Linga b±ng vàng và nhóm hiÇn v­t °ãc cho là thuÙc vn hóa Óc Eo th¿ k÷ thé 5-6 ang tr°ng bày t¡i B£o tàng LËch sí VN t¡i TP.HCM. ¢nh: THÁI LØC

Giới chuyên môn đang xì xào nghi chiếc linga bằng vàng được Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM mua với giá tương đương 4 lượng vàng chỉ là đồ giả.

Một sinh thực khí nam (linga) bằng vàng nhỏ cỡ ngón tay út nhưng gây được sự chú ý đặc biệt của nhiều người tham quan tại gian trưng bày văn hóa Óc Eo (nền văn hóa của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7) thuộc Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM.

Đồ Óc Eo thế kỷ thứ 5 – 6

Cuối năm 2007, phái đoàn của Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM đã lên đường về thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang) để mua linga vàng, được cho là phát hiện trong vườn nhà dân. Người bán là bà Đỗ Thị Luyến (ấp Tân Hiệp B, thị trấn Óc Eo).

Linga bằng vàng và nhóm hiện vật được cho là thuộc văn hóa Óc Eo thế kỷ thứ 5 – 6 đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử VN ở TP.HCM – Ảnh: THÁI LỘC

Ngoài người của bảo tàng, cùng đi còn có một vị giáo sư chuyên ngành khảo cổ và ông Vũ Kim Lộc, nhà chuyên môn về cổ vật bằng kim loại quý.

Một người trong đoàn khi ấy kể: đến nhà, bà Luyến đưa ra linga bằng vàng và mấy mảnh vàng vụn, đất bên trong cái hộp vẫn còn lõm hình linga.

Sau khi hỏi han gia chủ và trao đổi chuyên môn, lãnh đạo bảo tàng quyết định mua với giá tương đương bốn lượng vàng…

Hồ sơ hiện vật cho biết chiếc linga bằng vàng dài 25,51mm, cạnh dưới 7,47 x 7,29mm, nặng 5,38 chỉ, một miếng lá hình hoa cùng một số lá vàng “phèo” mỏng và một hộp đồng hình tròn bị vỡ nắp đường kính gần 7cm…

Biên bản giám định lập tháng 11-2007 ghi rõ: “Sau khi xem xét kỹ các hiện vật và thảo luận (hội đồng) nhất trí như sau. Các hiện vật số thứ tự một (linga), hai (miếng vàng) và ba (“phèo” vàng) đều là vàng thật. Hiện vật số một và hai ở tình trạng nguyên vẹn.

Hiện vật thứ ba và bốn (hộp đồng) bị mủn nát, không có khả năng phục nguyên… Kỹ thuật tạo tác và trang trí hiện vật thuộc văn hóa Óc Eo. Kết luận: các hiện vật trên thuộc văn hóa Óc Eo, thế kỷ thứ 5 – 6”.

Kèm theo hồ sơ này còn có giấy cam đoan viết tay của bà Đỗ Thị Luyến với nội dung cam kết là đồ thật đào được trong vườn nhà: “Là đồ chính tay tôi đào được, không trao đổi, sửa chữa. Tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn lại số tiền nếu cơ quan chức năng giám định là đồ giả”…

Khi nhóm hiện vật này được đưa ra trưng bày thì bắt đầu xuất hiện nhiều lời xì xào trong giới chuyên môn.

Theo một người chuyên đồ cổ kim loại quý ở TP.HCM: “Người trong nghề nhìn qua là biết ngay đồ mới vì đường nét rất thô, kỹ thuật chế tác rất thường, sơ đẳng, đặc biệt là cái này không có lớp patin (thường được gọi là lớp thời gian, tương tự một dạng “phong hóa”- PV) phủ bên ngoài”.

Một vị cán bộ thuộc Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM cho biết rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp của ông và người nước ngoài đến tham quan đều bảo sao bảo tàng trưng bày đồ giả. “Họ nói nặng lời lắm. Tôi biết chứ sao không…” – vị này bức xúc.

Về chuyên môn, vị này nhận xét: “Hồi xưa vật thiêng như thế này người ta thường đúc liền khối rất đẹp. Chất vàng xưa cũng rất khác, màu vàng xưa cả ngàn năm thì sậm lại, nhìn qua ấn tượng ngay liền.

Trong khi hiện vật này làm không đạt, vết mài giũa rất cẩu thả. Riêng phần cuối, bốn cạnh tượng trưng cho bốn mặt của thần Brahma thì làm quá vụng và dấu vết làm mới quá lộ liễu!”.

Có bị đánh tráo?

Nhà bà Đỗ Thị Luyến ở trên đường mòn vào chân núi Vọng Thê (Ba Thê) tại ấp Tân Hiệp B, thị trấn Óc Eo. Tiếp chúng tôi, bà vui vẻ kể lại chuyện đào được vật quý:

“Khoảng giữa năm 2006 khi đào trong sân vườn để trồng cây, tôi cuốc nhằm những tảng đá cứng. Kinh nghiệm cho thấy đây có thể là một ngôi mộ cổ, tôi trao đổi với người con rể hi vọng tiếp tục đào sẽ có nhiều hiện vật quý.

