Đồ gốm sứ với màu đỏ dưới men – red under glaze porcelain (gọi tắt là đồ gốm sứ men đỏ) có một lịch sử phát triển lâu đời xen lẫn nhiều truyền thuyết giai thoại hấp dẫn. Đồ sứ men đỏ được phân biệt với những bộ môn gốm sứ khác của Trung Quốc nhờ màu sắc đỏ rực, sống động, và dữ dội. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, màu đỏ tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc, và sự tốt đẹp.
Chính vì vẻ đẹp và ý nghĩa tốt lành của chúng, người TQ đã không ngừng tìm tòi và sản xuất ra rất nhiều màu đỏ dưới men trong suốt lịch sử gốm sứ lâu đời của mình. Và thường thì “cung” luôn ít hơn “cầu” rất nhiều lần, tại vì rất khó làm ra màu đỏ dưới men.
Người Trung Quốc có câu thành ngữ “Muốn phá sản, hãy làm sứ men đỏ”! Để hiểu vì sao chúng khó làm đến thế, chúng ta sẽ xem lại các giai đoạn lịch sử phát triển của dòng men này.
Nguồn gốc của màu đỏ dưới men:
Theo các tài liệu có được cho đến nay, màu đỏ dưới men sớm nhất được tìm ra vào thời Đường (618-907). Vào thời này chất đồng (bronze) được sử dụng rộng rãi trong các lò ở Changsha (Trường Sa- TQ đại lục, không phải quần đảo Trường Sa VN) để làm cho gốm sứ có màu xanh đồng, và người ta cũng đã phát hiện ra rằng nó sẽ chuyển sang màu đỏ nếu được nung ở nhiệt độ nhác.
Kỹ thuật này đã được cải thiện trong thời nhà Tống (960-1279), lò Quân (Jun) ở huyện Vũ tỉnh Hà Nam (Henan) đã tạo ra 1 loại men đỏ nổi tiếng gọi là Quân hồng. Tuy nhiên công nghệ nung chế chưa đựơc hoàn thiện, vì trong men đỏ còn lẫn những màu khác. Và nung 10 lò thì 9 lò hỏng, không cho ra được men đỏ.
Trong thời nhà Nguyên (1271-1368), ở Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây, nơi được xem là thủ đô của gốm sứ, người thợ thủ công bắt đầu chú trọng làm đồ gốm với màu đỏ dưới men, nhưng chưa hoàn thiện, lửa chưa cao, chưa lên tới cốt sứ. Vào thời Hồng Võ (Yongle) nhà Minh(1368-1644), đồ gốm men đỏ đã được cải thiện rất nhiều, và màu đỏ trở nên rực rỡ hơn trước, đồ sứ vẽ đỏ trên nền trắng rất phát triển. Sau đó, từ thời Tuyên Đức nhà Minh, đồ cốt sứ men toàn đỏ lần đầu được làm ra cho các nghi lễ cúng tế, được gọi với cái tên là “Tế hồng” (Jihong). “Tế” (Ji) có nghĩa là hy sinh -hiến tế và hồng (hong) có nghĩa là màu đỏ.
Đồ sứ “Tế hồng” được sản xuất tại Cảnh Đức Trấn vượt trội so với các dòng gốm sứ trước đó, cả về “ánh” và “sắc”. Nhưng để có được những món men đỏ cốt sứ thì phải nung ở nhiệt độ cao, rất khó kiểm soát. Ngoài ra, nhiều vật liệu quý như đá quý, san hô, ngọc trai, ngọc thạch, ngọc bích, và vàng được thêm vào với một tỷ lệ bí mật tạo nên sắc đỏ huyền bí của men Tế Hồng.
Danh tiếng của đồ sứ men đỏ Tế hồng được truyền tụng cho đến tận ngày nay. Nhiều chuyên gia gốm sứ nhận định “lịch sử gốm sứ Trung Quốc không thể không nhắc tới men Tế hồng”. Nó nổi tiếng đến nổi không người TQ nào lại chưa từng nghe qua câu chuyện truyền thuyết (dưới đây) về màu men đỏ huyền bí này.
