MỘT THẾ HỆ MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT KHỔNG LỒ TRUNG QUỐC

Tôi gần đây đã viết một bài về thị trường nghệ thuật Trung Quốc, với một tổng hợp ngắn gọn về thị trường quan trọng này trong năm 2015. Trong bài viết, tôi có đề cập một số điều quan trọng và chúng ta cần nhắc lại để hiểu tại sao lại có một lượng lớn những nhà sưu tập nghệ thuật trẻ xuất hiện tại tại đất nước này như vậy. Năm 2000, thị trường từ Trung Quốc chiếm chưa đến 1% hoạt động của thị trường nghệ thuật thế giới, nhưng tới 2014 con số này là 27% và chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa rằng sự lớn mạnh của thị trường nghệ thuật Trung Quốc ở mức không ai có thể tưởng tượng nổi. Là thị trường nghệ thuật lớn thứ hai thế giới, nó tác động mạnh mẽ tới hoạt động của thị trường nghệ thuật thế giới. Điều quan trọng nhất tác động tới sự phát triển ở đây là gì? Là sự nới lỏng quản lý của nhà nước. Từ năm 1980, Trung Quốc đã có sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, đồng thời quyền tự do cá nhân cũng có phần cải thiện. Như một hệ quả, thị trường nghệ thuật có dịp được bùng nổ từ những năm 2000. Và cũng như những thị trường nghệ thuật lớn khác, là sự xuất hiện của những nhà sưu tập với số lượng lớn. Trong bài viết này, tôi sẽ tập trung vào những nhà sưu tập nghệ thuật trẻ Trung Quốc – những người được sinh ra trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, được giáo dục tốt, đầy tham vọng và sở hữu những bộ sưu tập nghệ thuật chỉ có thể nói một cách đơn giản là quá tuyệt vời. Do vậy, hãy tiếp tục với bài viết, để có một cái nhìn về 7 nhà sưu tập nghệ thuật trẻ của Trung Quốc và công việc của họ cũng đáng để bạn rút ra cho mình những điều bổ ích.

12970965_139210486476806_5246060979122213198_o

 

DAVID CHAU

David Chau, 30 tuổi ở tại Thượng Hải, năm 21 tuổi thành lập một quỹ nghệ thuật đầu tư trị giá 32.000.000 $. Chau học hội họa cổ điển Trung Quốc ở Đại học Canada British Colombia tại Vancouver, đạt một triệu đô đầu tiên khi còn rất trẻ bằng việc kinh doanh tiền xu kỷ niệm và những kỷ vật thể thao trên eBay. Chau bắt đầu việc sưu tập nghệ thuật từ năm 2003, và ngày nay Chau đang tài trợ cho hai gallery hàng đầu của Thượng Hải là Leo Xu Projects và Antenna Space. Điều quan trọng nhất, Chau là người đồng sáng lập hội chợ nghệ thuật ART021. Chau sở hữu khoảng 150 tác phẩm của Wu Dayu với bộ sưu tập gồm các những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng như Xu Zhen và Yang Fudong.

12973513_139287029802485_2991716622784533487_o

 

LIN HAN

Lin Han là nhà sưu tập Bắc Kinh 28 tuổi, chưa từng theo học tại các trường nghệ thuật. 2013, Lin đã thắng tại cuộc đấu giá 1997 Mask Series bức tranh của Zeng Fanzhi với giá 1 triệu đô. Cha mẹ của Lin, là những nhà đầu tư đã từng làm việc trong quân đội Trung Quốc, không sưu tập nghệ thuật, nhưng họ đã trả khoảng 20% đến 30% cho những tác phẩm mà Han mua được, tổng cộng là 4 triệu đô trong năm qua, họ đã giúp Lin, một doanh nhân(!), tài trợ cho bảo tàng tư nhân của Lin tại Bắc Kinh. Bộ sưu tập của Lin gồm những tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng như nghệ sĩ Algeria sinh tại Pháp Kader Attia và nghệ sĩ người Anh Tracey Emin, cũng như những nghệ sĩ mới nổi Lucas Arruda người Brazil và họa sĩ người Anh Jack Mcconville. Lin cũng một phòng tranh trên Instagram khá thú vị, nơi bạn có thể nhìn thấy những bức ảnh mà Lin chụp cùng những người nổi tiếng thế giới.

