Trống đồng Cổ Loa và bộ sưu tập lưỡi cày đồng (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội, thành phố Hà Nội).

Hiện nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam vẫn chấp nhận cách phân loại trống đồng của nhà học giả Áo F.Heger, trong đó, trống loại I được coi là sớm nhất. Nhiều người trong chúng ta đang tiến hành việc phân nhóm trống loại I Heger ở Việt Nam và Đông Nam Á. Giữa những người này, cách phân nhóm không hoàn toàn giống nhau. Nhưng hầu như tất cả đều thừa nhận rằng 3 chiếc trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ và sông Đà là thuộc nhóm trống sớm nhất ở Việt Nam được biết hiện nay. Gần gũi với 3 chiếc trống đồng trên còn có chiếc trống hiện giữ ở Bảo tàng Viên, thủ đô nước Áo. Một số người gọi trống này là trống Khai Hóa. Trong khi đó Heger gọi trống này là trống Bắc Kỳ Gilet I, theo tên của người sưu tập Pháp ở Hà Nội. Do xuất xứ mơ hồ như vậy, để tiện lợi, ta cứ gọi trống này là trống Viên, mặc dầu đó là một trống Đông Sơn không nghi ngờ gì nữa.
Giờ đây, chúng ta có thêm trống Cổ Loa, có thể xếp vào nhóm với 4 trống nói trên mà chắc là ít người phản đối. Ngoài nhiều điểm giống nhau, một đặc trưng nổi bật là trên mặt tất cả 5 trống này đều có vành trang trí khắc họa các hoạt động của con người mà nhiều người thường gọi là vành thứ 6. Thực ra thì vành trang trí hình người còn thấy trên mặt trống Bản Thôm và trống Quảng Xương ở Việt Nam và trống trên đảo Ko Samui ở Thái Lan. Nhưng ở trống Bản Thôm chỉ còn có tám người cầm giáo bên cạnh hai nhà “cầu mùa”, ở trống Quảng Xương thì bên cạnh hai nhà sàn thì số người còn đông đúc hơn nhưng đã thuộc một phong cách cách điệu khác hẳn 5 trống nói trên. Trên trống Ko Samui, hình người cũng cách điệu như ở trống Quảng Xương nhưng hai chiếc nhà sàn thì không còn nữa. Có thể thấy, 3 trống này đều thuộc các kiểu muộn hơn nhóm 5 trống nói trên ở những khoảng thời gian khác nhau.

Đôi trống đồng Lô lô (Niên đại: trống Đông Sơn nhóm D, khoảng thế kỷ V, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang).

Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ (Niên đại: năm 995, dưới thời vua Lê Đại Hành, hiện lưu giữ tại Khu di tích Lịch sử và Kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Lịch sử – Văn hóa Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).

Tượng Thần Visnu (Niên đại: thế kỷ VI, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Đồng Tháp) và Tượng Nữ thần Laksmi (Niên đại: thế kỷ VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Đồng Tháp).

Tượng nữ thần Laksmi (Niên đại: thế kỷ VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu).

Nữ thần Lakshmi trong tiếng Sanskrit được bắt nguồn từ chữ “lakS” có nghĩa là “lĩnh hội, nhận thức”. Nó đồng nghĩa với “laksya” nghĩa là “mục đích”. Lakshmi là nữ thần tượng trưng cho sắc đẹp, người là hiện thân cho sự phong phú, thịnh vượng, giàu có và hạnh phúc. Hầu hết người dân Ấn độ đều thờ nữ thần, ai ai trên đất Ấn độ cũng đều biết tới nữ thần.