Truyền thuyết về men Tế hồng:
Tương truyền dưới thời Tuyên Đức nhà Minh, hoàng đế muốn có 1 bộ đồ sứ màu đỏ (đồ sứ chứ không phải đồ gốm, men toàn đỏ chứ không phải men chỗ đỏ, chỗ trắng…) để tế thần mặt trời, bèn ra lệnh cho Quan đốc gia Trấn Cảnh Đức đốc thúc chế tạo. Những người thợ ngày đêm làm việc cật lực nhưng không sao tạo ra được. Quan đốc bèn cho giam giữ những người thợ tại xưởng, ép phải làm ra mới cho về, nếu không họ sẽ bị xử tử.
Có cô gái tên là Thuý Lan (翠蘭-Cuilan) con của 1 nghệ nhân già, thấy cha mình già yếu mà bị giam cầm vô lý, phẫn uất bèn nhảy vào lò lửa đang nung, muốn lấy mạng để phản đối quan đốc. Hai hôm sau khi mở cửa lò nung thì lạ thay mấy món đồ sứ kia đều có màu đỏ như máu. Vua Tuyên Đức rất hài lòng, chỉ cho dùng trong việc tế tự, gọi là men Tuyên Đức Tế. Còn người đời kháo nhau rằng máu cô gái Thuý Lan đã nhuộm đỏ đồ sứ, và gọi màu men đỏ ấy là men “Thuý hồng” (theo tên cô gái). Và sau này mỗi kh
Thực tế về men Tế hồng:
Sau khi được tìm ra vào thời Tuyên Đức nhà Minh, đã có biết bao thế hệ người thợ gốm sứ TQ đã nổ lực để sản xuất tái tạo đồ sứ men tế hồng, nhưng kết quả chưa được tốt. Suốt mấy trăm năm sau, thỉnh thoảng vẫn có vài mẻ gốm cho ra đồ sứ tế hồng, nhưng chỉ là sự may mắn tình cờ, chứ vẫn chưa tìm ra công thức men tế hồng. Ví dụ như lò sứ Công Tôn- có hơn 150 năm cha truyền con nối ở Trấn Cảnh Đức đã từng làm lại được men tế hồng vào những năm 1930s. Đó là 1 chiếc hộp sứ nhỏ có nắp (đựng mực in con dấu), lúc đó bán được hơn 80 đồng bạc trắng. Một cái giá khủng khiếp vào thời ấy!
Bảo tàng Trấn Cảnh Đức hiện đang lưu giữ hơn 1 vạn món sứ cổ các loại, đặc biệt 2 triều Minh-Thanh. Dù là Bảo tàng gốm sứ có quy mô lớn nhất Trung Quốc, nhưng họ cũng chỉ lưu giữ được chưa tới 10 món tế hồng. Trong đó món tế hồng Tuyên Đức nhà Minh chỉ còn nửa cái!
Năm 1982 trong khi thi công đào đường điện ngầm ở Trấn Cảnh Đức, người ta đã phát hiện dấu tích của 1 lò sứ ngự dụng thời Minh Vĩnh Lạc trong đó có nhiều mảnh gốm men đỏ tế hồng vỡ nát trong lòng đất. Điều đặc biệt là cách mảnh ấy ghép với nhau thành 1 món đồ hoàn chỉnh. Thì ra các món tế hồng này bị cố tình đập vỡ. Chúng không phải phế phẩm vì không hề có tỳ vết, nhiều món còn rất hoàn mỹ. Các chuyên gia giải thích rằng, vì các món sứ men tế hồng chỉ được dùng trong triều đình. Do đó sau khi chọn lọc vài món đẹp nhất, số còn lại bị đập bỏ, cấm dân thường dùng các món men tế hồng này.
i muốn làm lại đồ sứ men đỏ này, tương truyền phải tế sống một thiếu nữ, nên đồ sứ men đỏ này cũng còn gọi là “tế hồng”-Jihong. Đó cũng là tên gọi thường dùng hiện nay trong các catalogue tài liệu cổ vật gốm sứ Trung Hoa.
