Thuê v½ b±ng mÙt béc £nh chåp tranh kèm theo kích cá, thì trong mÙt ngày có ngay béc tranh y chang tranh th­t. ¢nh: TI¾N LONG

Mượn tranh quý để chép y như thật rồi trả lại bức tranh nhái; bán những vật dụng có giá trị trong gia đình, kể cả những đồ cổ quý trên bàn thờ rồi làm đồ mới thay vào…

Những chiêu lừa ấy được đánh giá có thể xảy ra đối với bất kỳ gia đình nào có hiện vật quý.

Mượn tranh thật, trả tranh nhái

Ông Hà Thúc Cần (H.T.C), một đạo diễn điện ảnh ở Sài Gòn, rất nổi tiếng trong nghề buôn bán cổ vật cũng như tranh tượng. Được biết đến là người rất sành sỏi, có chuyên môn rất cao về tượng Chăm và tranh Việt thời Đông Dương, song về cuối đời ông lại bị lừa hai vố ở chính thứ hàng mà mình rành nhất.

Giữa thập niên 1990, tại một ngôi nhà ở Sài Gòn, ông H.T.C. mua một tuyệt tác tranh của danh họa Dương Bích Liên vẽ chân dung một thiếu nữ. Chẳng ai nghi ngờ về chuyện thật giả vì bức tranh trông cũ kỹ, người bán cũng chính là chủ nhân và là nhân vật trong bức tranh.

Thuê vẽ bằng một bức ảnh chụp tranh kèm theo kích cỡ thì trong một ngày có ngay bức tranh y chang tranh thật – Ảnh: Tiến Long

Người phụ nữ này vốn là một dược sĩ, con cháu một gia đình khá tiếng tăm ở khu vực phố cổ Hà Nội. Trước năm 1945 khi còn là thiếu nữ, vẻ đài các “rất Hà thành” khiến nhiều chàng trai mê đắm.

Người thiếu nữ nhận lời làm mẫu cho rất nhiều họa sĩ thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Dương Bích Liên và được danh họa tặng bức tranh vẽ mình.

Sau năm 1975 nữ dược sĩ này cùng chồng con vào Nam, sinh sống ở Sài Gòn và không quên đem bức tranh kỷ vật theo vào. Một thời gian sau bà mất, những người con túng thiếu nên chấp nhận bán bức chân dung của mẹ cho ông H.T.C. với giá cao.

Mua xong, ông C. chuyển tranh sang Singapore bán. Bức tranh được nhà sưu tập Q. mua cùng lô tranh của nhiều họa sĩ Đông Dương khác, mỗi bức đến hàng chục nghìn USD.

Sau một thời gian sự việc tưởng chừng đã thành dĩ vãng, nào ngờ giới buôn bán ở TP.HCM rộ lên thông tin bức tranh ông C. bán là tranh nhái. Chuyện đến tai, ông Q. đưa bức tranh nọ đi thẩm định thì quả là tranh giả. Không nóng vội, ông Q. bay về TP.HCM bí mật tìm hiểu.

Lần theo manh mối, ông tìm đến nhà của một vị họa sĩ đã quá cố và gặp bức tranh tương tự của Dương Bích Liên.

Nhận ra đây là bức tranh thật, con cháu cũng đồng ý bán, ông mua về Singapore rồi đem đi giám định. Tranh thật 100%. Ông H.T.C. sau đó phải bồi thường bức tranh giả kia.

Thì ra suốt mấy mươi năm, chủ nhân bức tranh treo đồ giả mà không biết. Theo lời kể của con trai người dược sĩ đã quá cố, sau khi từ Hà Nội vào Sài Gòn ổn định cuộc sống, nhiều người trong giới họa sĩ biết bà vừa là người mẫu, vừa sở hữu bức tranh quý của Dương Bích Liên.

Một người bạn họa sĩ rất thân tình, sau nhiều lần đến ngắm nghía, khen ngợi đã mượn bức tranh về chép lại để treo cho vui và được chủ nhân đồng ý. Nào ngờ khi trả người họa sĩ không trả tranh gốc mà lại trả bức tranh nhái khiến sau này ông H.T.C. chịu một phen lao đao.

Vụ việc thứ hai diễn ra vào đầu thập niên 2000, khi ấy “chuyên gia Chăm” H.T.C. vào một hiệu buôn quen biết ở phố cổ vật Lê Công Kiều tại Sài Gòn. Người này giới thiệu bức tượng Chăm bằng vàng vốn gắn trên linga (sinh thực khí nam, gắn liền với tượng gọi là mukha linga – PV).

Trông bề ngoài có vẻ thật, kèm theo xuất xứ đào được từ Quảng Nam, ông H.T.C. mua về và đưa sang Hong Kong bán trong cửa hàng đồ cổ của mình. Một nhà sưu tập quốc tế đến mua với giá rất cao.

