Nếu đồ cổ Nhái Trung Quốc có nguồn gốc từ cung đình nhà Thanh hoặc do chính hoàng đế sưu tầm, thì liệu chúng có được coi là hàng thật và quý hiếm? Điều này có thực sự đúng?
Trong Tuần lễ Nghệ thuật Châu Á ở New York năm nay có một món đồ bằng đồng tên là “Zhou Kongzun”. Nó được Hoàng đế Càn Long sưu tầm và từng được vị hoàng đế này coi là đồ tạo tác của triều đại nhà Chu. Nhưng khi đưa ra xác định niên đại chuẩn bị đấu giá, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng đó thực chất là đồ Nhái từ thời nhà Minh đến đầu nhà Thanh, tức là tuổi thọ của món đồ sai khoảng 2.000 năm.
Hoàng đế Càn Long vốn tưởng rằng thứ mình nhìn thấy trước mắt là bảo vật đồ cổ ngàn năm, không ngờ lại là “mỹ thuật đương đại” thời bấy giờ, đúng là chơi đồ cổ thì đến “hoàng đế cũng bị hố”.
Món đồ cổ nói trên có kích thước cao 38,5 cm, được làm bằng đồng, vàng và bạc, thân được ngăn cách bởi các hoa văn dây ngang, motif trang trí chủ yếu là các hoa văn rồng, thú. Khắc dòng chữ gồm bảy ký tự, đó là “Da Zun Yi” và “Kong Zuo Ji”.
Từ “Yi” ban đầu có nghĩa là vật hiến tế, nhưng sau đó nó được mở rộng để chỉ các bình hiến tế bằng đồng cổ đại. “Da Zun Yi” là tên của kim khí bằng đồng này. “Kong Zuo Ji” dùng chỉ tên người sở hữu nó.
Dù nhìn từ góc độ nào thì các hoạ tiết hoa văn rồng, mặt thú, chúng đều mang phong cách nghệ thuật thời Xuân Thu và Chiến Quốc (thời Đông Chu). Trên thực tế, Hoàng đế Càn Long và các quan viên của ông cũng tin rằng đồ đồng này là một đồ vật đích thực của nhà Chu. Tuy nhiên, phong cách tương tự không có nghĩa là cùng tuổi thọ.
Càn Long đã vài lần gọi một nhóm quan đại thần đến đo kích thước, vẽ tay hình ảnh, viết mô tả cho hơn 4.000 đồ đồng trong cung nhà Thanh, cuối cùng ba bộ danh mục cũng được hoàn thành.
Trước khi nghành nhiếp ảnh và Internet ra đời, dự án biên tập sách này là những tư liệu quý giá cho các đồ đồng của cung điện nhà Thanh.
Điều đáng tiếc là nhiều sai sót về niên đại trong danh mục gốc, và nhiều đồ nhái thời bấy giờ cũng được các quan viên nhầm là đồ cổ, khiến Càn Long bị lừa suốt đời.
Như đã đề cập ở trên, Càn Long đã ra lệnh biên soạn danh mục để ghi lại bộ sưu tập “đồ đồng” của mình. Lấy chiếc bình “Zhou Kongzun” này làm ví dụ, nó được đưa vào “Xiqing Ancient Mirror‧ Juan 8”, tất cả đồ đồng trong tập này đều có niên đại của nhà Thương hoặc nhà Chu. Chữ “Zhou” của “Zhou Kongzun” đề cập đến nhà Chu.
“Zhou Kongzun” được bán đấu giá tại New York, ước tính khoảng 200.000-300.000 đô la Mỹ. Và nhà đấu giá sau khi phân tích tuổi thọ đã ghi rõ rằng niên đại thực sự của nó là “Ming / Qing 14-18” cách nhau khoảng 2.000 năm so với thời nhà Chu.
Phạm Phương Thảo
(dịch và tổng hợp)