Khi cuộc sống của con người được cải thiện về chất, nhu cầu nâng cao chất lượng để có một cuộc sống trang nhã, thì cũng là lúc thị trường nghệ thuật lên ngôi. Việc thu lượm sưu tập các công trình văn hóa nghệ thuật của những người giàu sẽ gia tăng và lợi nhuận khủng từ những thương vụ mua bán nghệ thuật là nguyên nhân chính tạo nên một thị trường thật giả lẫn lộn.
30 năm sau khi mở của thị trường kinh tế với thế giới, Trung Quốc là một trong những nước tạo ra nhiều tỉ phú mới, điều này tác động không nhỏ tới thị trường nghệ thuật Trung Hoa, mà gốm sứ cổ đóng vai trò rất lơn. Với số lượng lớn nhà sưu tầm, các khoản thu kếch xù từ những phiên đấu giá, thị trường gốm sứ cổ Trung Hoa ngày càng gia tăng và cuốn hút nhiều người chơi.
Tuy nhiên, một vấn đề làm đau đầu người chơi gốm sử cổ là sự thiếu nguyên tắc phán quyết công bằng và khách quan trong việc giám định cổ vật. Đúng như ông Hu Shi(một học giả nổi tiếng TQ) phát biểu :
“Nếu một quốc gia hay một dân tộc luôn luôn nhấn mạnh đạo đức nhưng bỏ qua các quy tắc, nó sẽ bị mất đạo đức của nó.”
Cổ vật gốm sứ mà không dựa trên một tiểu chuẩn khoa học, thì sẽ ngày càng có nhiều hàng giả tuồn vào thị trường, gây nên sự đảo lộn đạo đức xã hội và sự trung thưc. Đáng sợ hơn là nó làm mất lòng tin và phá hủy một nền di sản văn hoa.
Một tin mừng là các trường đại học bắt đầu chú tâm tới việc nghiên cứu và đạo tạo chuyền đề về gốm sứ, không chỉ riêng trong chuyên nghanh khảo cổ mà còn cả những chuyên nghanh giám định cổ vật gốm sứ. Trong bài này chúng ta sẽ tập trung vào những phương pháp giám định cổ vật gốm sứ.
Phương pháp truyền thống : Giám định bằng trực giác
Khi không có các công cụ khoa học trợ giúp thì việc giám định cổ vật bằng tay, mắt và tai là một tiêu chuẩn vàng :).
Sử dụng mắt nhìn ( quan sát toàn diện cổ vật, màu sắc, hoa văn, hình dạng, dấu triện, văn phong, …), tay sờ và cảm nhận, tai lắng nghe tiếng vang… Những quan sát này sẽ được so sánh với những kinh nghiệm quan sát được từ những cổ vật đã được khai quật trước, hoặc được biết trước đó, từ đó có thể biết được thời gian, lò nung, etc.
Độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào kinh nghiêm từng trải của từng cá nhân.
Ở Trung Quốc, bên cạnh những nghiên cứu chuyên nghiệp, họ có một bộ phận của các chuyên gia được dành riêng để xác thực(đơn giản là những chuyên gia khảo cổ thì họ không cần phải giám định đồ, vì đồ họ khai quật là đồ chuẩn :). Họ chủ yếu sử dụng phương pháp trực giác truyền thống, trọng tâm chính của công việc của họ là để cung cấp chứng thực và không bao gồm nghiên cứu :).
Theo Li Hui Bing, chuyên gia tại Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh thì “xác thực Sứ đã luôn được coi là một trực giác không thể giải thích mà chỉ có thể đạt được thông qua kinh nghiệm.”
Tuy nhiên không có cách nào để đo mức độ chuyên môn của các chuyên gia. Không có cách nào để đánh giá xác thực họ, khi các chuyên gia dựa trên trực giác đi đến chỗ bế tắc trên một cổ vật cụ thể, không có bên thứ ba để phân xử các quyết định.
Cho đến những năm 1950, tại Trung Quốc việc giám định gốm cổ chủ yếu là sử dụng phương pháp trực giác truyền thống trên. Trong một thời gian dài, do thiếu sự hộ trợ của công nghệ, xác thực gốm vẫn là “Bạn chỉ có thể có được một ý tưởng, nhưng không có giải thích đầy đủ”.
Sử dụng kính hiển vi
Thời gian gần đây thị trường gốm sử giả được phen tung hoành, một số chuyên gia giám định ” rơi đằng sau công nghệ của thợ rèn”, một số thì đánh mất tiêu chuẩn đạo đức, công chúng bắt đầu đặt câu hỏi về độ tin cậy của ý kiến của các chuyên gia. Và thị trừong mong muốn tìm một phương pháp thẩm định khoa học hơn. Vì vậy bằng cách sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu gốm đă trở thành phổ biến. Thị trường kính hiển vi cũng phát triển tạo nên những sản phẩm với độ phóng đại hàng trăm lần với mức giá khá rẻ mà một cá nhân cũng có thể dễ dàng trang bị cho mình (NTX sẽ có những bài viết chuyên sâu hơn về kinh nghiệm dùng kính hiển vi, bài viết này chỉ nêu tổng quan các phương pháp giám định).