Hết lớp đá cứng đến lớp đá mục, tôi tiếp tục đào và gặp lớp gạch chất theo hình vuông. Tách lớp gạch ra là gặp một chiếc hộp bằng kim khí hình tròn.

Viên gạch cổ mà bà Luyến thu được khi đào sâu và bắt gặp linga bằng vàng – Ảnh: THÁI LỘC

 

Cầm hộp lên mở ra thì nắp hộp vỡ vụn, bên trong có một vật màu vàng và nhiều mảnh vàng rất mỏng. Tôi cũng có ý đào quanh nhưng chẳng gặp thứ gì quý giá nên lấp lại”.

Thời gian đầu rất nhiều thương lái đồ cổ đến hỏi mua. Có người trả đến hai, ba lượng vàng nhưng bà không bán. Một bảo tàng của An Giang được một người giới thiệu đến, bà Luyến đòi bốn lượng vàng, đơn vị này không mua.

Sau đó, một vị phó giám đốc bảo tàng này giới thiệu cho Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM về xem, họ đồng ý mua giá bốn lượng vàng, lúc ấy là 52 triệu đồng.

Chúng tôi may mắn tìm gặp được người giới thiệu, đó là ông Út Hoa (tên thật là Phạm Ngọc Hoa, chủ một cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng) tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn.

Ông Hoa cho biết rất nhiều lần đến coi và trả giá đến 30 triệu đồng nhưng bà Luyến không bán, do đó mới giới thiệu cho bảo tàng.

“Hồi đó ai muốn chụp thì chụp, ai muốn làm gì thì làm à. Tôi đến cầm trên tay rất nhiều lần. Nhưng muốn lấy về thì phải chồng tiền đủ cho bà mới lấy được”, ông Út Hoa kể.

Khi chúng tôi đưa ảnh cho xem, ông Hoa cho rằng hiện vật này sao quá lạ, nhất là cái nốt trắng nằm ở dưới trước đây không có sao bây giờ lại có.

Từ sự nghi ngờ này, ông Hoa cho rằng lúc trước nếu muốn đánh tráo thì rất dễ, chỉ cần đến xin đo vẽ rồi về làm lại một cái y chang, đến xin xem, nhanh tay là đánh tráo được liền.

“Cầm đi cầm lại nhiều lần nhưng tui là người uy tín. Hồi đó tui không suy nghĩ chứ muốn đánh tráo cũng không khó lắm!”.

Điều này phù hợp với lời của bà Luyến: “Hồi đó cứ hai ba ngày là có người buôn, rồi người ngoài tỉnh, ngoài huyện vào xin coi, tôi cho coi hết. Nhưng ai trả đúng tiền tôi mới cho đem đi!”.

Ông Hoa cung cấp một thông tin đáng lưu ý: có ông vốn là “siêu sao” về đồ giả Óc Eo, “đồ gì làm cũng như thật”. Người này cũng nhiều lần lui tới nhà bà Luyến xem hiện vật. Người thứ hai mà ông nghi ngờ chính là ông Vũ Kim Lộc, người chuyên đồ vàng cổ đi theo đoàn về mua hiện vật.

Trước sự nghi ngờ của ông Út Hoa, ông Vũ Kim Lộc khẳng định: “Tôi có theo đoàn đi mua hiện vật nhưng chỉ được mời miệng và đi theo dạng tham quan.

Khi xem qua, bằng kinh nghiệm của mình tôi thấy đây không phải đồ thật. Và tôi cũng đã có ý kiến về điều này. Nhưng những người có trách nhiệm trong đoàn không quan tâm đến ý kiến của tôi và họ quyết định mua.

Có lẽ do tôi là một người không có bằng cấp. Song những người có bằng cấp xác định đồ thật và mua thì đó là việc của họ. Tôi không chịu trách nhiệm!”.

Tin ai đây?

Ông Hoàng Anh Tuấn, giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM, rất ngạc nhiên trước thông tin hiện vật linga bằng vàng bị nghi là đồ giả.

Ông cho biết mình về làm giám đốc sau này nên chỉ là người kế thừa. Ông nói nên hết sức thận trọng vì điều nghi ngờ chưa biết đúng hay sai.

“Đây là chuyện rất tế nhị vì hội đồng là những người có trách nhiệm. Trong thời điểm hiện tại có những nhà chuyên môn thì mình phải tin vào nhà chuyên môn chứ. Bây giờ có nghe người này nói cái này là đồ giả, người kia nói là đồ thật thì tin vào ai?

Tin vào hội đồng thẩm định của Nhà nước hay là tin vào những tư nhân bên ngoài? Cái đó cũng khó!”.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết sẽ trao đổi lại với hội đồng thẩm định về nghi vấn này.

 

Tác giả : Thái Lộc

Nguồn : tuoitre.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.