Sắc phong thần hay sắc phong cho thành hoàng làng là một loại hình văn bản Hán Nôm quan trọng trong hệ thống văn bản Hán Nôm hiện còn ở các làng xã Việt Nam. Hiện tại, sắc phong chưa được chú ý nghiên cứu đầy đủ để rút ra những đặc trưng thể loại văn bản, mỹ thuật đồ hoạ, in ấn, thư thể (thể chữ), chất liệu giấy, quá trình hính thành văn bản, bộ phận đảm trách việc tạo thành một sắc phong cụ thể (gồm nhiều công đoạn), quá trình ban sắc, rước sắc, tuyên sắc, sao sắc, hoá sắc (đốt bản sao, sau khi tuyên đọc sắc) Địa danh ghi trên sắc phong cũng là những thông tin quan trọng xác định sự thay đổi tên làng xã Việt Nam qua các thời kỳ, góp phần nghiên cứu tên gọi các địa danh cổ. Đây là một mảng tư liệu quan trọng cần có những công trình nghiên cứu chuyên biệt để tổng kết làm sáng rõ một thể loại văn bản Hán Nôm góp phần tìm hiểu nhiều mặt của lịch sử văn hoá truyền thống Việt Nam.
Cần phải khẳng định ngay rằng, sắc phong là những văn bản gốc có niên đại tuyệt đối đến tận ngày, tháng, năm (trừ trường hợp sắc phong được sao lại vào các thời kỳ sau mà vẫn ghi niên đại gốc, ở đây chúng tôi không đề cập loại văn bản đó). Niên đại của sắc phong được ghi ở cuối văn bản(sắc phong) gồm niên đại triều vua ban sắc, tháng ngày ban sắc, vì dụ như: Sùng Khang cửu niên thập nhất nguyệt sơ lục nhật (Ngày mồng sáu tháng mười một năm Sùng Khang thứ chìn tức là năm 1574 dưới triều Mạc Mậu Hợp), hay: Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật (Ngày hai mươi nhăm tháng bảy năm Khải Định thứ chìn tức là năm 1924 dưới triều vua Khải Định nhà Nguyễn). Niên đại tuyệt đối chính xác, đáng tin cậy này cho phép chúng ta khẳng định rõ ràng về phong cách mỹ thuật, thư thể của từng thời kỳ lịch sử, được thể hiện trên từng đạo sắc cụ thể. Theo tư liệu hiện biết, các bản sắc phong được viết trên giấy sắc cổ nhất hiện biết là 2 đạo sắc phong tại đền Quang Lang, thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bính – với niên hiệu Hồng Đức 23 (1492) và Hồng Đức 28 (1497) dưới triều vua Lê Thánh Tông và đạo sắc ở đính Tử Dương, làng Tử Dương, (tên Nôm là làng Tìa), xã Tô Hiệu, huyện Thường Tìn, tỉnh Hà Tây – với niên hiệu Sùng Khang 9 (1574) dưới triều Mạc Mậu Hợp. Tư liệu Hán Nôm ghi trên chất liệu giấy có tuổi thọ không cao nên tuyệt đại bộ phận sách giấy dó Hán Nôm hiện nay chủ yếu chỉ có niên đại từ thời Nguyễn trở về sau (1802 nay), số ìt ỏi còn lại thuộc vào thời Lê Trung Hưng, vậy mà nhiều đạo sắc phong lại có niên đại thời Lê sơ, thời Mạc, đó là một điều đặc biệt. Đây là bộ phận tư liệu quý hiếm cần được bảo vệ và nghiên cứu. Tồn tại được đến ngày nay, dù trải qua nhiều thế kỷ, chịu nhiều tác động của thiên nhiên và con người, là nhờ loại hình tài liệu này vốn được ghi chép trên một chất liệu giấy đặc biệt, còn gọi là giấy sắc (vì được dùng để viết sắc phong), giấy Nghè (vì được làm tại làng Nghè tên Nôm của làng Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội) một loại giấy được sản xuất bằng kỹ thuật cổ truyền đặc biệt để chuyên cung cấp cho triều đính sử dụng. Hơn nữa, sắc phong tồn tại trong môi trường tôn giáo, tìn ngưỡng, được thờ trong các di tích lịch sử, được bảo quản trong các hòm đựng sắc phong (trong đó có nhiều hòm được chế tạo hết sức đặc biệt) – Chính do yếu tố tâm linh mà sắc phong được cả cộng đồng làng xã, qua các thế hệ, bảo vệ, tôn thờ, nên đã kéo dài được tuổi thọ của chúng.
