Phố cổ Nara là một bức tranh trực hoạ, chất liệu sơn dầu, được vẽ bởi hoạ sĩ Lương xuân Nhị, trên một con phố cổ tại Nara. Tranh được họa sĩ Lương xuân Nhị vẽ vào năm 1943, trong dịp tham quan, triển lãm và sáng tác tại Nhật, cùng với hai hoạ sĩ khác là Nam Sơn và Nguyễn văn Tỵ.

 

Bức tranh, phố cổ Nara, Lương xuân Nhị, 1943, thuộc bộ sưu tập tư nhân tại Newyork. 

Nara là thủ đô xưa của Nhật bản, là nơi ở của các thiên hoàng Nhật trong khoảng thời kỳ 710-794, trước khi nó được chuyển tới Kyoto. Lịch sử Nhật Bản gọi thời 710-794 là thời kỳ Nara. Tên chính thức của thủ đô thời đó còn được gọi là Heijō Kyō, được xây dựng theo mô hình của Trường An, Nhà Đường, Trung Quốc, nay là Tây An.

Chùa Kofuku-ji tại Nara

Vào những năm 194x, Nhật bản và Pháp mặc dù không ưa nhau ở Đông Dương nhưng có nhiều chương trình trao đổi văn hoá, trong đó có một số hoạt động trao đổi mỹ thuật, được báo chí đăng tải rất nhiều. Đó là đợt triển lãm tháng 10-12 năm 1941 của các hoạ sĩ tên tuổi Nhật Bản (như Foujita, Yokoyama Taikan, Hashimoto Sekisetsu) tại Hà nôi, Hải phòng, Huế và Sài gòn và triển lãm của họa sĩ Takanori Ogisu năm 1942 tại Hanoi.

 

Ba họa sĩ Nam Sơn, Lương xuân Nhị, Nguyễn văn Tỵ đang vẽ trực họa tại tháp 5 tầng Goju-no-to

Năm 1943, chính phủ thuộc địa cử cũng một đoàn gồm ba hoạ sĩ Việt Nam là Nam Sơn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn văn Tỵ sang Nhật. Chuyến tham quan kéo dài 70 ngày bắt đầu từ cuối tháng 6 cho tới cuối tháng 8 năm 1943, với mục đích chính là tổ chức một triển lãm tranh Đông Dương trước công chúng Nhật. Ngoài ra ba hoạ sĩ còn có nhiệm vụ tham quan, giao lưu và nghiên cứu về đất nước con người Nhật. Một trong những thành phố mà họ lựa chọn tham quan là Nara, thủ đô cũ của Nhật Bản.

 

Góc phố cổ Nara

Vào thời Nara, đạo Phật được chính quyền ủng hộ mạnh mẽ. Chính vì vậy, nhiều ngôi chùa lớn đã được xây dựng tại Nara, vẫn còn lại cho đến tận ngày nay, và được Unesco công nhận là di sản thế giới. Trong đó có ngôi chùa Kofuku-ji. Chùa Kofuku-ji vốn là ngôi chùa có tên Yamashina-dera, do phu nhân Kagami no Okimi xây dựng nên để cầu mong cho chồng mình là Fujiwara no Kamatari sớm bình phục khi ông lâm trọng bệnh. Ngôi chùa được mở rộng thêm qui mô vào các năm sau đó như xây điện Hokuen-do vào năm 721, điện Tokon-do, tháp 5 tầng Goju-no-to vào năm 726, điện Saikon-do vào năm 734, năm 813 đầu thời Heian, Fujiwara no Fuyutsugu đã thành lập thêm điện Nanen-do.

Tháp 5 tầng Goju-no-to chính là nơi mà cả ba họa sĩ Nam Sơn, Nguyễn văn Tỵ, Lương xuân Nhị đang vẽ  như trong ảnh.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.