12983901_139308873133634_8459254510357332057_o

 

KELLY YING

Kelly Ying có lẽ là nhà sưu tập nghệ thuật được biết đến nhiều nhất tại Trung Quốc. Sống tại Thượng Hải, cô kết hôn với David Châu (Nhà sưu tập nghệ thuật cũng có trong danh sách này). Từng làm việc trong ngành công nghiệp thời trang, Ying là bây giờ tập trung hoàn toàn vào nghệ thuật. Cô ấy cũng là người đồng sáng lập Art021. Bộ sưu tập của cô bao gồm tác phẩm của những nghệ sĩ đương đại Trung Quốc đang sống tại nước ngoài, những người ở độ tuổi tương tự như cô. Tuy nhiên, gần đây, cô đã chuyển sang sưu tập tác phẩm của những nghệ sĩ trẻ nước ngoài.

12973394_139324703132051_8366957726302280484_o

 

CHONG ZHOU

 

Chong Zhou là nhà sưu tập nghệ thuật thế hệ thứ hai của Trung Quốc, 25 tuổi. Với bằng cử nhân lịch sử nghệ thuật của UCLA. Năm 2010 Zhou đã mua cho mình tác phẩm lớn đầu tiên, bức chân dung tự họa của Yayoi Kusama, từ một gallery tại Tokyo. Bây giờ Zhou đang sở hữu hơn 100 tác phẩm gồm những nghệ sĩ nổi tiếng như Zeng Fanzhi, Yoshitomo Nara, và Yang Fudong. Tuy ngày hôm nay Zhou đang tập trung vào những nghệ sĩ trẻ Trung Quốc, những người sinh sau 1975, như Qiu Xiaofei, Sun Xun, và Shi Zhiying. Zhou sống tại Thượng Hải, nơi Zhou sở hữu một nhà hàng tên là “Macasa”, trưng bầy những tác phẩm nghệ thuật Zhou sở hữu.

12998335_139342653130256_3422564152277415032_o

 

LU XUN

 

Lu Xun, còn được biết đến với tên là Sean Lu, con trai của Lu Jun, một nhà sưu tập nghệ thuật nổi tiếng. 2013, sau nhiều sự trì hoãn, Lu và cha, một nhà phát triển bất động sản, mở Bảo tàng Nghệ thuật Sifang ở Nam Ninh. Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ Steven Holl, bảo tàng 20.000 foot vuông được xem như là trung tâm của một bộ sưu tập tại 24 tòa nhà trên một khu thắng cảnh tại công viên rừng quốc gia Laoshan. Lu và cha đều là những nhà sưu tập tham vọng, dịp khai trương Bảo tàng đã có một cuộc triển lãm được giám tuyển bởi sử gia người Bỉ Philippe Pirotte với những tác phẩm của các nghệ sĩ đương đại thành công nhất thế giới.

12971034_139363853128136_3453613762645093871_o

 

ADRIAN CHENG

 

Adrian Cheng là một nhà sưu tập trẻ đến từ Hồng Kông. Là người thừa kế của một trong những ông trùm bất động sản có ảnh hưởng nhất Châu Á, và Cheng đã hoàn hảo kết hợp được thương mại và nghệ thuật. Cheng đã phát triển một Trung tâm buôn bán nghệ thuật đầu tiên tại Hồng Kông năm 2009, được gọi là K 11. Hiện nay K11 đã phát triển thêm chi nhánh tại Thượng Hải và Thành Đô.

12961248_139369659794222_2108693981094021534_o

 

LIU WENCHAU

 

Liu Wenchau là nhà sưu tập nghệ thuật 26 tuổi, có bằng cấp về quản lý nghệ thuật của Đại học New York. Cô là con gái của Liu Yiqian, một tài xế taxi đầu tư trong thị trường chứng khoán, họ sở hữu hai bảo tàng ở Thượng Hải và Quảng Tây. Họ đã gây sự chú ý năm 2014 khi trả 81 triệu đô cho một tách sứ 500 năm tuổi với một chú gà được vẽ trên bề mặt cùng một tấm thảm Tây Tạng trong cuộc đấu giá ở Hồng Kông.

Bài dịch từ: http://www.widewalls.ch/

Khúc Ngọc Minh

Tháng 4/2016

*Những bài viết từ trang cá nhân của tôi các bạn chia sẻ cần đề rõ nguồn từ tác giả. Xin cảm ơn.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.