Mặc dù Cường Để là chủ tịch và lãnh đạo của Việt Nam Quang Phục Hội, là cháu đích tôn năm đời của vua Gia Long, nhưng nhắc tới hội này, người ta vẫn nhớ đến một nhân vật lãnh đạo nổi tiếng quyết liệt và cuối đời đã tự nhận rằng mình thất bại: Phan Bội Châu.
Trước Thế chiến thứ nhất, Đức và Áo Hung muốn gây rối loạn, xâm chiếm những thuộc địa của Pháp bao gồm Đông Dương, Đức đã ra mật lệnh cho nhiều viên đại sứ tại Trung Quốc hỗ trợ cho những người Việt hoặc Hoa có tư tưởng chống Pháp. Việt Nam Quang Phục Hội là một trong những lựa chọn đầu tiên bởi cụ Phan đã tranh thủ liên lạc với một số chính trị gia người Đức tại Hồng Kông. Trong một số ghi chép, cụ Phan viết lại cụ cũng nhận được 1 bức thư bí mật từ các bộ trưởng phe Trung Tâm với lời hứa hẹn sẽ giúp giải phóng Đông Dương cùng với khoản tài trợ 10.000 đô la [4].
Tại Hồng Kong, bác sĩ – đại sứ Đức, Ernst Voretzsch, là nhân vật trung tâm trong mạng lưới kích động vũ trang giành độc lập ở Trung Quốc và Xiêm, thông qua phong trào Đông Du, đã gặp Phan Bội Châu vào năm 1906 [1], và còn thường xuyên gặp hơn từ năm 1912 [2], có lẽ đã tài trợ cho Việt Nam Quang Phục Hội [3]. Những hoạt động bí mật tại châu Á của Đức lấy nguồn tiền phần lớn từ đại sứ quán[5] Bangkok [6] và chuyển tiền qua ngân hàng Đức Á (Deutsch-Asiatische Bank) [7]. Pháp đã cố gắng đóng băng tài khoản của Quang Phục Hội và tìm thấy một ghi chép về lịch sử chuyển khoản với khoảng 10.000 đô la hàng tháng. Tình báo Pháp lúc này đã biết rằng bác sĩ Ernst Voretzsch sẽ tới Quảng Châu, tìm kiếm sức ảnh hưởng từ những người Đức giàu có trong thành phố để hỗ trợ người An Nam mua súng, đạn, thuốc nổ từ công ty Mitsui của Nhật, rồi sau đó được nhập lậu vào Việt Nam qua một kẻ buôn vũ khí người Úc gốc Đức tên Charles Bearwolf [8].
Trong nước, các tổ chức nhỏ lẻ của nhiều sắc tộc, ở nhiều địa phương, với nhiều lý tưởng khác nhau nhưng chung mục tiêu đánh Pháp ra khỏi An Nam đã bắt đầu nổi dậy như: người Man ở Bắc Kỳ, người Hoa – Việt ở biên giới, quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc [9], người An Nam tại Xiên Khoảng (Bắc Lào) [10]… Các cuộc nổi loạn này đều được sự hỗ trợ của Đức và Áo Hung nên không đơn giản là cuộc đấu tranh cứu nước mà là những “mặt trận bí mật”, là bánh răng trong guồng máy Thế chiến thứ nhất.
Tuy nhiên, tất cả đều bị đè bẹp bởi quân Pháp.
Năm 1914, Phan Bội Châu bị bắt tại Trung Quốc với lí do giúp đỡ các bên chống chính phủ. Quyền lãnh đạo của Hội rơi vào tay Nguyễn Thượng Hiền. Nguyễn Thượng Hiền tiếp tục liên lạc với đại sứ quán Đức và Áo Hung tại Bangkok và được tài trợ một số tiền nhỏ để quấy rối quân Pháp tại biên giới. Số tiền này tuy nhiên không được sử dụng hiệu quả. Sau một vài cuộc tấn công nhỏ lẻ không gây được nguy hiểm cho quân Pháp mà còn dẫn tới sự chia rẽ trong nội bộ của Hội, người Đức và Áo Hung mất niềm tin và cắt hết tài trợ cho Nguyễn Thượng Hiền [4].
