Tôi nhớ lại cái Tết năm tôi bước sang tuổi “Băm”, cái tuổi “tam thập” người xưa dậy là phải biết “lập thân, lập nghiệp”, tức cưới được vợ, tậu được trâu, xây được nhà ở riêng… Nhưng có lẽ thời nay ít người làm được cả như vậy, bởi đó toàn là chuyện qúa to tát trong thời buổi kim tiền này?

Giờ đây việc “lập thân, lập nghiệp” để thành đạt ở lứa tuổi đẹp nhất cuộc đời của thế hệ tôi không được như ông cha mình. Mỗi thời mỗi khác. Thời nay chúng tôi đọc báo, nghe đài, xem Tivi, lên mạng, được biết những người thành đạt được tôn vinh là những người trở thành Doanh nhân có lắm tiền, nhiều của, nộp thuế nhiều, giải quyết công ăn việc làm được cho nhiều người. Còn thời những chiến sỹ cộng sản hoạt động chống thực dân Pháp, phong kiến bù nhìn, địa chủ cường hào … thì khác. Chẳng như ông nội tôi, chỉ mới 18 tuổi đã theo anh em thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng chống Tây, rồi được Đảng giao nhiều cương vị quan trọng, qua tù đầy nhiều nơi nên được rèn luyện, thử thách trước cái sông, cái chết, vẫn không rời lý tưởng vì dân, vì nước, vì đồng đội…

Chân đèn gốm men tráng ngà triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 17

Đến khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông mới 25 tuổi đã là một cán bộ cao cấp của chính phủ Cụ Hồ. Năm đó, các đồng chí của ông cũng nắm giữ các cương vị lãnh đạo của chính quyền cách mạng non trẻ ấy với hàm, cấp cao và họ cũng chỉ đều mới dưới ba bốn muơi tuổi. Còn với văn nghệ sỹ làm nên sự nghiệp ngay trong những ngày tháng cướp chính quyền ấy đã có nhưng sáng tác để đời, họ cũng trong cỡ tuổi ông tôi… Ngay Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Cách mạng Tháng tám 1945 thành công, được tôn vinh là “Cha gìa dân tộc” như một số bài thơ, bài hát ca ngợi, Người cũng chỉ mới 56 tuổi. Qủa thời thế tạo anh hùng!
Còn đến thời bố tôi thì sinh ra và được nuôi dưỡng trong lòng chính thể Việt Nam Dân chủ – Công hòa, sống trong bom đạn qúa gian nan nơi chiến khu khi còn bé xíu, nhưng rồi vẫn được nhà nước chăm lo học hành để trưởng thành, rồi lại theo cha anh đi bộ đội chống Mỹ. Thế hệ bố tôi nhiều thanh niên đã ngã xuống khi còn rất trẻ vì đất nước này hôm nay. Những người còn lại qua cuộc chiến ác liệt ây hầu như đều trở thành những con người vững vàng trong cuộc sống ngày càng đa sắc, đa mầu, đầy cạm bẫy những vẫn không bị tha hóa. Có thể tự hào về thế hệ ông cha mình và họ xứng đáng được mọi người qúy trọng mãi mãi.

Có lần tôi hỏi: Bố ơi tại sao thời ông nội, thời bố, các cụ đều còn trẻ mà làm được nhiều việc lớn cho đất nước vậy? Ông cười và nhẹ nhàng: Theo bố nghĩ, vận nước ta cứ vài trăm năm mới có một lần xuất hiện cả một thế hệ người có đức, có tài. Tính từ khi người Việt ta đánh đuổi được phong kiến Trung Hoa để dựng lên được một nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên cách nay trên ngàn năm có Lý Công Uẩn ở TK 10, rồi bao năm sau mới có Vua quan Nhà Trần TK 13 đã lãnh đạo quân dân đất Việt chiến thắng giặc Nguyên Mông tới 3 lần mà tiêu biểu là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão…Tiếp theo mãi đến TK 15 mới lại xuất hiện thế hệ Lê Lợi, Nguyễn Trãi lập chiến khu để đánh đuổi được giặc Minh dựng lại cơ nghiệp. Rồi lại đến thế kỷ 17 đất nước xuất hiện anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ tống khứ quân nhà Thanh thống nhất giang sơn, rồi sau đó với công lao mở cõi về phương Nam để nước ta thành hình chữa S như hôm nay phải kể đến công lao các Chúa và nhà Nguyễn ra đời TK 18. Đến TK 20 thì xuất hiện thế hệ Hồ Chí Minh hôm nay. Đất nước có Vận con ạ.

