Lịch sử Angelus:
Angelus, trong tiếng latin có nghĩa là thiên thần, được sử dụng để đặt tên cho Kinh Truyền Tin, đây là một trong những bộ kinh nổi tiếng của giáo hội Công Giáo để tưởng nhớ và tôn kính Đức Mẹ Maria. Angelus cũng là từ đầu tiên trong một câu cầu nguyện bằng tiếng Latin “Angelus Domini nuntiavit Mariae.”
Bộ kinh Angelus tường thuật việc thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria rằng cô sẽ mang thai đấng cứu thế là Giêsu thông qua quyền năng của chúa Thánh Thần. Angelus được sử dụng rất rộng tãi và phổ biến trong giáo hội Công Giáo, lúc đầu người ta chỉ đọc kinh vào buổi sáng, sau đó được nhân rộng lên vào buổi trưa và cả chiều tối.
Tập tục đọc kinh Angelus rất phổ biến tại Châu Âu, ngoài việc đọc kinh hàng ngày, Angelus còn được sử dụng trong các kịp lễ quan trọng như khi đức giáo hoàng nhậm chức, hay vào năm 1456, Đức Callistus truyền lệnh kéo hiệu chuông nhạc Angelus để cầu nguyện cho đội quân Thập Tự Chinh thắng trận. Ở Pháp, vua thánh Louis XI (1472) ban hành pháp lệnh cho các nhà thờ kéo hiệu chuông nhạc và đọc kinh Angelus hàng ngày để cầu nguyện cho hòa bình và an lành đến với nước Pháp. Vì vậy, cho dù ở bất kì đâu, hay đang làm gì, ngay kể cả khi đang thị sát các thành thị và làng mạc, khi nghe tiếng chuông hiệu Angelus, nhà vua đều đã xuống ngựa và quì gối đọc kinh.
Tập tục đọc kinh Angelus còn tồn tại mại tới những năm 80 của thể kỷ 20, tại một số quốc gia Châu Âu, các kênh truyền hình quốc gia vẫn thường phát sóng bản nhạc Angelus mỗi ngày, trước giờ bản tin buổi tối.
Sứ thần truyền tin cho đức mẹ Maria thông báo việc cô mang thai chúa Giêsu thông qua quyền năng của các Thánh Thần, nguồn internet
Mặc dù một số tập quán truyền thống đọc kinh Truyền Tin nay không còn nữa, chúng ta không còn nghe hiệu chuông Angelus của nhà thờ vang lên như trước kia vì nếp sống hiện đại hôm nay, nhưng kinh Truyền Tin vẫn giữ một giá trị nguyên vẹn và nét tươi sang ban đầu vi các yếu tố chính yếu của bản kinh vẫn giữ nguyên giá trị : lời truyền tin của Sứ Thần, lời đáp của đức mẹ Maria và nhưng ý nguyện trong kinh cầu nguyện cho hòa bình và an lành, cũng như khoảnh khắc nhập thể mầu nhiệm của chúa. Đây cũng là lí do chính mà trong các nghi lễ chính thức tại Vatican, các đức giáo hoàng luôn tụng kinh này.
Angelus và nghệ thuật:
Trong lĩnh vực nghệ thuật, khi nhắc đến Angelus, hầu hết chúng ta đều quen thuộc với những họa phẩm nổi tiếng của danh họa Pháp Jean Francois Millet (1814-1875) như Truyền Tin (L’Angelus), hay người mót lúa (Des Glaneuses), hai họa phẩm nổi tiếng nhất của tác giả này, được mua và nhưng bày lần đầu bởi viện bảo tàng Louvre và hiện đươc chuyển sang trưng bày tại bảo tàng Orsay cùng với 20 bức họa khác của Millet.
Bảo tàng Orsay nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật Châu Âu trong khoảng thời gian 1848-1914. Bảo tàng nằm tại trung tâm paris, đối diện với bảo tàng Louvre qua dòng sông Seine thơ mông, nguồn Wikipedia.
