Trong những năm gần đây, truyện tranh đã tạo dựng được vị thế trên thị trường nghệ thuật với nhiều cuộc đấu giá kỷ lục. Giữa đầu tư và sự đam mê, hãy cùng quay trở lại thị trường nhạy bén và khắt khe này.
Trong quá khứ, doanh số bán chuyên đề về truyện tranh vẫn tiếp tục phát triển và mang lại – giống như doanh thu của nghệ thuật hiện đại và đương đại – hàng triệu euro, đạt đến độ chín nhất định trên thị trường nghệ thuật. Vì vậy, vào năm 2012 tại Paris, bìa của Tintin ở Mỹ (1932) đã được đấu giá 1,34 triệu euro (đã bao gồm chi phí). Kỷ lục bị phá vỡ vào năm 2014 với việc bán một trang bìa khác có chữ ký của Hergé, với giá 2,5 triệu euro ở Paris.
Tuy nhiên, đã ba mươi năm, thị trường này không tồn tại hoặc ít vì không ai thực sự quan tâm đến nó. “Hai mươi năm trước, chúng tôi chỉ bán được cho những người mua ‘Madeleines de Proust’, những người thực sự đam mê truyện tranh », chuyên gia Alain Huberty giải thích. “Theo thời gian, chúng tôi đã thấy các nhà sưu tập tiềm năng đa dạng hóa bộ sưu tập của họ bằng cách mở rộng bộ sưu tập và tham gia các cuộc đấu giá sách truyện lớn” chuyên gia này cho biết thêm. Do đó, thị trường đã bước ra khỏi tuổi thiếu niên và đã đạt đến sự chuyên nghiệp thực sự và tiếp tục tăng cao, tiếp tục hợp pháp hóa bộ môn “nghệ thuật thứ chín” dưới búa (đưa môn nghệ thuật thứ 9 lên sàn đấu giá).
Tính thẩm mỹ, một tiêu chí thiết yếu
Nhưng các nhà sưu tập đang tìm kiếm điều gì?
Nhiều đánh giá cho rằng người mua đang tập trung vào những tác giả nổi tiếng, nhưng với những người hoài cổ và đam mê thực sự, họ thường xem xét kỹ lưỡng các tác phẩm về cách sử dụng đường nét, màu sắc hoặc bố cục. “Không phải là chữ ký mà chúng ta phải nhìn mà là vẻ đẹp của tác phẩm, chất lượng của nó, hay nói cách khác là độ sắc xảo của nó so với các tác phẩm khác trên thị trường. Giá trị của nó cũng sẽ được đánh giá cao nếu cảnh được thể hiện trên đó thể hiện một thời điểm quan trọng trong câu chuyện. », Alain Huberty giải thích.
Do đó, một bản in cấp thấp của Hergé sẽ không có giá trị, trong khi một bản đẹp, nơi diễn ra một cảnh quan trọng và được bảo quản tốt của một tác giả ít tên tuổi hơn lại có giá trị hơn. Một điểm mạnh khác của thị trường này là độ phổ giá rộng. Dưới 100 euro cho bản của Pif , Batman, Spiderman, cho đến vài trăm, hàng nghìn thậm chí hàng triệu euro tùy theo tác giả và độ hiếm của tác phẩm. Trong mọi trường hợp, nhiều tác giả vẫn có giá cả phải chăng và các nhà sưu tập có thể khai quật những nhân vật tiềm năng như năm 2018 tại Millon, nơi những bản in của Edmond-François Calvo (La bête est morte!, 1944) đã được bán với giá dưới 1.000 euro.
Những bản gốc, luôn là những bản được các nhà sưu tập quan tâm
Ngoài ra, hai hướng được các nhà sưu tập ưa chuộng. Thứ nhất, các ấn bản gốc của các album, tức là các ấn bản giới hạn đầu tiên. Và sau đó là bản thảo nguyên bản do các nhà thiết kế thực hiện, những thứ được săn lùng nhất vì tác phẩm đến trực tiếp từ bàn tay của hoạ sĩ. Theo một số chuyên gia, “chính những bản này đã cấu trúc thị trường và biến nó thành một thị trường thích hợp cho những người đam mê“. Sự thành công của thị trường truyện tranh cũng một phần do các ấn bản truyện đầu tiên vào những năm 1970 và 1980 không được in hoặc tái bản với chất lượng thấp hơn. Hơn thế nữa, những nhà sưu tập nghệ thuật và những người hoài cổ sau đó đã chuyển sang sưu tập bản vẽ sách truyện, do đó khiến giá của các tác giả lớn liên tục tăng, kéo theo đà tăng chung của thị trường. Bây giờ chúng ta thấy các hộp sách Tintin và Asterix thường có giá từ 20.000 đến 100.000 euro.
Nhưng những lô này đến từ đâu?
“Về những bản có sẵn trên thị trường, chúng có thể đến từ các nhà sưu tập tư nhân, những người chấp nhận bán đi một số bản vẽ của họ để mua những tấm mới. Chúng tôi cũng thấy một số nhà sưu tập cao tuổi bán một phần hoặc toàn bộ bộ sưu tập của họ vì lý do thừa kế. Đôi khi chính tác giả hoặc người thừa kế của họ quyết định bán một vài bản gốc” Alain Huberty giải thích. Ngoài ra trong những năm gần đây, các tác phẩm bị mất tích hoặc thậm chí bị đánh cắp đã xuất hiện trở lại trên thị trường như trường hợp gần đây của Uderzo và Edgar P. Jacobs, cha đẻ của Blake & Mortimer .
Hergé, Pratt, Franquin, Uderzo … giá trị chắc chắn
Cuối cùng, trong số các tác giả, chúng tôi tìm thấy những tên tuổi lớn của trường phái Pháp-Bỉ. Giống như Hergé, người sưu tập đang đặt cược an toàn vào Hugo Pratt, Franquin, Jacobs, Tardi, Druillet, Morris và Uderzo, những tên tuổi mà tác phẩm của họ có giá trị lớn. Một làn sóng mới lớn hơn bao giờ hết tại các cuộc đấu giá và sự thèm muốn của các nhà sưu tập đối với các tên tuổi này khẳng định một xu hướng mới trên thị trường. Chúng ta còn thấy các tên tuổi khác như nhà thiết kế Gotlid (Gai-Luron), Jean Giraud, còn được biết đến dưới bút danh Moebius ( Blueberry ) hoặc Enki Bilal ( La Trilogie Nikopol Bug). Anh ta là tác giả đương đại duy nhất có tên trên sàn đấu giá, bản vẽ của anh ta lên tới vài trăm nghìn euro, giờ anh ta kiếm được nhiều hơn tiền bán album của anh ấy.
A. Frydman
(Phạm Giang lược dịch)