Còn đến thế hệ tôi hôm nay đứng về phương diện làm một con người hoàn thiện có ích cho đời thì tôi cảm thấy thiếu tự tin vì chưa đâu vào đâu. Còn về phương diện hưởng thụ vật chất thì được biết mùi qúa nhiều so với thế hệ cha ông đã sinh ra mình. Điều đó cũng chẳng đáng trách gì, bởi chính thế hệ các cụ cũng đã hy sinh và ước nguyện cho một thế hệ người Việt Nam mai sau được sống sung sướng trên đất nước độc lập, tự do ngang bằng với các quốc gia khác. Cũng giống như các nước công nghiệp phát triển, thế hệ cha ông nhiều đời trước đã để lại qúa nhiều lộc cho con cháu, cho nên thấy họ sống sung sướng, còn thế hệ chúng tôi hôm nay phần hưởng thụ vật chất thì được nhiều, còn phần “vì mọi người” như thời ông cha thì ít. Chính tôi cũng nhận ra điều đó, tức là còn biết nghĩ hơn khá nhiều so với đám bạn cùng trang lứa. Thế rồi tôi bắt đầu có ý thức chủ động hỏi bố mẹ tôi nhiều chuyện gia đình, họ hàng, xã hội của thời ông bà mà tôi còn lơ mơ chưa được biết.

Tước hoa lam, triều Lê Sơ, Thế kỷ 15

Và rồi tôi nghĩ, đúng là các cụ xưa đã có câu: “Con có khóc mẹ mới cho bú”, do vậy tôi nói với bố hãy cho tôi một số kỷ vật trong bộ sưu tập của ông để tôi bắt đầu theo ông. Nghe vậy Cụ phấn khởi ra mặt vì thấy tôi đã bắt đầu biết nghĩ để làm một người tự trưởng thành trong xã hội kim tiền hôm nay. Con người kể cũng lạ, tôi đang cùng lũ bạn ngoài công việc chỉ để thời gian sống buông thả tận hưởng các lạc thú trên đời, nay bỗng chốc nghĩ lại thấy cũng vô vị. Đâm ra tôi mới có suy nghĩ khác.
 
– Công việc các anh chị làm hôm nay khác hẳn với chúng tôi ngày trước, nhưng đối xử với những kỷ vật của tiền nhân thì sẽ chẳng khác nhau. Tôi tin vậy. Anh đã có ý muốn chơi cổ vật thì Tết năm nay mở đầu, tôi sẽ trao cho anh một bộ ấm chén uống rượu TK 15 bằng Gốm Việt cổ để anh lưu giữ. Sau đó nếu anh có tâm chơi cổ vật, chịu khó học hỏi và trân trọng lưu giữ chúng với hiểu biết các gía trị đích thực thì tôi sẽ chọn để chuyển lại cho anh những món đáng giữ trong bộ sưu tập của tôi. Tất nhiên anh cũng phải giành tiền để tự đi mua những món đồ mà anh ưa thích mới vũng lên được.

Nghe vậy tôi qúa mừng vì nhận ra bắt đầu ông cụ tin tôi, tin chính thằng con luôn nghĩ và làm toàn chuyện vô thưởng vô phạt trong cái gia đình bé nhỏ này của cụ. Tôi theo ông cụ lên phòng lưu giữ đồ cổ của ông mà trước đây tôi rất ít vào.

– Anh có biết tại sao mở đầu tôi lại chọn món này cho anh không? Ông cụ vừa nói vừa bê ra một chiếc bầu đựng rượu cùng bộ chén bằng gốm Việt cổ.

– Con chưa hiểu. Tôi nhún vai đáp và mắt không rời khỏi những món đồ.

– Là thế này. Đàn ông có học khi trưởng thành ai chả muốn làm được việc có ích cho gia đình và cho đời phải không nào?, thế nhưng họ cũng không dễ từ bỏ được những ham muốn mà người đời cho là tầm thường như rượu chè, trai gái, cờ bạc. Ngàn đời là như vậy. Là đàn ông mà “Nói không” các mùi vị này thì cũng cực đoan vớ vẩn để rồi khi về già thì thấy tiếc đời. Vấn đề là ta biết chừng mực con ạ. Do vậy tôi tặng anh bộ dụng cụ uống rượu cổ xua này, không phải khuyến khích anh uống nhiều, mà để anh biết những món này từ TK 15 người Việt xưa đã chế tạo ra chúng để xuất khẩu.

– Ngày xưa người Việt ta đã làm hàng xuất khẩu hả bố? Tôi ngạc nhiên hỏi ông cụ.

– Thế đấy. Không phải bây giờ thời “Đổi Mới”, “Mở cửa” người Việt ta mới biết làm hàng xuất khẩu. Tôi thấy ngày nay các anh hàng ngày nói nhiều về nhiệm vụ xuất khẩu nhiều hàng hóa Việt Nam ra thế giới, rồi thực hiện chiến lược hướng ra biển Đông để phát triển kinh tế là qúa phải, ấy vậy mà cha ông ta xưa đã làm rồi. Hiện vật còn đó.