Để kỷ niệm và để nhắc nhở đời sau về sự tích này, mỗi khi đóng cửa lò, người thợ gốm TQ thường xây thành hình cô thiếu nữ, tập tục ấy vẫn còn giữ đến ngày nay.
Từ đó về sau các vua chúa không tiếc công sức, tiền của cho làm lại men tế hồng. Nhưng cũng như vật báu trong truyền thuyết, chúng rất khó làm lại được cho đến tận bây giờ. Nhưng vào thời Thanh-Khang Hy thì có tìm ra một loại men đỏ gần tương tự -men Lan Hồng. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu kỹ ở phần sau.
Thực tế về men Tế hồng:
Sau khi được tìm ra vào thời Tuyên Đức nhà Minh, đã có biết bao thế hệ người thợ gốm sứ TQ đã nổ lực để sản xuất tái tạo đồ sứ men tế hồng, nhưng kết quả chưa được tốt. Suốt mấy trăm năm sau, thỉnh thoảng vẫn có vài mẻ gốm cho ra đồ sứ tế hồng, nhưng chỉ là sự may mắn tình cờ, chứ vẫn chưa tìm ra công thức men tế hồng. Ví dụ như lò sứ Công Tôn- có hơn 150 năm cha truyền con nối ở Trấn Cảnh Đức đã từng làm lại được men tế hồng vào những năm 1930s. Đó là 1 chiếc hộp sứ nhỏ có nắp (đựng mực in con dấu), lúc đó bán được hơn 80 đồng bạc trắng. Một cái giá khủng khiếp vào thời ấy!
Bảo tàng Trấn Cảnh Đức hiện đang lưu giữ hơn 1 vạn món sứ cổ các loại, đặc biệt 2 triều Minh-Thanh. Dù là Bảo tàng gốm sứ có quy mô lớn nhất Trung Quốc, nhưng họ cũng chỉ lưu giữ được chưa tới 10 món tế hồng. Trong đó món tế hồng Tuyên Đức nhà Minh chỉ còn nửa cái!
Năm 1982 trong khi thi công đào đường điện ngầm ở Trấn Cảnh Đức, người ta đã phát hiện dấu tích của 1 lò sứ ngự dụng thời Minh Vĩnh Lạc trong đó có nhiều mảnh gốm men đỏ tế hồng vỡ nát trong lòng đất. Điều đặc biệt là cách mảnh ấy ghép với nhau thành 1 món đồ hoàn chỉnh. Thì ra các món tế hồng này bị cố tình đập vỡ. Chúng không phải phế phẩm vì không hề có tỳ vết, nhiều món còn rất hoàn mỹ. Các chuyên gia giải thích rằng, vì các món sứ men tế hồng chỉ được dùng trong triều đình. Do đó sau khi chọn lọc vài món đẹp nhất, số còn lại bị đập bỏ, cấm dân thường dùng các món men tế hồng này.
Các mảnh vỡ đồ sứ tế hồng thời Minh (hiện vật khai quật tại Cảnh Đức Trấn-TQ)
Vài món sứ Tế hồng thời nhà Minh và Thanh trong các Bảo tàng TQ & ĐàiLoan.
Cận cảnh men tế hồng (chiếc tô bên trên)
Men tế hồng hay còn gọi là men đỏ huyết bò (tiếng Pháp kêu “sang de beuf”) có cấu tạo phức tạp, điều kiện nung phức tạp, tỉ lệ thành phẩm rất thấp. Men của nó có màu máu (huyết), là loại men tản xạ, loại men không chảy, nên khi nung hộp phấn, nắm và thân không bị dính vào nhau. Và đáy của nó không có dấu vết của sự chảy men, mà luôn tạo ra đường viền trắng, được gọi là “biên lan thảo”. Xem cận cảnh men tế hồng không rạn và hơi đục vì có nhiều bọt khí li ti. Đây là đặc điểm phân biệt rõ nét nhất về men tế hồng so với các loại men hồng khác.
