốn thư và một cây như ý có treo một kim khánh, phía sau cùng là một bàn cờ đặt sát đất với hai cái giỏ đựng quân cờ. Kiểu trang trí này ca tụng hội họa (cuốn thư, bút) và trò chơi (quân cờ). Vả lại, trong trinh thần hội họa Trung Hoa, hoa văn bách cổ biểu tượng cho lời chúc, theo kiểu thức trang trí dùng hình gọi ý. Ví dụ, trong bình hoa (còn được gọi là bảo bình biêut thị cho ý bảo vệ bình an) có cắm nhiều vật khác miêu tả lời ước vọng của người trang trí: một cánh san hô (sự thăng chức), hai lông chim trĩ (quan chức và bộ máy hành chính), một cuốn thư (văn nghiệp) và một cây như ý (toại nguyện) có treo một kim khánh (vui mừng). Lời cầu nguyện ấy không thích hợp cho nhà vua. Vì vậy, nên dưới thời Minh Mạng, bách cổ tượng trung cho bốn cái thú của người xưa : cầm, kỳ, thi họa.

Ngoài bộ Spode, viện bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế còn lưu giử một bình trà(4) xuất biên từ Trung quốc cho thị trường châu Âu. Hình dáng của bình trà, với núm cầm hình quả dâu tây, phỏng theo kiểu của bình trà Anh quốc bằng bạc vào những năm 1780.

Năm 1831, vua Minh Mạng cho vẽ them một bó hoa, sao theo mẫu châu Âu. Họa sĩ vẽ thê hình trang trí với màu sắc đa dạng, nổi bật trên nền men trắng sáng. Căn cứ trên trang trí, bình trà này có thể dùng chung với tách trà bộ Spode. Dưới đáy cũng có dòng lạc khoản chữ Hán: 明命十二年增畫, Minh Mạng thập nhị niên tăng họa.

Tac gia: Philippe Truong

CHÚ THÍCH

(1) Tách trà, Anh quốc, khoảng 1822, Spode (Stroke-on-Trent, Staffordshire), sành sứ, men màu tăng họa, đường kính miệng: 7,60cm, chiều cao: 5,20cm, hiệu đề: Minh Mạng ngũ niên tăng họa, Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, số kiểm BTH 65/S-1/GM-4162.

(2) Dĩa, Anh quốc, khoảng 1820, Spode (Stroke-on-Trent, Staffordshire), sành sứ, men màu tăng họa, cạnh dài: 21cm, chiều cao: 2,60cm, hiệu đề: Spode / 3466 (in màu đỏ) và Minh Mạng lục niên tăng họa, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam- TP HCM, số kiểm kê BTLS.102.

(3) Dĩa, Anh quốc, khoảng 1820, Spode (Stroke-on-Trent, Staffordshire), sành sứ, men màu tăng họa, cạnh dài: 21cm, chiều cao: 2,60cm, hiệu đề: Spode / 3466 (in màu đỏ) và Minh Mạng lục niên tăng họa, nguyên thủy thuộc sưu tạp của Linh Mục de Pirey.

(4) Bình trà, Trung quốc xuất khẩu cho thị trường châu Âu, đầu thế kỷ 19, sứ, men màu tăng họa, chiều cao: 14cm, hiệu đề: Minh Mạng thập nhị niên tăng họa, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, số kiểm kê BTH.519/S-1/GM-2907.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.