– Qủa con chưa hiểu điều đó. Hôm nay bố nói con mới hiểu. Thế nhưng hôm nay con gửi lại đây, mai con đi mua tủ mang về phòng riêng, rồi con sẽ mời mấy bạn thân đến nhà xin nhận bộ ấm chén cổ này của ông để rót rượu mời mọi người chứng kiến.

– Được. Thế cũng phải. Anh nhờ mẹ làm vài món để thành tâm thắp hương mời các cụ về chứng gíam.

Thế rồi sau sự việc tưởng chừng không quan trọng ấy, đời tôi đã sang trang. Tôi cưới vợ, sinh con, gia đình êm ấm. Bên cạnh công việc mưu sinh để làm nghĩa vụ chồng, cha và con, tôi lặng lẽ theo gương bố mẹ mình sống và làm việc vui vẻ cùng thú tầm chơi cổ vật. Ngoài công việc, đi đây đi đó khắp nơi, giao lưu tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội qua cuộc chơi cổ vật, tôi vẫn luôn học ông cụ để có thêm kiến thức văn hóa nên làm chủ được cuộc chơi. Bộ sưu tập riêng của tôi cũng ngày một nhiều thêm, tất nhiên những món qúy là của ông cụ cho là chính.

Một hôm tôi hỏi cụ: Bố ơi, con chưa hiểu những món cổ vật có tên “Bí hý đồ” là gì ạ?

– Anh biết nước ta ngày nay có một số dòng văn hóa khác nhau còn tồn tại do lịch sử cha ông xưa đã mở cõi vào phương Nam. Cổ vật văn hóa Chămpa Trung bộ, văn hóa Óc Eo Nam bộ có thờ Linh ga-Yuni mà ngày nay gọi là văn hóa Phồn thực. Đó là biểu tượng của ước mong sinh tồn duy trì nòi giống của người xưa sống giữa trời đất thiên nhiên khắc nghiệt. Còn với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, nhưng nền văn hóa vĩ đại của Châu Á và nhân loại hiện tại còn lưu giữ rất nhiều hình ảnh trên đá, gốm sứ, gỗ… các cảnh làm tình của con người. Do một thời ở ta coi điều đó là không hay ho dì nên cấm kỵ, nhưng nay thì nhận thức đã từng bước văn minh hơn theo nhân loại, cho nên đã có những món cổ vật ghi lại những cảnh sinh hoạt tình dục đó của con người đã được một số ít các nhà sưu tập tìm kiếm. Ngay Trung Quốc giờ đây đã có một Bảo tàng tư nhân trưng bầy hàng trăm cổ vật loại này và người trong, ngoài nước đến thăm nườm nượp.

– Thú vị qúa. Bây giờ con mới hiểu.

– Thế anh có biết hiện mẹ anh đang cất giữ một số đồ sứ Trung Hoa làm ra cuối TK 19, đầu TK 20 mà tôi đã bí mật sưu tập cách đây trên chục năm không? Mẹ anh cũng là người hiểu các gía trị nghệ thuật đó nên mới trân trọng giữa lại đấy. Chắc rồi anh cũng mê những món”Bí hý đồ” này? Mẹ đi chợ về, anh xin mẹ cho xem.

– Thật tuyệt vời. Chắc bố mẹ sẽ cho con rồi?

Ông cụ mỉm cười. Lần này thì anh phải bàn với vợ xuất tiền cho mẹ anh mới hòng có được!

– Con xin giơ cả hai tay.

… Từ ngày có một sưu tập cổ vật nho nhỏ nhưng khá độc đáo do được ông cụ truyền cho, tôi cảm thấy mình yêu gia đình, yêu cuộc sống hơn để quyên đi sự căng thẳng của cuộc mưu sinh, quyên đi lối sống phương Tây đang tràn mạnh vào xứ sở này cùng nhiều tỷ đô la để đầu tư phát triển kinh tế. Vợ chồng tôi vẫn sống bên các cụ trong một ngôi nhà nhỏ, nhưng tôi vẫn giữ được thói quen là: Cứ vào ngày trong nhà có giỗ, Tết, tiếp khách qúy là tôi lại mang bộ ấm chén cổ mà ông cụ cho tôi để mời khách uống rượu và tất nhiên phải có cụ tôi dùng. Âu đó cũng là một việc nhỏ để tri ân cha mẹ./.

Lý Đức Gia
(Tết Mậu Tý 2008)

1 thought on “Nhớ Tết nhập môn cổ vật

  1. Khó hiểu quá tác giả viết ko ra tiếng việt ko ra tiếng nc khác cháu chỉ biết tiếng việt đọc không hiểu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.