Cho cuộc triển lãm khảo cổ lần đầu tiên này, “The Etruscans and the Mediterranean : The Ancient City of Cerveteri” (Những vùng Estroca và Địa Trung Hải: cổ thành Cerveteri), bảo tàng Louvre-Lens quyết định chọn đề tài văn minh Etrusca thông qua những tạo tác vùng Cerveteri – thành phố nổi tiếng nhất của Etrusca, và là một trong những trung tâm đô thị của Địa Trung Hải cổ xưa.
Etrusca là một nền văn minh cổ từng tồn tại ở khu vực mà ngày nay tương ứng với vùng Toscana, Italy (Ý). Những người La Mã cổ gọi những người tạo ra nền văn minh này là Tusci hay Etrusci. Người Etrusca tự gọi bản thân là Rasenna, từ này được rút gọn thành Rasna hay Raśna.
Người Etrusca có ngôn ngữ riêng biệt, nền văn mninh Etrusca tồn tại từ khoảng thời gian có những bản khắc cổ sớm nhất bằng tiếng Etrusca vào năm 700 TCN trước khi bị đồng hóa với Cộng hòa La Mã vào thế kỷ thứ 1 TCN.Ở thời kỳ đỉnh cao, khi mà Roma và Vương quốc La Mã vẫn còn đang ở giai đoạn khai sinh, thì nền văn minh Etrusca đã phát triển rực rỡ với liên minh ba thành phố: Etruria ở thung lũng Po, Latium và Campania. Roma được thành lập ở khu vực trong hoặc gần với lãnh thổ Etrusca, có bằng chứng cho rằng người Etrusca đã thống trị Roma trước khi Veii bị quân La Mã đánh chiếm năm 396 TCN. Khu vực phát triển của nền văn hóa Etrusca tương ứng với nền văn hóa Villanova 800 năm trước đó ở thời đại đồ sắt.
Trong hình: Những con xúc xắc, thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Chiếm một tổng diện tích 1.800 mét vuông, triển lãm giới thiệu 400 hiện vật khảo cổ học, chủ yếu mượn của các nhà sưu tập lớn của châu Âu. Có rất nhiều món phải gọi là tuyệt tác, lần đầu tiên được trưng bày bên ngoài Paris, như món trong hình đây: Sarcophagus (quách đá, quan tài đá), hay còn gọi là “Sarcophagus of the Married Couple” (Quan tài đá của đôi vợ chồng), khoảng 520 – 510 trước Công nguyên.
Tại triển lãm, bạn được thấy đa dạng mẫu vật của nền văn minh này, biết được thêm về các dạng thức trao đổi đã làm nên cấu trúc của thế giới Địa Trung Hải cũ. Trong hình: một cái tô có chia ngăn, với lời đề tặng khắc trên miệng tô, khoảng 625 – 600 trước Công nguyên. Trông rất giống cái lẩu chia ngăn (cay và không cay) ở Tứ Xuyên nhé.
Mục đích của cuộc triển lãm này là lần lại 10 thế kỷ của lịch sử. Câu hỏi đau đáu là: làm cách nào một loạt các cộng đồng tản mác lại từ từ nhập vào nhau thành một thành phố lớn? Và làm cách nào mà cái thành phố biển này lại trở nên một thế lực lớn của Địa Trung Hải, có mối liên kết chặt chẽ với Cận Đông, Hy Lạp, và Ý? Làm cách nào nó chống lại được hàng xóm hung hăng là Rome suốt bao thế kỷ (mãi tới thế kỷ thứ I CN mới chịu để tên này đồng hóa). Và thế là, câu hỏi cuối, làm cách nào Rome vừa thổi bay được quyền lực chính trị của Estruca, vừa lưu lại được những ký ức về quá khứ huy hoàng của nó? Trong hình là một cái chảo có quai treo của văn minh Estrucan, giữa lòng chảo trang trí hình (bậy bạ).
Những cuộc đào xới kỹ càng của các nhà khảo cổ học trong suốt mấy chục năm qua đã mang về được rất nhiều món đồ của trung tâm văn minh cổ này. Nhìn vào ta thấy họ mạnh khỏe, tinh tế, và hài hước. Trong hình: Một con quỷ của tang ma mang đầu chó. Tượng đồng, khoảng 500 năm trước Công nguyên.
Dân thành Cerveteri ngày ấy vừa thô tháp vừa điệu đàng trong kiến trúc, cứ nhìn cái đầu hồi đây, mang hình đầu một người da đen, khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
Để dễ theo dõi, triển lãm chia theo trình tự thời gian, từ lúc ra đời thành phố Estruca (thế kỷ 12 đến thế kỷ 8 trước CN); rồi thế kỷ 7 trước CN với những cuộc trao đổi với Cận Đông, Hy Lạp; thời cực thịnh của thành Cerveteri (thế kỷ 6 – 5 trước CN); quan hệ giữa Cerveteri và Rome (thế kỷ 4 – 3 trước CN; và cuối cùng là thành phố suy tàn, chịu ách thống trị của Rome (thế kỷ 3 trước CN – thế kỷ 1 CN). Trong hình: tượng gà trống bằng đồng, thế kỷ thứ 5 trước CN, tức thời cực thịnh.
Nguồn: tổng hợp từ wiki và bài viết tác giả Phạm Phong (soi house)