Diana và Actaeon là bức tranh được vẽ bởi họa sĩ thời phục hưng Ý – Titian, hoàn thành năm 1556-1559, và được cho là bức tranh kiệt xuất nhất của ông. Bức tranh miêu tả giây phút thánh Diana gặp Actaeon. Năm 2008-2009, nhà triển lãm quốc gia Luân Đôn và nhà triển lãm quốc gia Scotland đã thành công trong việc mua lại bức tranh từ bộ sưu tập Bridgewater với giá 50 triệu bảng Anh. Kết quả là bức tranhDiana và Actaeon” sẽ được lưu trữ tại Anh, và sẽ luân phiên được trao đổi giữa hai nhà triển lãm với nhiệm kì 5 năm.

 

https://lh5.googleusercontent.com/-wRMaJ0z7lXs/VTPmOwar2YI/AAAAAAAAFZY/gq3TZRmpG4g/w941-h863-no/1024px-Titian_-_Diana_and_Actaeon_-_Google_Art_Project.jpg

Bức tranh “Diana và Actaeon”,  Họa sĩ: Titian,  Năm sáng tác: 1556-1559 ; Thể loại: sơn dầu trên vải ; Kích thước:185 cm × 202 cm (73 in × 80 in) ; Địa điểm: Nhà triển lãm quốc gia, Luân Đôn

 

Một trong những kiệt tác đắt giá nhất hành tinh

Diana và Actaeon” là bức tranh nằm trong chuổi 7 bức tranh vải nổi tiếng miêu tả một khung cảnh thần thoại. Bức tranh được lưu giữ trong bộ sưu tập hoàng gia Tây Ban Nha cho tới năm 1704, khi vua Philip V tặng nó cho đại sứ người Pháp. Bức tranh nhanh chóng được Philippe II, công tước xứ Orleans, cháu trai của Louis XIV bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Sau cuộc cách mạng Pháp, bộ sưu tập Orleans được bán lại cho thương nhân người Brussels năm 1791, hai năm trước khi Louis Philippe bị xử chém.

Người thương gia này đã triển lãm rất nhiều bức tranh trong bộ sưu tập của mình (bao gồm cả các bức tranh của Titian) tại Luân Đôn. Phần lớn các bức tranh trong bộ sưu tập của ông bao gồm bức tranh Diana Callisto (cùng nằm trong loạt 7 bức tranh thần thoại của Titian), 8 bức tranh của Posson, 3 bức của Raphaels và Bức tranh tự họa của Rembrandt đã được thương gia Francis Egerton, Công tước thứ 3 xứ Bridgewater mua lại.

Bức tranh “Diana và Callisto”

 

Năm năm sau ông qua đời, để lại bộ sưu tập của mình cho cháu trai Gower, người đã đem bộ sưu tập ra trưng bày tại nhà triển làm Luân Đôn. Trong lần đầu tiên được chiêm ngưỡng bộ sưu tập này, Willian Hazlitt đã viết “Tôi đã thật sự bị sững sờ khi chiêm ngưỡng những bức họa này… Một khung cảnh mới hiện lên trong tôi, một thiên đường mới, một trái đất mới hiện lên ngay trước mắt tôi”. Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai vào tháng 9 năm 1939, bộ sưu tập được luân chuyển tới từ Luân Đôn tới Scotland. Giữa những năm 1945-2009, hai bức tranh “DianaActaeon” và “DianaCallisto” được trưng bày trang trọng tại nhà triển lãm quốc gia Scotland tại Edinburgh. Cũng tương tự như Haxlitt, trong lần đầu tiên “mục sở thị” bức tranh đắt giá này – họa sĩ Lucian Freud đã phải thốt lên “đơn giản là một bức tranh tuyệt vời nhất trên thế giới”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.