Joachim Raphael Boronali là một họa sĩ trở nên nổi tiếng trong những năm đầu thế kỷ XX với chỉ một bức tranh duy nhất, bức Hoàng Hôn Trên Biển Adriatic, hay còn có một tên gọi khác là The Boronali.
Hoàng hôn trên biển Adriatic, thuộc bst của bảo tàng le grand palais, paris.
Trong phòng số 22 của triển lãm Độc Lập vào năm 1910, công chúng, các nhà phê bình và báo chí phát hiện ra một bức tranh với tiều đề “VÀ mặt trời đã ngủ trên biển Adriatic ” (Et le soleil s’endormit sur l’Adriatique), tác giả là một hoạ sĩ trẻ người Ý chưa từng được biết đến : Joachim Raphael Boronali.
Để làm cho các nhà phê bình và công chúng tâm phục, khẩu phục, Boronali đưa thêm vào một lời bình về tranh minh chứng cho một trường phái mới của mình, một trường phái của hội hoạ trong tương lai. Chính vì điều này mà bức tranh đã thu hút được rất đông người xem và đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà phê bình và công chúng yêu nghệ thuật. Một số nhà phê bình sung sướng khi được ngắm bức tranh đến độ họ đã đề nghị đổi tên tranh thành “Hoàng hôn trên biển Adriatic.”
Chỉ một vài ngày sau triển lãm, tờ The Morning ra mắt một bài báo xướng tên tác giả thực sự của bức tranh này: một con Lừa. Vậy là cả làng từ chuyên gia, nhà phê bình đến quần chúng đều ngã ngửa.
Lịch sử của Boronali
Năm 1910, Frédéric Gerard, biệt danh cha Frede và người bảo trợ của quán rượu “Le Lapin Agile” (một quán rất nổi tiếng trên đồi Montmatre tại Paris, nơi tập trung các nghệ sĩ nổi tiếng của Pháp), cùng bạn bè của ông Roland Dorgelès, Andre WARNOD và Piere GIRIEUD muốn chứng minh cái mà Walter Benjamin gọi là “giá trị của triển lãm“. Cũng như Duchamp khi ông cho trưng bày một bệ nước tiểu lật ngược hay một chiếc bánh xe đạp nhằm chế giễu các bảo tàng, thì bốn tên trên cũng cho rằng chỉ cần một cuộc triển lãm ra công chúng là đủ để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật.
Roland DORGELES cùng đám bạn chứng kiến Lừa vẽ
Joachim Raphael Boronali là một cái tên được phát minh bởi Roland Dorgelès và lũ bạn, tên Boronali thực chất là đảo chữ của từ Aliboron, tên của con Lừa, tác giả thực sự của bức tranh này. Thật vậy, những kẻ đồng lõa đã luân phiên ngâm đuôi con lừa trong các chậu sơn khác nhau, sau đó chúng cho Lừa ngửi lá thuốc lào và mỗi lần Lừa hắt hơi lại quẫy đuôi một cái, tạo nên một đương vẽ trên toan. Công việc sau cùng của chúng là ký tên, đóng khung tranh và chuyển tới triển lãm cho công chúng ngắm và không quên đưa thêm một vài lời bình mình chứng cho những chuyển động trong tranh, cũng như lời hứa rằng đây sẽ là một trường phái mới của hội hoạ trong tương lai.
Sau vụ bê bối về tác giả thực sự của bức tranh, bức tranh vẫn đã được bán 20 francs d’or, tương đương với khoảng 3500 euros vào năm 2013. Sau khi luân chuyển qua một số nhà sưu tập, bức tranh chính thức được triển lãm tại Le grand palais từ năm nay.
Anthony Nguyen