Tuy nhiên, sau một thời gian thì phát hiện là đồ nhái, nhà sưu tập này trả lại cho ông H.T.C.. Đem tượng nhái đến lại chủ cũ ở phố Lê Công Kiều, người này giả lả: “Cỡ chuyên gia đồ Chăm như chú mà còn nhìn không ra huống chi buôn bán xẹt xẹt như tụi con!”.

Người này cũng đồng ý nhận lại bức tượng, nhưng hoàn tiền bằng cách cấn lại các món đồ cổ khác với cái giá đội lên rất nhiều lần.

Những vố lừa ấy trở thành giai thoại “kinh điển” đối với giới cổ ngoạn Sài Gòn, đồng thời là bài học “giỏi thì đừng chủ quan” cho người trong giới.

“Anh ấy là người nổi tiếng mua bán đồ cổ cao cấp, nhất là tượng Chăm và tranh thời Đông Dương và là người có công rất lớn đặt nền móng cho vị trí cổ vật cũng như tranh Việt trên thương trường quốc tế. Hai vụ việc trên, số tiền bỏ ra để đền chẳng là gì đối với anh, nhưng mất mát lớn nhất của anh chính là mang tiếng bán đồ giả!” – một nhà nghiên cứu cổ vật ở TP.HCM nhận xét.

Đánh tráo hiện vật trên bàn thờ

Hơn một năm kể từ ngày ông T.P., người đang giữ ngôi phủ ở cố đô Huế, bán cái đĩa trà cổ trên bàn thờ tổ, con cháu và họ hàng ông vẫn hoàn toàn không biết gì. Ông nội của ông P. vốn là một vị quan có phẩm hàm khá lớn dưới triều Nguyễn nên cổ vật rất nhiều.

Chiếc đĩa trà đang thờ trên bàn thờ từ hơn cả trăm năm nay là đồ sứ ký kiểu do triều đình nhà Nguyễn đặt làm ở Trung Quốc, thuộc hàng có giá.

Đây gọi là “hàng chữ nhật” vì dưới đáy có ghi chữ “nhật” bằng Hán tự, biểu thị đồ triều Nguyễn đặt các lò sứ ở Giang Tây (Trung Quốc) làm để dùng riêng trong cung đình. Chiếc đĩa có đường kính gần một gang tay, vẽ đồ án sơn thủy rất đẹp.

Chung, một dân buôn đồ cổ, nhiều lần lân la đến làm quen với ông P., chủ yếu để hỏi mua đồ cổ. Thật ra từ trước đến nay ông P. đã bán đi khá nhiều đồ cổ quý hiếm, từ nhiều đồ dùng bằng gốm sứ, đồ gỗ gia dụng, áo dài ngày xưa và một số sách chữ Hán cổ, kể cả một số bức tranh bằng vải và giấy của gia đình.

Thế nhưng bộ đồ đồng và đồ sứ trên bàn thờ, mà quý nhất là chiếc đĩa sứ ký kiểu và cái khay gỗ sưa chạm trổ tuyệt đẹp thì ông P. chưa nghĩ đến.

Sau nhiều lần hỏi mua với giá lên đến mấy chục triệu đồng, ông P. bảo với Chung rằng nếu có một chiếc đĩa và một cái khay tương tự thế vào chỗ thờ thì có thể bán được.

Nghĩ rất nhiều kiểu, cuối cùng Chung cũng tìm được một cách. Anh ra chợ tìm mua một đĩa sứ trắng không hoa văn của Trung Quốc với kích thước tương tự. Đưa chiếc đĩa sang một cơ sở pháp lam của Huế, kèm theo bức hình đồ án trang trí trên chiếc đĩa thật và trôn đĩa có chữ “nhật”.

Cơ sở này vẽ đồ án màu xanh trắng lên chiếc đĩa và đem nung. Hình vẽ cái đĩa đánh tráo cho dù rất giống nhưng khá xấu xí và màu xanh khá non, không đạt. Nhưng theo lời ông P. thì sẽ chẳng ai trong gia đình và dòng họ có thể phát hiện.

“Không ai nghi ngờ đâu mà cũng chẳng ai dám đến bàn thờ lật đồ ra để xem đồ giả hay đồ thật cả!”. Tương tự, chiếc khay cũng được Chung chụp hình, đo kích thước rồi thuê nhóm thợ chạm ở Nam Phổ (Phú Thượng, Phú Vang) làm y như thật, giao cho ông P. để lấy cái khay gỗ sưa cổ rồi đưa ông mười mấy triệu đồng…

Theo lời của Chung thì bức hoành cuốn bằng gỗ dài 1,8m, sơn son thếp vàng khắc bốn chữ “nền nếp gia phong” cũng đã bị thuê làm mới và đánh tráo. Bức hoành cổ này được Chung mua từ hơn một năm trước, nay nằm trong tư gia một vị giáo sư ở Hà Nội.

 

Tác giả : THÁI LỘC

Nguồn : tuoitre.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.