Nghệ thuật trang trí sắc phong in đậm dấu ấn tạo hính của thời kỳ lịch sử tương ứng. Hoa văn hoạ tiết nền, màu sắc, thư thể trên các sắc phong hết sức phong phú và đa dạng. Có những sắc phong có trang trí hoa văn đường viền với viền là các hình hoa chanh, tay leo, hồi văn chữ vạn, quy bối (mai rùa), kỷ hà (hình học) (loại này thể hiện rõ ở các sắc phong niên hiệu Cảnh Hưng, Chiêu Thống); đa phần sắc phong thể hiện rõ hính linh thú bằng nghệ thuật đồ hoạ mang phong cách các thời (long, ly); rồi nhiều chấm tròn rải rác điểm xuyết trong mây cuộn trên toàn mặt sắc, chúng được vẽ bằng tay, hoặc được in trên một mặt hoặc được trang trí cả ở mặt sau bằng nhũ; lại có những đạo sắc phong không có hoạ tiết viền hoặc không có bất kỳ một trang trí hoa văn nào, mà chỉ có chữ viết cùng ấn triện được đóng bằng son Đặc biệt là hính rồng chủ đạo trên nền sắc phong, chúng luôn mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của từng thời kỳ, với các cách thể hiện khác nhau như: long vân, long cuốn thuỷ, long cuốn hoả chầu vào một vòng tròn tượng trưng cho mặt trời, hoặc vòng tròn đó được biến chuyển thành hính vuông trang trí chữ Thọ hính triện cách điệu bên trong (ở sắc thời kỳ muộn hơn). Nghiên cứu hoạ tiết trang trí trên sắc phong góp phần cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về phong cách mỹ thuật ở một giai đoạn lịch sử nhất định khi so sánh chúng với những hoạ tiết trang trí trên các chất liệu khác cùng niên đại. Liệu con rồng thời Mạc có phải là con rồng yên ngựa hay không? hay là con rồng thời Mạc phải chịu quy định về những bố cục khác nhau – trên nền hính chữ nhật của sắc phong, trên hính bán nguyệt của bia đá, trên hính lá đề, trên hính dáng của các cấu kiện kết cấu kiến trúc truyền thống khác nhau? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần phải nghiên cứu so sánh đồ án trang trí này trên nhiều chất liệu khác nhau, trong đó sắc phong là một bộ phận rất đáng tin cậy (nhờ có niên đại tuyệt đối như đã trình bày). Hay, nhà Tây Sơn tồn tại vẻn vẹn trong 14 năm (1788 – 1802) có cho ra đời được một phong cách mỹ thuật không? hay là chỉ giản đơn tiếp thu phong cách mỹ thuật của thời đại trước? Hoạ tiết trang trí trên sắc phong thời Tây Sơn với những niên hiệu Quang Trung (1788 – 1792), Cảnh Thịnh (1793 – 1801), Bảo Hưng (1801 – 1802) sẽ giúp chúng ta góp phần làm rõ vấn đề này.
Nhìn vào quy cách, sắc phong cũng cho chúng ta những thông tin khá xác thực về thời kỳ ban sắc thông qua cách khởi đầu một sắc phong, quy cách viết đã i, chữ kiêng huý, cách kết thúc, cách chép dòng niên đại, quy cách đóng ấn triện Thông thường, ở cuối các sắc phong thời Lê thường có 2 chữ Cố sắc (Vì thế ban sắc), còn thời Nguyễn là 2 chữ Khâm tai (Kính cẩn). Ngay trong thời Lê, khi thấy chữ Sắc kết thúc văn bản (trước dòng niên đại) được để ở một hàng riêng và vị trí của nó rơi vào trung tâm của vòng tròn (hoặc hình vuông) mà con rồng chính của nền sắc chầu vào (đã trình bày ở trên), thì chúng ta có thể xác định, đó là những đạo sắc được ra đời khi mà thể loại sắc phong đã được chuẩn hoá cao độ, nghĩa là chúng có niên đại khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Còn ở một số sắc phong niên hiệu Hồng Đức, Sùng Khang (đã trình bày ở trên) thì chữ Sắc kết thúc văn bản không theo quy định đó – hàng cuối cùng của những đạo sắc này (dòng có chứa chữ “Sắc”) thường có một số chữ và chữ “Sắc” tuy vẫn ở vị trí cuối cùng, nhưng không nằm vào trong vòng tròn (hoặc hính vuông) đó. Đây là một dấu hiệu đặc biệt góp phần so sánh và nhận biết niên đại của những đạo sắc tương đối cổ. (Tuy nhiên, do tư liệu chưa được phong phú nên chúng tôi chưa thể đưa ra một khung niên đại cụ thể về quy cách của các sắc phong thời Lê sơ thông qua cách trình bày này).