Truyền thuyết kể rằng, một lần, vì sự xúc phạm của thần Indra – vị thần chiến tranh nên nữ thần Lakshmi đã rời bỏ thế giới các vị thần và ẩn mình trong Biển Sữa. Thế là sự thành công và may mắn của các thần cũng dần mất đi trong cuộc chiến với quỷ dữ.Thế giới trở nên đen tối hơn, con người tham lam hơn và không lời cầu nguyện nào được đáp lại.
Thần Vishnu nói với thần Indra rằng các vị thần cần phải khuấy Biến Sữa để mang Nữ thần Lakshmi và sự may mắn của nàng trở lại và trong Biển Sữa có cất giữ nhiều vật báu khác cho phép các vị thần đánh bại quỷ dữ. Thế là các thần cùng nhau khuấy Biển Sữa trong khoảng 1000 năm. Cuối cùng, những vật báu bắt đầu bay lên, giữa những thiên thể đó là một người phụ nữ tuyệt đẹp đang đứng trên một bông hoa sen. Đó chính là Nữ thần Lakshmi, nàng đã trở lại thế giới. Với sự hiện diện của nàng, quả thật các vị thần đã đánh bại được quỷ dữ và đuổi chúng ra khỏi thế giới. Truyền thuyết này nhấn mạnh sự may mắn và thành công mà Nữ thần Lakshmi ban tặng cho những ai làm việc nỗ lực và tìm kiếm sự giúp đỡ một cách chân thành

Nữ thần Lakshmi là vợ thần Vishnu, hình ảnh thường thấy của Nữ thần là với trang phục đỏ, đứng hoặc ngồi trên hoa sen, vẻ mặt nhân từ với 4 tay thể hiện sự có mặt của người ở khắp 4 hướng trong không gian, cũng như 4 giai đoạn trong cuộc sống con người: Dharma ( bổn phận), kama ( những ham muốn chân thực), artha ( sự giàu có), và moksha ( sự giải thoát).

Hai bàn tay phía trước đại diện cho sự hoạt động trong thế giới vật chất với những đồng tiền vàng, hai bàn tay phía sau cầm hoa sen chỉ ra hoạt động trong thế giới tinh thần để có thể dẫn tới sự hoàn thiện về tâm hồn

Đầu tượng thần Siva (Niên đại: khoảng đầu thế kỷ X, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam).

Tượng Sadashiva (Niên đại: khoảng thế kỷ thứ XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu).

Đầu tượng thần Siva (Niên đại: khoảng thế kỷ thứ XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu).

Pho tượng Trấn Vũ (Niên đại: năm 1802, hiện lưu giữ tại Di tích đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội).

Bệ thờ Vân Trạch Hòa (Niên đại: thế kỷ IX-X, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Phù điêu nữ thần Mahishasuramardini (Niên đại: đầu thế kỷ XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định).

 

Hương án chùa Khám Lạng (Niên đại: năm 1432, hiện lưu giữ tại di tích chùa Khám Lạng, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang).

Bức giá tượng (phù điêu) chạm khắc hình tượng đức Lạc Long Quân và nhân vật về thời kỳ Hùng Vương (Niên đại: cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, hiện lưu giữ tại Di tích đình Nội (còn gọi là Đền Lạc Long Quân), thôn Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội).

Mô hình nhà (Niên đại: thời Trần, thế kỷ XIII – XIV, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định).

Bia “Thanh Hư Động” (Niên đại: niên hiệu Long Khánh (1372-1377) thời Trần Duệ Tông, hiện lưu giữ tại di tích chùa Côn Sơn, phường Cộng hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Bia điện Nam Giao (Niên đại: Niên hiệu Vĩnh Trị thứ 4, đời vua Lê Hy Tông (1679), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

Bia Khiêm Cung Ký (Niên đại: năm 1875, hiện lưu giữ tại di tích Cố đô Huế, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Bộ sưu tập vạc đồng thời Chúa Nguyễn (Niên đại: 1659 – 1684, hiện lưu giữ tại di tích Cố đô Huế, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế).

 

Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Giám (Niên đại: thế kỷ XVII, hiện lưu giữ tại chùa Giám xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).

Cây đèn gốm (Niên đại: Niên hiệu Diên Thành 5 (1582), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội).

Long đình gốm Bát Tràng (Niên đại: thế kỷ XVII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội).

Ấn Sắc mệnh chi bảo (Niên đại: năm Minh Mệnh thứ 8 (1827), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

Ngai vua triều Nguyễn (Niên đại: 1802-1945, hiện lưu giữ tại điện Thái Hòa thuộc di tích Cố đô Huế, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Áo Tế giao (Niên đại: 1802- 1945, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế).

 

Anthony NGUYEN

(Tổng Hợp)

  1. http://khoalichsu.edu.vn/bai-nghien-cu/140-trng-ng-c-loa-di-ch-inh-trang-va-vn-minh-song-hng-gs-ha-vn-tn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.