Các tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đương đại của Việt Nam được các nhà sưu tập săn đón vì nét duyên dáng độc đáo và chất lượng nghệ thuật ngày càng cao, và chúng đã đạt được thành công lớn trong các cuộc đấu giá trong những năm gần đây. Trong cuộc đấu giá mùa thu của Christie’s Hong Kong vào tháng 12, doanh thu nghệ thuật Đông Nam Á đạt tổng cộng 10 triệu USD, trong đó toàn bộ loạt tranh “Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam: Bộ sưu tập của Jean-Marc Lefebvre” là những tác phẩm chính đem lại doanh thu cho phiên.

Dexter How, Giám đốc Christie’s Southeast Asian Art Auctions, chia sẻ một số điểm chính của việc mua bán nghệ thuật Việt Nam và Đông Nam Á.

1. Nghệ thuật hiện đại Việt Nam có gì đặc sắc?

Trước tiên, chúng ta hãy làm rõ định nghĩa về mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Mỹ thuật hiện đại Việt Nam bắt đầu từ năm 1924, khi Victor Tardieu thành lập Trường Mỹ thuật Hà Nội. Sự giảng dạy và ảnh hưởng của các giáo sư người Pháp cùng với tài năng xuất chúng của các sinh viên mỹ thuật và họa sĩ Việt Nam đã hình thành mối quan hệ tốt đẹp lạ thường giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây mà trung gian chủ yếu là tranh sơn dầu, mực trên lụa hay tranh bột màu, sơn mài.

Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) “Thợ may”
Mực trên lụa, 65,5 x 88 cm, vẽ năm 1930. Lô này đã được bán với giá 10.930.000 đô la Hồng Kông trong phiên đấu giá Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại vào ngày 3 tháng 12 năm 2020, lập kỷ lục về giá của hoạ sĩ.

Thời kỳ thứ hai là sau Thế chiến thứ 2. Các hoạ sĩ sang Pháp khi đó tiếp tục mở rộng sự nghiệp quốc tế, trong khi các hoạ sĩ ở lại Việt Nam phải vẽ dưới sự chỉ đạo nghiêm ngặt của Bộ Văn hóa. 

Thời kỳ thứ 3 – Nghệ thuật đương đại Việt Nam thường đề cập đến công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế của Việt Nam sau năm 1986. 

2. Những giai đoạn chính của mỹ thuật Việt Nam là gì?

Nghệ thuật Việt Nam là một thế giới nguyên bản đầy đối kháng và xung đột. Thời kỳ đóng góp lớn của nó cho thế giới nghệ thuật bao gồm văn hóa Đông Sơn, điêu khắc Phù Nam, điêu khắc Chăm và hội họa thế kỷ 20.

Lê Phổ (1907-2001) “Thiếu nữ khỏa thân”
Tranh sơn dầu trên vải, 90,5 x 180,5 cm, vẽ năm 1931. Lô này đã được bán với giá 10.925.000 đô la Hồng Kông trong cuộc đấu giá Thế kỷ 20 và Nghệ thuật Đương đại vào ngày 26 tháng 5 năm 2019, lập kỷ lục về giá của hoạ sĩ.

3. Nghệ thuật hiện đại Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của những phong trào văn hóa / nghệ thuật nào?

Nghệ thuật Việt Nam luôn chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa cổ, chẳng hạn như Champa, Nho giáo và Phật giáo, và ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ XX cũng rất quan trọng. Ảnh hưởng này không chỉ bắt nguồn từ Trường Mỹ thuật Hà Nội được thành lập năm 1924, mà còn từ việc theo đuổi tự do phổ quát và văn hóa Việt Nam đã được làm nổi bật qua quá trình nghiên cứu liên tục.

4. Triển vọng của mỹ thuật Đông Nam Á, đặc biệt là mỹ thuật Việt Nam?

Hiện nay, vẫn còn cần nhiều nhận định và suy ngẫm về mỹ thuật Đông Nam Á dưới góc độ học thuật nghiêm túc, nhưng đây là một phạm trù hấp dẫn. Với sự phát triển ngày càng nhanh của Việt Nam và sự thúc đẩy của các nhà sưu tập trong nước và Đông Nam Á, nghệ thuật Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường trong những năm gần đây.