Thư thể trên sắc phong cũng là một nguồn tư liệu có ý nghĩa đặc biệt đối với việc nghiên cứu về lịch sử chữ viết Hán Nôm ở Việt Nam. Hiện nay, chúng ta còn quá thiếu tư liệu để nghiên cứu về chữ viết của ông cha ta qua các thời kỳ cụ thể. Thư tịch cổ chỉ ghi laị quá ngắn gọn về thư thể, về các hành động thể hiện chữ viết – như trong Đại Việt sử ký toàn thư, Vũ trung tuỳ bút, An Nam chì lược Do đó những nhà nghiên cứu về thư thể, thư pháp Việt Nam không thể không để ý đến những con chữ cụ thể trên bia, chuông, khánh, biển, hoành phi, câu đối, sách vở, thiếp và đặc biệt là sắc phong. Chính hệ thống sắc phong đã cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ về thư thể với chữ viết có niên đại tuyệt đối. Hơn nữa, sắc phong ưu điểm hơn các thể loại văn khắc Hán Nôm trên lĩnh vực nghiên cứu thư thể vì đây là thể loại mà chữ được viết trực tiếp bằng bút lông lên trên giấy (ngoại trừ trường hợp một số sắc phong được khắc trên đá hoặc một số sắc phong mang niên hiệu Tự Đức (1848 – 1883) được in bằng hoạt tự) nên biểu hiện chân xác các đặc điểm: mặc tích (vết tích mực), bút lực (lực đi bút), khởi bút (khởi điểm của bút), hành bút (đi bút), liên bút (liên kết nét), hồi bút (kết thúc bút) Theo đó, gần như đầy đủ các kỹ thuật của thư pháp được thể hiện chân thực nhất trên sắc phong. Phong cách chữ trên sắc phong ở từng thời kỳ thể hiện rõ ràng mà không phải đoán định, bàn cãi. Vì vậy, nghiên cứu trên hệ thống rộng sẽ có những kết luận khoa học chính xác về phong cách chữ từng thời kỳ, sự chuyển biến, tiếp nhận, kế thừa, sáng tạo của thời kỳ sau so với thời kỳ trước ngay trong từng triều đại Việt Nam, sự vay mượn cũng như ảnh hưởng của thư thể Trung Quốc.v.v.
Ý nghĩa quan trọng về khoa học, lịch sử, văn hoá của sắc phong là vậy. Tuy nhiên, có một thực tế là, vì nhiều nguyên nhân, nguồn di sản văn hoá quý giá này hiện vẫn chưa được quan tâm bảo vệ, nghiên cứu đầy đủ, xứng đáng với tầm quan trọng của nó. Một đạo sắc càng cao tuổi càng có trị giá (tiền) cao và loại thấp tuổi cũng không hề thấp giá trên thị trường buôn bán cổ vật trái phép. Người mua bán, trao đổi sắc thời Lê thường cắt bỏ nhãn sắc ở phìa lề phải mặt sau của sắc nơi ghi địa chỉ lưu giữ sắc phong – đây là vị trí rất quan trọng để biết được đạo sắc đó thuộc về địa phương nào, di tích nào (Vì sắc thời Lê là sắc phong cho chính vị thần đó, không ghi địa danh mà chỉ ghi tên thần vào lòng sắc. Còn sắc thời Nguyễn là sắc phong cụ thể cho địa phương, di tích phụng sự, được ghi rõ ràng vào lòng sắc nên người sưu tầm sắc phong ìt chuộng). Do vậy từ những trình bày còn tản mạn trên đây, chúng tôi muốn một lần nữa nhấn mạnh rằng, sắc phong, với tư cách là một loại hình di sản văn hoá, một nguồn tài liệu quý hiếm, có giá trị về nhiều mặt, rất cần được giữ gìn và bảo vệ, bởi nó không chỉ là những hiện vật giàu tính khoa học, mà còn là một vật thiêng trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân các làng xã Việt Nam.
Thiền Hoa Nguyễn Đức Dũng
Trích từ nguồn Hội Mê Sắc Phong – Facebook