Khi chế tạo men tế hồng thường phải cho thêm những nguyên liệu quý như vàng, đá quý, mã não… điều đó càng làm cho men tế hồng giá trị hơn. Nhưng cũng chính vì công thức chế tạo quá phức tạp, cộng với truyền thống “bí mật gia truyền” của người TQ, nên loại men ấy đã thất truyền từ thời Tuyên Đức, đời sau rất ít khi tái tạo được. Hơn nữa thường chỉ dùng trong việc tế tự cung đình nên vật phẩm lưu truyền trong dân gian rất ít. Vào thế kỷ 19, các học giả phương Tây cũng đã cố gắng phân tích các thành phần hóa học của men tế hồng, nhưng nỗ lực của họ để tái tạo loại men tương tự bị thất bại.
Lọ hoa nhỏ men tế hồng, phần tiếp giáp có biên lan thảo. St: Tin.
Hiệu Tuyên Đức Niên Chế nhưng có lẽ làm lại vào cuối Thanh (TK19-20).
Bởi vậy người thợ gốm TQ thường truyền miệng nhau câu thơ sau:
Quan cổ diêu thành sứ Tế hồng,
Cảnh nan toàn mỹ phí lương công
Sương thiên tịnh tảo tinh tâm hợp
Nhất dạng đoạn thiêu bách bất đồng.
(Thầy Nguyễn Văn Thoa đọc từ ảnh chụp)
Dịch thơ:
Lò ngự muốn nung sứ Tế hồng
Khó mà toàn mỹ phí khổ công
Ngày sương sớm nắng tinh tâm hợp
Vật liệu đốt nung luôn bất đồng.
Trong những năm 1950, Trấn Cảnh Đức đã thành lập một trung tâm sản xuất đồ sứ màu dưới men. Nhiều thợ thủ công dày dạn kinh nghiệm đã được triệu tập để nghiên cứu các kỹ thuật nung khác nhau để tái tạo đồ sứ men hồng. Đó thật sự là một đề tài tầm cỡ quốc gia của đât nước hơn 1 tỷ dân. Và sau khi thử nghiệm liên tục nhiều năm, vào năm 1986 các nhà nghiên cứu cuối cùng cũng tái tạo được men Lan Hồng (sẽ nói tới ở phần 2) nhưng vẫn chưa thành công ở men Tế Hồng. Mãi đến năm 1998, nhóm nghiên cứu Changsha RED đã tái tạo thành công một vài món sứ Tế Hồng. Họ đã được thực hiện với lò nung truyền thống, và 35 tấn gỗ đã bị đốt cháy để sản xuất chúng. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công cho ra men tế hồng là rất ít và vẫn còn rất khó kiểm soát màu men ở nhiệt độ cao.
(còn tiếp)
tác giả: Như AnhTin.
Tài liệu tham khảo:
*Bài viết “The legend of blood red porcelain” từ www.chinaculture.org : trang web chính thức của Bộ Văn Hóa Trung Quốc.
*Phim tài liệu “Những báu vật Trung Hoa”, Đài Truyền Hình Việt Nam VTV2, nguồn CCTV4 -Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc.
Bài này hay quá, nhưng tôi nhìn cái hình phóng to có thấy bọt nhỏ li ti như trong bài viết đâu nhỉ? tôi thấy giờ trên thị trường nhiều đồ gốm này nhưng vẫn chưa biết cách phần biệt, nhờ bạn chỉ giùm kỹ hơn nữa
men này tôi làm cách nay khoảng gần 10 năm, đốt lò gas, 100% sản phẩm ra màu đỏ.
Cảm ơn dịch giả, bài viết cung cấp rất nhiều tư liệu hay và quý về dòng men Tế Hồng huyền thoại. Tôi tình cờ và may mắn có được một món Tế Hồng, đọc xong bài này càng ngắm càng thêm trân quý. Tôi sẽ cố gắng sưu tập thêm dòng men trấn quý này. Bạn nào có cùng đam mê mong được kết bạn để học hỏi trao đổi. ĐT 0962.782236.