Trống đồng Hữu Chung (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương).
Quai chuông đúc nổi đôi rồng, đấu lưng vào nhau, uốn cong một cách khéo léo tạo thành núm treo chuông. Rồng quai chuông đơn giản, không vảy, đầu to, không bờm, miệng ngậm tỳ xuống đỉnh chuông. Hình tượng rồng này gợi đến hình tượng rồng khắc trên tấm bia đá cổ nhất Việt Nam (bia Trường Xuân, Thanh Hóa, niên đại 618). Đỉnh chuông được tạo theo hình chỏm cầu, đúc nổi bằng nhiều cánh sen kép và nhũ đinh. Có một đường gờ nổi chạy suốt mép đỉnh chuông.
Bản minh văn khắc kín trong 8 ô, gồm 1530 chữ, là tên của rất nhiều người trong đó có cả quan chức, cho chúng ta biết được chuông do Hội Tuỳ Hỉ (một tổ chức của Phật giáo) gồm những người Hoa và người Việt đúc vào năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên thứ 14 ( năm 798). Danh sách những người công đức ghi trên thân chuông đều là đệ tử nhà Phật, có chung tâm đức tạo nên chiếc chuông này. Tuy chuông không ghi cụ thể của chùa nào, nhưng qua bài kệ để đọc khi thỉnh chuông chúng ta biết được đây là chuông chùa, nội dung bài kệ như sau:
Nguyên văn chữ Hán | Phiên âm |
Dịch thơ
|
回 心 孕 福 |
Hồi tâm dựng phúc |
Quay về dựng phúc |
共 造 盟 鍾 | Cộng tạo minh chung | Cùng đúc chuông đồng |
天 遠 應 驗 | Thiên viễn ứng nghiệm | Chín trời vọng tiếng |
地 狱聞 聲 | Địa ngục văn thanh | Địa ngục dung thôn |
三 途 具苦 | Tam đồ cụ khổ | Ba đường dứt khổ |
八難 消 傾 | Bát nạn tiêu khuynh | Tán nạn tiêu vong |
今 身假 有 | Kim thân giả hữu |
Thân này giả tạm |
傳名萬 世 | Truyền danh vạn thế | Kiếp kiếp danh truyền |
占 臨佛法 | Chiêm lâm Phật pháp | Rước về phép Phật |
音 嚮 出空 | Âm hưởng xuất không | Chuông dội sân Không |
走功一 禱 | Tẩu công nhất đảo | Chút tình gửi gắm, |
不 滅 無生 |
Bất diệt vô sinh |
Sinh diệt ngoài vòng |
Đại ý bài kệ: Chiếc chuông này được nhiều người công đức đúc nên. Danh sách những người công đức có ghi trên thân chuông. Những người này đều là đệ tử của nhà Phật, có chung tâm đức tạo nên chiếc chuông này, họ mong muốn rằng: khi tiếng chuông vang lên thì được trời, đất, thần, phật chứng giám cho chúng sinh và tiêu trừ hết khổ nạn. Phật pháp được lưu danh muôn thuở.
Nội dung minh văn có nhắc đến nhiều địa danh hành chính thời Đường, gồm có 4 huyện (An Lạc, Văn Dương, Hán Hội, Nhật Nam); 18 châu ( Tư Lăng, Nghi, Tấm, Trường, Văn, Vi, Tuy, Diêm, Quý, Kinh, Sóc, Thạch, Từ, Hạ, Ngạn, Ái, Tây Bình, Liễu); 12 phủ ( Vạn Cát, An Lạc, Long Sơn, Âm Bình, Dung Sơn, Thượng Đức, Tứ Môn, Đại Bân, Ly Thạch, Cát Xương, Hạ Tập, Nghĩa Vương). Đây là những địa danh hành chính của cả Việt Nam và Trung Quốc, góp phần nghiên cứu tổ chức đơn vị hành chính và giao thoa văn hóa thời kỳ bắc thuộc.
Ngoài ra nội dung minh văn còn nhắc đến nhiều các chức danh quan lại đương thời như: Huyện úy, Tả kim ngô vệ, Chiết xung đô úy, Phán quan, Thượng trụ quốc, Kinh lược tiên phong binh mã sứ, Thứ sử, Triều nghị lang, Du dịch sứ…. Lần đầu tiên thấy xuất hiện đơn vị đo lường khối lượng của người Việt “90 cân Nam”. Điều này góp phần chứng minh cho quan điểm: chuông được đúc trên đất Việt và được lưu truyền, sử dụng trên đất Việt.
Chữ khắc vuông vức, đường nét rõ ràng, tiêu biểu cho loại chữ thời Đường- Tống mà các đời sau gọi kiểu chữ này là chữ “phỏng Tống”. Trong văn ngữ, đôi chỗ sử dụng từ ngữ của người Việt.
Qua bố cục bài minh văn và tự dạng, ta biết được văn bản được khắc cùng một thời điểm và là văn bản khắc lần đầu. Hoàn toàn không có hiện tượng khắc lại hoặc khắc thêm xen kẽ về sau. Niên đại của văn bản khắc trên thân chuông và niên đại của chuông là một, hoàn toàn phù hợp với dòng lạc khoản tuyệt đối trên chuông là: ngày 20 tháng 3 đủ năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên 14 ( tức năm 798).
Chuông được công nhận là 1 trong 10 kỷ lục Văn hóa Phật giáo Việt Nam được công nhận năm 2006 với danh hiệu là: Quả chuông đồng cổ nhất Việt Nam do Giáo hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công bố.
Chuông Thanh Mai là cổ vật độc bản, được xem là có niên đại sớm nhất cho đến nay được phát hiện ở Việt Nam (năm 798).
Chuông có hình dáng và minh văn độc đáo, không giống với bất cứ chuông nào trong hệ thống chuông chùa ở Việt Nam, là nguồn sử liệu có ý nghĩa cho việc nghiên cứu và tìm hiểu Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ VIII.
Họa tiết trang trí trên thân chuông thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật đúc đồng thời bấy giờ.
Chuông có bản minh văn rất cụ thể, là nguồn sử liệu chân thực, ý nghĩa đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu xã hội người Việt thời Bắc thuộc.
Hiện nay chuông Thanh Mai đang được trưng bày và giới thiệu trong hệ thống trưng bày của Bảo tàng Hà Nội. Chuông Thanh Mai đã tham gia trưng bày tại nhiều địa điểm trong nước, được giới thiệu trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa, lịch sử Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Bảo vật quốc gia – chuông Thanh Mai là niềm vinh dự và tự hào, cũng là trách nhiệm của mỗi cán bộ viên chức Bảo tàng Hà Nội. Hy vọng trong những năm tiếp theo, nhiều hiện vật quý của Bảo tàng Hà Nội tiếp tục được công nhận là bảo vật quốc gia.
Anthony NGUYEN
(Tổng Hợp)