Sau khi AFGHANISTAN giành độc lập từ Anh Quốc năm 1919, vua Amanullah quyết định ủy thác cho cố vấn Pháp thành lập hệ thống giáo dục của nước ông. Alfred Foucher, một nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật và chuyên gia về Phật học của Pháp, đã được giao cho sứ mệnh thành lập Phái đoàn Khảo cổ Pháp tại Afghanistan có tên viêt tắt là DAFA. Tổ chức này đã tiến hành những cuộc khai quật tại nhiều địa điểm và phát hiện ra nhiều hiện vật quý. Tuy nhiên với sự bất ổn về chính trị do nội chiến kéo dài và sau cùng là cuộc chiến với Mỹ đã cướp đi khỏi đất nước Afghanistan nhiều di sản quí giá.
Năm 2004 chính phủ AFGHANISTAN thông báo rằng những cổ vật đẹp nhất tìm thấy trong các cuộc khai quật đã được đưa vào một nơi an toàn trong kho bạc của Ngân hàng Trung ương nước này. Mới đây để chứng tỏ rằng những kho báu vẫn được bảo quản tốt, chính phủ AFGHANISTAN tổ chức một cuộc triển lãm trước công chúng mang tên “Những kho báu được tìm thấy” tại bảo tàng Quốc Gia Kabul. Đây là một cuộc triển lãm mang tính biểu tượng cao, nhưng lại rất quan trọng với người dân AFGHANISTAN đặc biệt kể từ sau khi quân Taliban cho nổ hai tượng Phật khổng lồ Bamiyan vào năm 2001 và sự sụp đổ của hai tháp Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York sáu tháng sau đó, dẫn đến cuộc chiến với Hoa Kỳ tại đất nước này. Chiến tranh đã đặt những bộ sưu tập như của bảo tàng Kabul trong tình trạng cách ly hoàn toàn và người ta luôn lo sợ điều tồi tệ có thể xảy ra cho những bộ sưu tập cổ vật vô giá này.
Triển lãm trình bày khoảng 220 hiện vật quí hiếm đẹp nhất, từ thời đại đồ đồng đến đế chế Kushan, được tìm thấy trong bốn địa điểm khảo cổ lớn nhất nước này. Các hiện vật cũng cho thấy ảnh hưởng của Ấn Độ, Trung Quốc cũng như Iran và Hy Lạp tại đất nước nằm ở ngã tư của nền văn minh rộng lớn.
Coupe à motifs géométriques. Tepe Fullol. Age du Bronze, fin du 3ème millénaire, c. 2100 – 2000 av. JC. Or. Ø 9,9 cm.
Trong phòng đầu tiên trưng bày ba bình vàng được tìm thấy tại Fullol, một địa điểm ở phía tây bắc của đất nước. Đây là những hiện vật của nền văn minh giàu có của Bactria (2200-1900 trước Công nguyên), được biết đến vì sự giàu có về khoáng sản của nó như lapis lazuli và liên quan đến các nền văn minh của Indus, Iran và Lưỡng Hà.
Tiếp đến là phần dành cho Ai-Khanoun nơi có các cuộc khai quật lớn nhất của DAFA. Địa điểm rộng lớn này là một thủ phủ hành chính và một thành trì kéo dài giữa Oxus và Amou Daria. Lịch sử của nó quay về Alexander Đại Đế, người dựng lên Alexandria của Oxus. Các cuộc triển lãm phản ánh sự tinh khiết của truyền thống Hy Lạp và ảnh hưởng của Ấn Độ.
Bol à décor de taureaux barbus. Tepe Fullol. Age du Bronze, fin du 3ème millénaire, c. 2100 – 2000 av. JC. Or. H. 14,9 cm.
