Bức tranh Gaugin chưa hoàn thiện có giá 15 triệu bảng (18,54 triệu USD) tại Tate Britain có khả năng là một bản giả. Một nhà sử học nghệ thuật Pháp gần đây đã chỉ ra rằng bức tranh này có thể là giả. Mặc dù vẫn chưa có kết luận, nhưng nhiều người đã đặt nghi ngờ bởi nhà sử học người Pháp trên trước đây đã xác định được một tác phẩm điêu khắc giả Gaugin.

Tác phẩm Tahitians, đáng được triển lãm tại bảo tàng Tate Britain, định giá 15 triệu bảng, có thể là một tác phẩm giả Gaugin.

Câu chuyện về việc phát hiện ra ‘Gaugin giả’ có thể được truy từ mười tám năm trước. 

Năm 2002, Bảo tàng Getty đã chi từ 3 đến 5 triệu đô la Mỹ (2,45 triệu – 4,08 triệu đồng) để có được một tác phẩm điêu khắc có tên Head with Horns từ Wildenstein & Co. Tác phẩm điêu khắc có kích thước 22cm và được chạm khắc bằng gỗ đàn hương.

Head with Horns, từng được cho là của Gaugin làm, này đã được chứng minh là giả. 

Gaugin chỉ tạo ra một vài tác phẩm điêu khắc trong đời và trong số đó, Head with Horns được cho là lớn nhất và độc nhất, khiến nó cực kỳ hiếm và có giá trị. Mặc dù bức tượng không có chữ ký của Gaugin, các chuyên gia tin rằng đó là bản gốc. 

Trên thực tế, Wildenstein & Co. là một phòng trưng bày nghệ thuật nổi tiếng có bộ sưu tập nghệ thuật ấn tượng và hiện đại nổi bật. Chẳng hạn, nhiều tác phẩm được bán tại Christie: Những kiệt tác hiện đại từ một bộ sưu tập tư nhân quan trọng vào tháng 2 năm 2019 đến từ một nhà sưu tập quan trọng người Mỹ cũng mua các tác phẩm từ Wildenstein & Co., bao gồm cả các kiệt tác của Monet và van Gogh. 

Bảo tàng Getty rất tự hào về Head with Horns. Họ đã tổ chức các triển lãm trên khắp thế giới để giới thiệu tác phẩm điêu khắc, bao gồm Tate ở London, phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia ở Washington, MoMA ở New York và MUDEC ở Milan.

Tuy nhiên, vào tháng 12 năm ngoái, một người thăm quan đã phát hiện ra rằng bảo tàng đã sửa đổi các chi tiết liên quan tác giả tác phẩm điêu khắc, gán nó cho một nghệ sĩ vô danh. Bảo tàng thậm chí đã thêm vào mô tả của tác phẩm rằng nó đã từng bị gán nhầm cho Paul Gauguin. Kể từ đó, tác phẩm đã không xuất hiện trong bất kỳ triển lãm nào được lên kế hoạch. Vậy làm thế nào mà bảo tàng nhận ra rằng đó là một ‘Gaugin giả’?

Bằng chứng khiến mọi người tin rằng tác phẩm điêu khắc đến từ bàn tay của Gaugin chỉ là hai bức ảnh. Những hình ảnh là của nghệ sĩ đi du lịch ở Tahiti, được chụp bởi người bạn và kỹ sư Jules Agostini. Head with Horns cũng nằm trong những bức ảnh khiến nhiều người nghĩ rằng nghệ sĩ đã tạo ra tác phẩm điêu khắc ở Tahiti. 

Tuy nhiên, một bức ảnh khác về tác phẩm điêu khắc giả tương tự của Agostini đã chứng minh các chuyên gia đã sai. Dòng chữ ‘Iles Marquises: Idole’ đã được đánh dấu trên bức ảnh, cho thấy rằng tác phẩm điêu khắc rất có thể được tạo ra bởi người dân của Quần đảo Marquesas * chứ không phải là Gaugin. Và sau khi điều tra kỹ lưỡng các tài liệu liên quan, người ta đã chứng minh rằng tác phẩm điêu khắc thực sự là một Gaugin giả. 

* Ghi chú của biên tập viên: Quần đảo Marquesas và Tahiti là những hòn đảo Polynesia thuộc Pháp nằm ở Thái Bình Dương. 

Người Pháp đầu tiên chỉ ra rằng tác phẩm không phải là một Gaugin đích thực là Fabrice Fourmanoir, một nhà sử học nghệ thuật người Pháp. Và lần này, mục tiêu của anh là bức tranh nằm ở Tate Britain. 

Vai chính lần này là một tác phẩm dầu trên giấy chưa hoàn thành có tên Tahitians. Chỉ các nhân vật và nền ở phía bên trái của bức tranh được vẽ. 

Bức tranh có một vài điểm tương đồng với Gaugin giả được đề cập. Đầu tiên, chữ ký của hoạ sĩ không thể được nhìn thấy trên tác phẩm. Thứ hai, cả hai đều không đại diện cho phong cách của Gaugin. 

Tahitians, mặc dù chưa hoàn thành, đã có ước tính 15 triệu bảng (18,54 triệu USD). Tuy nhiên, ước tính gây sốc này có thể sẽ sớm tan biến vào không gia bởi Fourmanoir nghĩ rằng Tahitians không theo phong cách vẽ của Gauguin và thiếu những kỹ thuật đặc biệt của ông ta. Ông cũng hoài nghi về những lỗ hổng trong tiểu sử ghi lại của tác phẩm, chỉ ra rằng bức tranh còn dang dở là một ‘cách dễ dàng để dựng lên một bức tranh giả’. 

Fourmanoir nghĩ rằng họa sĩ vô danh thực sự tạo ra tác phẩm nghệ thuật đã đến Tahiti và ‘mượn’ tên của Gaugin để làm cho mình được biết đến. Tate Britain hiện đang liên lạc với Fourmanoir để thảo luận thêm về các chi tiết của bức tranh. 

Mặc dù là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, Tate Britain không thể thoát khỏi số phận mua lại các tác phẩm nghệ thuật giả. Tin đáng tiếc là ngày càng có nhiều vụ việc liên quan đến hàng giả. 

Bảo tàng Tate Britain

Năm 2017, Palazzo Ducale đã tổ chức một cuộc triển lãm lớn tranh của họa sĩ người Ý gốc Do Thái Modigliani và đã thu hút hơn 100.000 du khách chỉ trong ba tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã sớm kết luận rằng một phần ba các tác phẩm của cuộc triển lãm là giả mạo và đã tạm dừng triển lãm này.  

Sau khi tin tức nổ ra, nhiều người đã kinh hoàng. Ai có thể mong đợi bước vào một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới để xem nghệ thuật giả? Và mọi người nên đi đâu để xem nghệ thuật ‘thực sự’?

Trong thời đại ngày nay, việc ngăn chặn những kẻ giả mạo là vô cùng khó khăn nhưng chúng ta luôn có thể cố gắng đánh giá cao công việc khó khăn của mọi nghệ sĩ bất kể họ có nổi tiếng hay không. 

Khanh Phuong Lisa (dịch và tổng hợp từ internet)


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.