Trường phái Biểu hiện phát triển trong khoảng thời gian giữa năm 1900 và 1925, đặc biệt ở Đức và những nước chịu ảnh hưởng của Đức.

Các họa sĩ xa dần những mối quan tâm tạo hình thuần túy và bác bỏ sự thể hiện vô tư cái thực tại.

Nghệ thuật (với họ) là phương tiện biểu lộ những rối loạn thần kinh của cá nhân và là một ý thức thường là phẫn nộ khi đối đầu với tình trạng khó khăn (về) kinh tế và xã hội của một xã hội đang lao vào cuộc chiến tranh năm 1914.

Các họa sĩ biểu hiện thực hiện tranh khắc gỗ để có ấn tượng cắt xẻ và cổ lỗ mà kỹ thuật này cho phép đạt được. Họ tìm thấy trong nghệ thuật châu Phi và châu Đại Dương niềm hứng khởi thuần túy và cổ sơ mà họ tìm kiếm.

 

Day of steel (Ngày của thép?) – Max Pechstein.

Chân dung tự họa với người mẫu – Kirchner

 

Đặc trưng

Các họa sĩ thường để nền tranh hiện rõ.

Các tác phẩm có ấn tượng ngột ngạt hoặc gây hấn, trình bày một thân phận (của) nhân loại bi thiết và đáng cười. Các họa sĩ Biểu hiện phô bày sự khốn khổ (về) thế xác và tinh thần không chút ngượng ngùng, biểu thị dục năng và cái chết với toàn bộ bản năng thuần túy. Họ vẽ những đề tài thần bí, tập trung ở gương mặt và gạt bỏ đối tượng. Phong cảnh mang một vẻ ngất ngây mạnh mẽ.

Các nhân vật chiếm cứ tiền cảnh và bố cục được đặt trong sự điều hòa (có tính) đối chọi.

Cách thể hiện đơn sơ gợi ý vấn đề trầm trọng (?) bằng sự biến dạng và phóng đại một số bộ phận cơ thể. Tuyến đồ (= linear?) ấn định hình thể, và những đường gãy (làm) tăng sự gay gắt của cảm xúc. Các bức tranh trình bày các hợp sắc gay gắt và những sắc độ đục, xỉn, màu đen và màu đỏ nổi trội hơn hết.

Bút pháp thô đã để lại những vệt màu dày lộm cộm, gân guốc.

Erich Heckel

 

Các ví dụ tiêu biểu

Khuynh hướng biểu hiện thể hiện rõ ở hai nhóm nổi tiếng: Cây Cầu (Die Brucke), thành lập năm 1905 ở Dresden và giải tán năm 1913, rồi nhóm Kỵ sĩ Lam (Blaue Reiter) thành lập năm 1911 ở Munich.

Nhóm Cây Cầu:

Emil Nolde (1867 – 1956): vẽ tranh tôn giáo, tĩnh vật và phong cảnh, với một tinh thần thần bí cổ sơ và cuồng nhiệt, trong đó có mặt những chiếc mặt nạ, vải vóc ngoại lai (exotic?) lạ mắt và tượng nguyên thủy.

Đóng đanh Chúa – Emil Nolde

 

Tĩnh vật mặt nạ, 1911 – Emil Nolde

Trời chiều đỏ – Emil Nolde

Otto Mueller (1874 – 1930): vẽ người du cư Bohêmia và những người khỏa thân chán chường.

Otto Mueller

Những tình nhân Gypsy – Otto Mueller

 

Khỏa thân trên đồi cát – Otto Mueller

Ersnt Ludwig Kirchner (1880 – 1938): để lại dấu ấn quyết định ở nhóm Cây Cầu. Ông triển khai một phong cách với những hình thể góc cạnh và thể khối đều sắc (?) ngay từ 1907, có liên hệ với tranh khắc gỗ. Ở Berlin, ông miêu tả một xã hội thành thị giả tạo và trống rỗng.

Vũ công – Ersnt Ludwig Kirchner

Hai phụ nữ khỏa thân – Ersnt Ludwig Kirchner

Cảnh phố phường trước cửa hàng – Ersnt Ludwig Kirchner

Potsdamer Platz – Ersnt Ludwig Kirchner

Max Pechstein (1881 – 1955): có phong cách gần gũi với phái dã thú và ông chuyển mẫu hình nguyên thủy vào môi trường của mình (?).

Trên vùng Baltic – Max Pechstein

Max Pechstein 1909

Cảnh mùa hè ở miền quê vùng Nidde – Max Pechstein

Erich Heckel (1883 – 1970) vẽ những bức tranh trữ tình, yếu đuối.

 

 

Karl Schmidt Rottluff (1884 – 1976): lấy cảm hứng từ nghệ thuật châu Phi, từ Nolde và từ tranh khắc gỗ.

 

Hoa súng – Karl Schmidt Rottluff

Ngư dân trở về – Karl Schmidt Rottluff

Phong cảnh – Karl Schmidt Rottluff

Nguon Text: “Các phong trào hội họa” của P.Fride – R.Carrasat – L.Marcadé, do Lê Thanh Lộc biên dịch. Sách của NXB Văn hóa Thông tin

Nguon Anh: soi house

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.