Lê Phổ (1907-2001) “Người đàn bà và con vẹt”
Mực và bột màu trên lụa, 38,5 x 28,5 cm, khoảng năm 1938. Lô này đã được bán tại phiên Nghệ thuật hiện đại và đương đại vào ngày 10 tháng 7 năm 2020 với giá 4.925.000 đô la Hồng Kông

5. Lý do gì khiến mỹ thuật Việt Nam ngày càng được yêu thích trong những năm gần đây?

Lý do chính chắc chắn là chất lượng vượt trội của nghệ thuật Việt Nam, kể từ khi một số hoạ sĩ chuyển đến Pháp, nghệ thuật Việt Nam đã dần được công nhận. Nghệ thuật Việt Nam luôn được săn đón bởi một nhóm các nhà sưu tập tâm huyết, nhưng điều khác biệt hiện nay là những năm gần đây, các nhà sưu tập quan tâm đến nghệ thuật Việt Nam có nhiều nguồn tài chính hơn. Như đã đề cập trước đó, sự phát triển và kinh tế của Việt Nam đã mở ra nhiều cổng thông tin hơn, và nhiều nhà sưu tập mới từ Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Indonesia cũng muốn mua nghệ thuật của Việt Nam.

Tô Ngọc Vân (1906-1954) “Vỡ mộng”. Mực trên lụa, 92,5 x 57 cm, vẽ năm 1932. Lô này đã được bán với giá 9.125.000 đô la Hồng Kông trong cuộc đấu giá Nghệ thuật đương đại và thế kỷ 20 vào ngày 26 tháng 5 năm 2019, lập kỷ lục về giá của hoạ sĩ.

6. Những hoạ sĩ nào đáng chú ý?

Những họa sĩ đáng chú ý tất nhiên là hơn chục họa sĩ xuất sắc từng học tại trường Mỹ thuật Hà Nội. Christie’s vẫn giữ kỷ lục đấu giá Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Lương xuân Nhị và Lê thị Lựu. Những tác phẩm tuyệt vời của các hoạ sĩ này đã nhiều lần vượt qua và phá vỡ kỷ lục thế giới đấu giá tương ứng của họ trong những năm gần đây.

Lương xuân Nhị (1914-2006) “Gia đình chài”
Mực và phấn màu trên lụa, 67 x 110 cm, vẽ năm 1940. Lô này đã được bán với giá 4.685.000 đô la Hồng Kông trong cuộc đấu giá sáng của Thế kỷ 20 và Nghệ thuật Đương đại vào ngày 26 tháng 5 năm 2019

7. Hội họa hay điêu khắc? Hoặc cả hai? Cần lưu ý điều gì khi mua nghệ thuật Việt Nam?

Trong hầu hết các trường hợp, tranh là thứ dễ mua nhất, nhưng chỉ cần những tác phẩm điêu khắc xuất hiện trên thị trường, chúng cũng thu hút sự chú ý. Các nhà sưu tập nên thận trọng khi mua sưu tập và tìm hiểu kỹ về nguồn gốc của tranh. Nhà đấu giá quốc tế có uy tín là một nguồn đáng tin cậy, bởi vì chúng tôi có mối quan hệ với các bộ sưu tập khác nhau và các tác phẩm tốt nhất.

Vũ Cao Đàm (1908-2000) “Cô gái quỳ gối”, 29,5 x 28,5 x 31,5 cm, khoảng năm 1940-1945. Lô này đã được bán trong cuộc đấu giá Nghệ thuật đương đại và Thế kỷ 20 vào ngày 26 tháng 5 năm 2019 với giá 2.250.000 đô la Hồng Kông

8. Bạn có lời khuyên nào cho những nhà sưu tập mới quan tâm đến việc mua tranh Việt Nam?

Tôi khuyên họ chỉ nên sưu tập những tác phẩm mà họ thích. Dù là tượng điêu khắc, đồ cổ hay bức tranh, chúng sẽ đồng hành cùng người sưu tập mỗi ngày để thưởng thức. Các nhà sưu tập nên theo đuổi những tác phẩm xuất sắc có chất lượng tuyệt vời. Ngay cả khi họ chỉ mua một tác phẩm tinh tế, thì vẫn tốt hơn là tập trung vào số lượng, vì sưu tập nghệ thuật tập trung vào chất lượng hơn là số lượng. Cuối cùng, chúng ta phải tập trung vào giá trị di sản của tác phẩm nghệ thuật, nhiều cuộc đấu giá gần đây đã được các nhà sưu tập mua trong một thời gian dài!

Phạm Hậu (1903-1995) “Con nai trong thung lũng”, sơn mài, mỗi bảng kích thước: 152 x 36 cm (6), tổng: 152 x 216 cm, vào khoảng năm 1938. Lô này được bán với giá 3.750.000 đô la Hồng Kông trong cuộc đấu giá Nghệ thuật đương đại và hiện đại vào ngày 3 tháng 12 năm 2020

Phạm Phương Thảo (dịch và tổng hợp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.