Nằm trong khối những nước đồng văn, Việt Nam tự hào đã xác lập một diện mạo Thư pháp kéo dài hơn 10 thế kỷ. Trước đó, Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay) từng hân hạnh được Chử Toại Lương ghé thăm ông tổ chữ Sấu Kim là Tống Huy Tông – Triệu Cật có ý định sai một phái đoàn Thư họa gia sang vẽ chân dung cho Lê Hoàn và quần thần, nhưng vì phương Bắc lâm vào nội chiến, chuyến đi bất thành nhưng dư ba của bút ý thời tống vẫn bàng bạc trên cột kinh Đinh Liễn.

Là một loại hình nghệ thuật truyền thống khởi nguồn từ Trung Quốc, đề cao những pháp tắc dùng bút lông nhọn để viết các thể chữ Hán (Triện, Lệ, Khải, Hành, Thảo). Về kỹ pháp thì chú trọng đề cao phong cách cầm bút, dùng bút, dùng mực, đường nét, kết cấu, phân bố (hàng lối, bố cục), nhất loạt yêu cầu: cầm bút thì ngón thì tay phải chắc, lòng bàn tay phải lỏng, năm ngón cùng lực; dùng bút thì phải đứng ngòi, phô diễn được nét bút; đường nét phải tròn đầy đâu đấy; kết cấu thì ngang dọc đúng độ, ý tứ tương ứng; phân bố thì biến hóa tung hoành, dầy thưa hợp lý, khí mạch một hơi, đặc biệt là phải sùng chuộng cá tính, phong cách và ý vị. Thư pháp và Hội họa vốn cùng một nguồn ở đường nét, mỗi cái đều có mỹ cảm sinh động của Khí – Vận (tính cương – nhu). Trong khi Hội họa có hình tượng và màu sắc thì Thư pháp không có sự hỗ trợ đó, chỉ dùng những đường nét trừu tượng, cho nên sự biểu đạt khí chất và vận cảm của đường nét cần phải manhjmex. Nghệ thuật Thư pháp dòi hỏi sự biến hóa vi diệu trên nhiều tầng diện, có thể đạt tới cảnh giới mà Thư pháp gia hiện đại Trung Quốc là Thẩm Doãn Mặc từng nói: gươm giáo sắc nhọn đáng sợ, hình tượng sống động ly kỳ. Vì hình thể chữ không hẳn là những hình tượng cụ thể, cho nên những người học viết hướng tới nắm vững những kỹ năng căn bản, nhất là bút pháp, bút thế và bút ý thì Thư pháp mới đi đến chỗ hoàn mỹ.

Nghệ thuật Thư pháp có hơn 3000 năm lịch sử, chữ Kim văn thời Thương Chu vốn đã rất giầu tính biểu cảm; đến chữ Triện thời Tần, Lệ thời Hán, Bia thời Ngụy, Khải thời Đường, Hành thời Tống, tiểu Khải của người Minh đều rất phong phú nhiều vẻ. Những Thư pháp gia nổi tiếng như Vương Hy Chi thời Đông Tấn luôn được nhiều đời hâm mộ; thời Đường có 4 đại gia Âu (Dương Tuân), Chử (Toại Lương), Nhan (Chân Khanh), Liễu (Công Quyền), trong khi đó chữ cuồng Thảo của Hoài Tố và Trương Húc luôn có sức cuốn hút nghệ thuật mạnh mẽ. Bốn đại gia thời Tống gồm Tô (Đông Pha), Hoàng (Đình Kiên), Mễ (Phất), Sái (Tương). Thời Nguyên có Triệu Mạnh Phủ, Minh có Đồng Kỳ Xương. Đến nhà Thanh thì Thư pháp chia làm hai phái: Thiếp và Bia, một trong Dương Châu bát quái là Trịnh Bản Kiều đã sáng tạo ra thể chữ Lục phân bán của riêng mình khi dung hợp Chân, Thảo, Lệ, Triện vào trong một lò.

Nằm trong khối những nước đồng văn, Việt Nam tự hào đã xác lập một diện mạo Thư pháp kéo dài hơn 10 thế kỷ. Trước đó, Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay) từng hân hạnh được Chử Toại Lương ghé thăm ông tổ chữ Sấu Kim là Tống Huy Tông – Triệu Cật có ý định sai một phái đoàn Thư họa gia sang vẽ chân dung cho Lê Hoàn và quần thần, nhưng vì phương Bắc lâm vào nội chiến, chuyến đi bất thành nhưng dư ba của bút ý thời tống vẫn bàng bạc trên cột kinh Đinh Liễn.

Quốc gia độc lập dĩ thư tuyển sĩ (qua chữ kén người) khiến chữ viết mang phong cách thời Đường tái hiện nét rắn rỏi trên những trang sử đá thời Lý mà không kém vẻ trữ tình qua nét chữ Phi bạch của Lý Nhân Tông ngự đề trên trán bia chùa Long Đọi. Ba chữ Thanh Hư động của Trần Nghệ Tông theo đòi được phong thái trang nghiêm khỏe khắn của chữ Lệ thời Hán khác hẳn với sự trầm mặc tưởng niệm của chữ Triện trên hệ thống bia ngạch Lam Kinh thời Lê sơ, cho dù các Hoàng đế và triều thần Lê sơ yêu thích chữ Khải của Triệu mạnh Phủ đời Nguyên, Lê Thánh Tông và con – Lê Hiến Tông là hai trong gương mặt thư pháp gia sáng giá bấy giờ. Nội chiến Nam – Bắc triều chính thức châm ngòi cho cuộc tranh dành quyền lực giữa các dòng họ, nhà Mạc biến thể con chữ thành lối viết đầu cong chân quẹo làm tiên đề để sản sinh ra chữ viết Sắc phong thời Trung hưng – một kiểu chữ độc nhất vô nhị không giống bất kỳ thể nào, nhà nào, thời nào của Trung Hoa. Kiểu sức là điểm yếu của thư pháp thời Nguyễn đồng thời là dấu son đẹp đẽ chấm dứt nghệ thuật Thư pháp cổ nước nhà khi chữ Quốc ngữ được đưa vào thay thế chữ Hán.

Đinh chuộng ý, Lý chuộng vận, Trần chuộng luật, Lê chuộng pháp, Mạc chuộng biến, Nguyễn chuộng kỹ, Hiện đại chuộng Quốc ngữ là tổng quan về thư pháp nước nhà.

 

Nguồn: tapchithuphap.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.