Trận Marengo là một trận chiến diễn ra vào ngày 14 tháng 6 năm 1800 giữa quân Pháp do Đệ nhất Tổng tài Napoléon Bonaparte chỉ huy và quân Habsburg gần thành phố Alessandria, tại Piedmont, ngày nay là Ý. Tuy ban đầu quân Áo của Tướng Michael von Melas giành thắng lợi, quân Pháp đã đánh bại cuộc đột kích của Áo gần cuối ngày, đánh đuổi người Áo ra khỏi đất Ý, củng cố địa vị chính trị của Napoléon Bonaparte tại thủ đô Paris là Đệ nhất Tổng tài nước Pháp, sau khi ông tổ chức đảo chính vào tháng 11 năm ngoái.[11] Trận Marengo trở thành một trong những chiến thắng rực rỡ nhất của Tổng tài Bonaparte, khiến cho ông có được thời gian nghỉ ngơi trong cơn binh lửa.[1][12]
Bị bất ngờ trước cuộc tiến quân của người Áo qua xứ Genova vào giữa tháng 4 năm 1800, Bonaparte nhanh chóng xuất quân vượt dãy Anpơ vào giữa tháng 5 và đến thành Milano vào ngày 2 tháng 6 năm 1800. Sau khi cắt đức nguồn tiếp tế của Melas bằng việc vượt qua sông Po và đại thắng viên Phó Thống chế Peter Karl Ott von Bátorkéz trong trận đánh ở Montebello vào ngày 9 tháng 6, quân Pháp tiến gần hơn đến quân Áo. Bị một điệp viên nhị trùng ở địa phương đánh lừa, Bonaparte chia đại binh về hai hướng Bắc và Nam, nhưng người Áo lại tổ chức một cuộc đột kích vào ngày 14 tháng 9 nhằm về quân chủ lực Pháp do Tướng Louis Alexandre Berthier thống lĩnh.[13]
Trận chiến bắt đầu, hai cuộc tấn công của quân Áo băng qua đầm Fontanone gần làng Marengo bị đánh lui, đồng thời Thiếu tướng Jean Lannes chi viện cho cánh phải quân Pháp. Bonaparte hiểu ra vị trí thực sự và lúc 11 giờ sáng ông ra lệnh cho đạo quân dưới quyền Thiếu tướng Louis Desaix vào trận, trong khi bản thân ông thì kéo quân Dự Bị của mình về phía trước. Bên cánh trái quân Áo, Đội hình hàng dọc của Ott đã chiếm được Castel Ceriolo, và đội Tiền Vệ của ông tiến về hướng Nam để tấn công vào sườn quân Lannes. Melas tái tổ chức tổng tấn công và quân Áo phá vỡ được cứ điểm trung quân Pháp. Vào lúc 2:30 chiều quân Pháp rút lui, và những người lính Long Kỵ Binh Áo chiếm giữ trang trại Marengo.[13] Đến lúc này Bonaparte dẫn quân Dự Bị tới, nhưng đạo quân của Berthier đã bắt đầu chạy lui về những hàng cây nho. Biết rằng Tướng Desaix đang kéo quân đến, Bonaparte lo sợ rằng một đội hình hàng dọc của Phó Thống chế Ott sẽ tiến đánh từ hướng Bắc, do đó ông bèn triển khai lực lượng Bộ Binh của đội Vệ binh Tổng tài để cầm chân quân Ott. Sau đó người Pháp rút quân nhanh chónh về hướng Đông, thông qua San Giuliano Vecchio trong khi người Áo thiết lập một đội hình hàng dọc để truy kích họ, cùng hàng ngũ với cuộc tiến công của Ott ở khu vực hướng Bắc.[13]
Giữa 5 giờ 30 phút chiều hôm ấy, Desaix kéo viện binh đến, làm củng cố lại cứ điểm của quân Pháp nhờ việc lực lượng 9ème Légère (Khinh Bộ Binh số 9) đã đánh chận bước tiến quân của quân Áo xuống đoạn đường chính, trong khi đó phần còn lại của Quân đội Pháp thì tái tập kết lại ở hướng Bắc Cascina Grossa. Khi quân Áo tiến hành truy sát, một loạt những phát súng hỏa mai và Pháo Binh Pháp đã che khuất cuộc đánh úp của đội Kỵ Binh do Chuẩn tướng François Étienne de Kellermann thống lĩnh, đã đẩy người Áo vào tình thế hỗn loạn và cuống cuồng tháo chạy về Alessandria, với tổn thất bao gồm 9.400 tử sĩ, thương binh và cả tù binh nữa. Mất mát của quân Pháp ít hơn nhiều, nhưng trong đó có cả Desaix (ông hy sinh giữa giây phút chiến thắng[1]). Toàn thể tuyến quân Pháp truy kích đối phương để cầm chắc une victoire politique một chiến thắng về mặt chính trị) đã củng cố địa vị Đệ nhất Tổng tài của Napoléon Bonaparte sau cuộc đảo chính của ông. Sau chiến thắng tại Marengo, người Pháp đã tiến hành một chiến dịch tuyên truyền và trận đánh này đã được họ viết lại đến ba lần trong suốt thời kỳ trị vì của Napoléon Bonaparte.[13]
Được xem là một trận đánh quan trọng của ông, chiến thắng lẫy lừng này đã trở thành một phần không thể thiếu trong huyền thoại về Napoléon.[12][14] Cùng với đại thắng của quân Pháp trong trận Hohenlinden ở Đức cũng năm đó, thắng lợi sát nút nhưng vẻ vang ở Marengo đã đập tan khối Liên minh thứ hai, buộc Áo phải xin hòa thêm một lần nữa.[4][5] Đồng thời, thắng lợi huy hoàng này cũng khiến Pháp nắm vững đất Ý.[15]
Nguồn : wikipedia