Nghệ thuật kỹ thuật số luôn khó so sánh với nghệ thuật truyền thống về giá trị vì nó rất dễ bị sao chép. Nhưng với sự phát triển của công nghệ Blockchain, liệu vấn đề tính xác thực của tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số có thể được giải quyết và được chấp nhận bởi thế giới nghệ thuật chính thống?
Trên thực tế, nhiều nhà đấu giá hiện nay đã áp dụng công nghệ blockchain. Từ đầu năm 2018, nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức để thảo luận về cách áp dụng công nghệ mới này trong giao dịch các tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ như vào tháng 11 năm 2018, Christie’s New York đã tổ chức sự kiện đặc biệt “America: The Barney Ebersworth Collection”, họ hợp tác với công ty Artory để mã hóa từng giao dịch bằng công nghệ blockchain, đấu thầu thành công, khách hàng được cung cấp hồ sơ kỹ thuật số vĩnh viễn ghi lại tiêu đề, mô tả, hình ảnh, giá giao dịch, ngày tháng và các thông tin khác và tạo ra một chứng chỉ giao dịch kỹ thuật số.
Vậy blockchain là gì? Chúng ta có thể coi nó như một sổ tài khoản điện tử dùng để ghi lại mọi giao dịch. Công nghệ chuỗi là lưu trữ thông tin trong sổ tài khoản này tại các máy tính khác nhau. Những máy tính này được phân phối khắp nơi trên thế giới, chúng được lưu trữ riêng biệt và được đồng bộ với nhau.
Dưới một hệ thống như vậy có nhiều ưu điểm: 1. Tin tặc không thể xâm nhập; 2. Không ai có thể giả mạo; 3. Ngay cả khi nhiều máy tính trong đó bị hỏng, dữ liệu vẫn tồn tại trong thế giới trực tuyến. Vì dữ liệu được lưu trữ riêng biệt và được đồng bộ nên nó không thể bị giả mạo, điều này cực kỳ an toàn và đáng tin cậy. Bitcoin, đã nhiều lần thiết lập các giá trị cao mới trong những năm gần đây, là ứng dụng quan trọng đầu tiên của blockchain.
Việc áp dụng công nghệ blockchain vào các giao dịch nghệ thuật dựa trên sự xuất hiện của một mã được gọi là NFT. NFT khác với Bitcoin hoặc các loại tiền ảo khác. Nó là duy nhất, không thể phân chia và không thể thay thế, và phù hợp để xác thực một tài sản nghệ thuật.
Tính độc đáo này đã trở thành một giải pháp tốt để giải quyết vấn đề tính xác thực của tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. NFT có thể là một xác thực duy nhất của tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số và nó có thể được mã hóa bằng chữ ký của nghệ sĩ. Ngay cả khi tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được sao chép thành các phiên bản không giới hạn, chỉ có phiên bản duy nhất có chứng nhận mã hóa nghệ thuật là đúng.
Mặt khác, NFT được lưu trữ bằng công nghệ blockchain, hồ sơ giao dịch trong quá khứ và các thông tin khác đều mở và minh bạch, không thể giả mạo, điều này rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu khái niệm mã thông báo ảo mới này có thể được chấp nhận bởi các cuộc đấu giá nghệ thuật chính thống và các nhà sưu tập nghệ thuật hay không.
Tới đây, nhà đấu giá Christie’s sẽ tổ chức một cuộc đấu giá nghệ thuật kỹ thuật số có tên là “EVERYDAYS: THE FIRST 5000 DAYS”, và bộ sưu tập 5.000 tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của Beeple. Nhà thiết kế đồ họa đến từ Hoa Kỳ này, tên thật là Mike Winkelmann.
Kể từ năm 2007, Beeple đã làm việc chăm chỉ để tạo ra một tác phẩm kỹ thuật số mỗi ngày và tải nó lên Internet. Chủ đề của các tác phẩm của anh từ trừu tượng đến các vấn đề xã hội và chính trị. Tài khoản xã hội của anh đến nay đã thu hút 1,8 triệu người theo dõi. Các thương hiệu nổi tiếng thế giới như LV và Nike, và ngay cả những nghệ sĩ nổi tiếng như Katy Perry cũng đã hợp tác với anh.
Lần này, tác phẩm của Beeple bao gồm các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được tạo hàng ngày từ ngày 1 tháng 5 năm 2007 đến ngày 7 tháng 1 năm 2021 trong tổng số 5.000 ngày. Chứng nhận NFT cho các tác phẩm được cung cấp bởi nền tảng thị trường kỹ thuật số MakersPlace.
Năm ngoái, Beeple đã hiện thực hóa các tác phẩm của năm 2020 và bổ sung chứng nhận NFT, đồng thời bán đấu giá chúng trên nền tảng giao dịch hàng hóa kỹ thuật số Nifties Gateway (bao gồm các khung ảnh có thể chơi các tác phẩm kỹ thuật số). Kết quả là, “THE COMPLETE MF COLLECTION” được bán với giá 77.77 đô la Mỹ mỗi tác phẩm.
Phạm Phương Thảo
(Dịch và tổng hợp)