Cùng với việc sử dụng kính hiển vi, từ năm 1980 đến nay, việc sử dụng công nghệ cao đã trở nên ngày càng phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực giám định cổ vật gốm sứ. Phương pháp giám định chủ yếu bao gồm: phân tích bề mặt men, khảo sát cấu trúc hiển vi, và xác định các tính chất vật lý và hóa học và độ tuổi của các giai đoạn tương ứng thông qua các nghiên cứu phân tích.
Hai phương pháp khoa học chính để giám định tuổi thọ chính xách của một cổ vật hiện nay là phân tích hóa học và phân tích phóng xạ.
Phương pháp phân tích hóa học
Phương pháp phân tích hóa học tạp trung phân tích nghiên cứu các loại và số lượng của các phản ứng hóa học trên gốm sứ để phân tích thành phần hóa học của chúng. Phân tích hóa học có yêu cầu kỹ thuật tương đối đơn giản, cung cấp kết quả chính xác, và phù hợp cho một loạt các vật liệu. Khó khăn của phương pháp này là nó cần mẫu để phân tích và do đó gây thiệt hại cho cổ vật muốn phân tích.
Phương pháp carbon phóng xạ
Giải thưởng Nobel Hóa học năm 1960 thuộc về Willard F.Libby (1908-1980) (ảnh) cho công trình nghiên cứu chất phóng xạ Carbon 14, dùng để định tuổi trong khảo cổ, địa chất, địa vật lý học… Công trình nghiên cứu này bắt đầu từ 1950 khi Willard F.Libby làm việc tại Đại học Chicago, chính thức được công nhận năm 1955 và đến 1960 thì nó mang lại cho ông giải thưởng Nobel danh giá.
Carbon (C) 14 là chất đồng vị của Carbon 12. Hóa tính tương tự nhau, tuy nhiên C14 là chất phóng xạ vì vậy nó bị mất dần khối lượng theo thời gian, trong khi C12 vẫn bền vững. Trong quá trình sống, thực vật hấp thụ CO2, nghĩa là đưa cả C12 và C14 vào cơ thể mà nguồn gốc của C14 chính là N14 chuyển hóa dưới ảnh hưởng của các tia vũ trụ. Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn cho nên trong cơ thể có C14. Con người dùng cả động và thực vật làm thức ăn, mặc nhiên trong cơ thể cũng có C14. Nghiên cứu của Willard F.Libby cho thấy tỷ lệ C14 và C12 trong cơ thể sống là không đổi.
Khi sinh vật chết đi, nguồn C12 và C14 không còn được cung cấp nữa, lượng C14 trong cơ thể sẽ giảm do nó là chất không bền. C14 có chu kỳ bán phân hủy là 5.730 năm, có nghĩa là cứ sau 5.730 năm thì C14 chỉ còn một nửa. Như vậy, suy từ tỷ lệ của C12 và C14 trong vật khảo cổ chúng ta sẽ tính ra được tuổi của nó. Có thể minh họa cách khác, ban đầu vật có 100.000 nguyên tử C14 thì sau khi chết 5.730 năm chỉ còn lại 50.000 nguyên tử, thêm 5.730 năm nữa số nguyên tử C14 sẽ là 25.000… Chính vì vậy chỉ cần đếm số C14 còn lại là có thể tính ra được tuổi của cổ vật. Tuy nhiên, với một hóa thạch có niên đại hơn 50.000 năm thì lượng C14 còn lại khá nhỏ không thể cho con số chính xác. Với những hóa thạch trên 50.000 năm người ta phải dùng đến kỹ thuật đo phổ kế khối (spectrométrie de masse).
Ngoài việc đếm số C14, còn có những phương pháp định tuổi cổ vật khác như phương pháp Kali-Argon, Uranium (phức tạp nhất nhưng chính xác nhất).
Phân tích thiết bị
Sử dụng các thiết bị nhiệt quang, quang phổ và phân tich phần tử ( Instrument Neutron Activation Analysis, X-Ray Florescence Method (XRF), and Electron Probe Power Spectrum Analysis ) để phân tích
Công nghệ nhiệt quang là phương pháp phổ biến nhất để xác định đồ gốm cổ. Điểm yếu của phương pháp này là để thực hiện, phải tách một lượng lớn nguyen liệu dùng tạo ra đồ gốm.
Gần đây, những người sản xuất đồ giả cổ đã bắt kịp công nghệ này. Họ có thể giả xác định tuổi của đồ cổ dùng công nghệ nhiệt – quang bằng cách dùng máy x-quang bệnh viện để lừa những nhà sưu tập.
Phân tích quang phổ là một kỹ thuật khác để xác định đồ cổ. Tuy nhiên, những người làm đồ cổ giả đã biết cách đánh lừa những kỹ thuật viên, bằng cách đính những dấu hiệu nhận biết giả lên đồ giả cổ.
Một vấn đề khác là ở thị trấn Cảnh Đức, nơi chuyên sản xuất gốm sứ Trung Hoa thời cổ, ngày nay đã trở thành nơi chuyên sản xuất đồ giả cổ. Đất sét cao lanh ở đây vì thế có cấu tạo hóa học rất giống (gần giống) loại dùng để sản xuất hầu hết đồ gốm Trung Quốc từ hơn 6 thế kỷ qua.
Anthony NGUYEN
(Tổng hợp từ nhiều nguồn, bài viết tham khảo chính từ “Survey of Ceramic Trace Model Study” của tác giả Matthew Bunney, giám đốc bảo tàng Guangzhou Oriental Museum)