Năm 1917, Phan Bội Châu được trả tự do, ông đi khắp Trung Quốc và Nhật Bản, tìm cách quay trở lại Việt Nam. Tuy nhiên, khi về tới biên giới thì cuộc Đại Chiến đã kết thúc. Tất cả những kế hoạch cứu nước đều bị phá sản. Trong hồi ký Phan Bội Châu Niên Biểu (Overturned Chariot) được viết sau cuộc chiến, ông đã chấp nhận rằng tất cả nỗ lực của ông đều dẫn đến thất bại và dùng cuốn sách này như một lời cảnh báo cho thế hệ cách mạng tiếp theo.
Rời Đông Dương, chúng ta sẽ quay lại mặt trận Châu Âu với những người An Nam và xung đột bên lề chiến tranh.
Nguồn : Hội những người thích tìm hiểu về thế chiến thứ 1
Tài liệu tham khảo:
[1] MORLAT, Patrice, les Affaires politiques de l’Indochine (1895-1923) Les grands commis : du savoir au pouvoir (Paris: L’Harmattan, 1995), p.188
[2] PHAN Bội Châu, Overturned Chariot, Honolulu, University of Hawai’i Press, 1999, p.103
[3] PHAN Bội Châu, Overturned Chariot, Honolulu, University of Hawai’i Press, 1999, p.104
[4] Marr, D.G. 1971. Vietnamese Anti-Colonialism 1885-1925, Berkeley: University of California Press.
[5] Particularly Shanghai and Guangzhou. Fr. Consul-General in Hongkong to Governor-General of Indochina, Oct. 28Th 1915, CADN Pékin 361 46
[6] Fr. Consul General in Hongkong to Governor-General of Indochina, Feb. 16Th 1915, CADN Pékin 361;
Beauvais, Fr. Consul in Guangzhou, to Governor-General of Indochina, March 5th 1915, CADN Pékin 361;
Fr. Consul General in Hongkong to Governor-General of Indochina, March 15th 1915, CADN Pékin 361;
Governor-General of Indochina to Fr. Consul General in Hongkong, June 25th 1915, CADN Pékin 510bis
[7] Point, Fr. Vice-Consul in Longzhou and Nanning, March 22nd 1915, CADN Pékin 361
[8] Fr. Consul General in Hongkong to Governor-General of Indochina, Oct. 28Th 1915, CADN Pékin 361; Fr. Consul General in Hongkong to Governor-General of Indochina, Nov. 22nd 1915, CADN Pékin 361
[9] Fr. Consul General in Hongkong to Governor-General of Indochina, Dec. 31St 1915, CADN Pékin 361; Beauvais, Fr. Consul in Guangzhou, to de Martel, Minister of France in China, Jan. 23rd 1918, CADN Pékin 232; Beauvais, Fr. Consul in Guangzhou, to Governor-General of Indochina, March 22nd 1918, CADN Pékin 231; Beauvais, Fr. Consul in Guangzhou, to Boppe, Minister of France in China, May 24th 1918, CADN Pékin 231; Crépin, Fr. Vice-Consul in Longzhou and Nanning, to Beauvais, Fr. Consul in Guangzhou, July 24th 1918, CADN Pékin 291bis; Minister of France in China to Fr. Consuls in Shanghai, Hankou, Guangzhou, Hongkong, Yunnanfu, July 24th 1918, CADN Pékin 291; Crépin, Fr. Vice-Consul in Longzhou and Nanning, to Pichon, Minister of France in China, Oct. 21St 1918, CADN Pékin 231
[10] Fr. Delegate in Yunnan to Conty, Minister of France in China, Dec. 17Th 1915, CADN Pékin 361
[11]Lépice, Fr. Delegate in Yunnan, to Conty, Minister of France in China, February 17th 1915, CADN Pékin 231 361 11/3/15