Căn phòng thứ hai dẫn đến cho kho báu của Tillia Tepe được phát hiện vào năm 1978 bởi một hợp tác khảo cổ giữa Liên Xô và Afghanistan. Nhóm khai quật của nhà khảo cổ Liên Xô Viktor Sarianidi đã phát hiện dưới đồi Tillya 7 hầm châu báu có từ khoảng 2.000-2.500 năm trước. Tổng cộng có khoảng 21.618 hiện vật tùy táng quý giá đã được tìm thấy gồm vương miện, đồ trang sức, huy chương, dây lưng và tiền xu làm bằng vàng và các loại đá quý khác. Xen lẫn còn có tiền Ấn Độ, tượng thần Hy Lạp, gương Trung Hoa và yên ngựa của vùng thảo nguyên Siberia. Những phát hiện này là bằng chứng cho ảnh hưởng đa văn hóa và những hoạt động giao thương nhộn nhịp giữa đông và tây tại khu vực này.
Kho báu Tillia ngày nay còn được giữ nguyên vẹn trong các két sắt của Ngân Hàng Trung Ương với 7 tầng khoá riêng, mỗi một tầng chỉ được phép mở bởi một người, trong khi đó 2/3 bộ sưu tập của Bảo tàng Kabul bị cướp phá hoặc bị phá hủy trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 2002.
Căn phòng thứ ba dành cho kho báu tuyệt vời của Begram, Alexandria cổ đại của vùng Caucasus, cách thủ đô Kabul 60 km về phía bắc, được DAFA phát hiện năm 1937 và 1939 trong hai buồng kín. Kho báu này, một phần được lưu giữ trong Bảo tàng Guimet, cũng được làm từ Hy Lạp (kính, đồng), Trung Quốc (sơn mài) và Ấn Độ (ngà) nhưng lịch sử vẫn là một điều bí ẩn.
Statue hermaïque. Aï Khanoum, Gymnase. 2ème s. av. JC. Calcaire. 77 cm.
Plaquettes triangulaires. Tillia tepe, tombe I. 1er s. Or. 1,3 x 1,0 cm.
Bracelets ornés d’antilope. Tillia tepe, tombe II. 1er s. Or, turquoise, cornaline. 8, 5 x 6,3 cm.
Agrafes représentant des amours juchés sur des dauphins. Tillia tepe, tombe III. 1er s. Or. 4,2 x 4,9 cm.
Petit récipient avec inscription grecque. Tillia tepe, tombe III. 1er s. Or. H. 5,5 cm; Ø 5,0 cm.
Epingles à cheveux. Tillia tepe, tombe III. 1er s. Or. Ø 7,5 cm.
Ceinture en or (détail). Tillia tepe, tombe IV 1er s. Or. 97,5 x 2,0 cm.
Statuette de bouquetin. Tillia tepe, tombe IV. 1er s. Or. 5,2 x 4,0 cm.
Poignard à manche en or orné d’une scène de combat d’animaux. Tillia tepe, tombe IV. 1er s. Fer, or et turquoise. 37,5 cm.
Phiale. Tillia tepe, tombe IV. 1er s. Or. Ø 23,0 cm; H. 4,0 cm.
Collier. Tillia tepe, tombe V. 1er s. Or. Ø 12,5 cm
« Déesse fluviale », debout sur un makar. Begram, chantier II, chambre 10. 1er s. Ivoire. 45,6 cm.
Vase bleu, à décor de résille. Begram, chantier II, chambre 10. 1er s. Verre soufflé. H. 17,7 cm; Ø 7,3 cm.
Gobelet à décor peint. Begram, chantier II, chambre 10. 1er s. Verre incolore. H. 12,6 cm; Ø 8,0 cm.
Flacon ichthyomorphe. Begram, chantier II, chambre 10. 1er s. Verre soufflé, nageoire et pastillage bleu. 8,7 x 10,7 x 20 cm.
Plaque à décor ajouré, femme à l’enfant et couple féminin. Begram, chantier II, chambre 13, ensemble 34 (34, e. 6). 1er s. Ivoire. 13,8 x 24,7 cm.
Cruche en forme de kinnari, femme-oiseau. Begram, chantier II, chambre 13. 1er s. Poterie vernissée à couverte bleu-vert. 20,2 x 13 x 21,8 cm.
Anguipède. Begram, chantier II, chambre 10. 1er s. Ivoire. 8,1 x 10,5 cm.
Anthony NGUYEN
(theo www.museeguimet.fr)