Khi nói đến Millet, người ta sẽ nghĩ đến một họa sĩ tài năng nhưng bất hạnh như bao họa sĩ cùng thời khác, ông sinh ra và lớn lên tại vùng nông thôn hẻo lánh Gréville thuộc nước Pháp. Sinh ra trong một gia đình nông dân nên cuộc sống của ông gắn liền với làng quê và đồng ruộng, ông bắt đầu vẽ tranh chỉ từ năm 20 tuổi, các bức tranh của ông nổi tiếng phản ảnh chân thực cuộc sống làng quê, mà chủ yếu là trên những cánh đồng, nơi những người nông dân bỏ phần lớn thời gian trong ngày của họ để làm những công việc nặng nhọc. Hai bức tranh nổi tiếng nhất của ông là Des Glaneuses và Angelus.
Bức tranh nổi tiếng nhất đầu tiên, Des Glaneuses, được vẽ vào năm 1857, bức tranh miêu tả công việc đồng áng của ba người phụ nữ đang làm việc trên cánh đồng lúa mì, họ là những nông dân nghèo, đại diện cho tầng lớp nông thôn thời bấy giờ, họ phải làm việc cả ngày trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết tại những vùng nông thôn của Pháp. Ba người phụ nữ trong tranh mỗi người thể hiện một hành động : cúi xuống, lấy, đứng dậy, ba động tác chính của công việc gặt hái, nhưng lại được lặp lại suốt ngày. Công việc của những người phụ nữ này rất nhàm chán và cực nhọc, họ phải liên tục cúi gập cột sống, thu nhặt những cây trồng và cây cỏ rất mỏng bằng tay không, đến nỗi bàn tay họ trở nên sưng tấy và thô giáp như được bao bọc bởi một chiếc găng tay. Việc phân hóa xã hội cũng được tác giả thể hiện mạnh mẽ thông qua những người quản nông hay địa chủ cưỡi ngựa giám sát công việc thu nạp lúa mì, những chiếc xe chất đầy lúa mì thể hiện sự giàu có của những nhà địa chủ và tác giả còn không quên điểm thêm một bầu trời đầy mây trắng minh chứng cho những cái giá lạnh ở Châu Âu và nhũng chú chim luôn sẵn sàng xà xuống để nhặt những hạt lúa mì bỏ quên.
Des Glaneuses, những người làm đồng, nguồn Wikipedia
Sau thành công với bức Des Glaneuses, Millet tiếp tục cho ra bức tranh truyền tin « L’Angelus », đây là bức tranh đầy tính nghệ thuật diễn tả lời kinh thơ hằng ngày chào kính Đức Maria. M. Vloberg, tác giả của nhiều cuốn sách về nghệ thuật hội họa nhận xét: “Hai vợ chồng người nông phu nghỉ tay khi vừa nghe tiếng chuông nhà thờ vọng về. Ba hồi chuông ngân vang lúc chiều tà như nối lại quãng cách vô tận giữa đất với trời, như phước lành đổ xuống cho ngày lao động mệt nhọc đã qua, như một lời nhắc nhở về điều duy nhất cần thiết.”
Bức họa Angelus, nguồn wikipedia
Angelus và những chiếc đồng hồ :
Khi nói đến đồng hồ Angelus, người dân Châu Âu đều nghĩ đến những chiếc đồng hồ xa xỉ, bởi giá thành của nó thời đó so với những chiếc đồng hồ của các hãng thông thường có một sự chênh lệch khá lớn. Thực vậy tại Châu Âu, từ trước tới nay đều tồn tại những mặt hàng cao cấp, chuyên bán cho các nhà giàu, và những mặt hàng thông thường dành cho tầng lớp trung lưu. Angelus là một trong những nhãn hiệu cao cấp, vậy đồng hồ Angelus là gì.
Tên gọi Angelus không chỉ được sở hữu cho một hãng đồng hồ. Đối với dòng đồng hồ đeo tay, Angelus được sản xuất bởi công ty Angelus Watch Company, công ty này thành lập vào năm 1891 bởi anh em nhà Stoltz, trụ sở chính của công ty nằm tại thành phố nhỏ Le Locle xinh đẹp của Thụy Sĩ, trong gần 90 năm hoạt động, công ty này đã cho ra đời những chiếc đồng hồ đeo tay với tính năng nổi bật và độ chính xác cao, mặc dù sở hữu riêng khá nhiều bản quyền về đồng hồ nhưng mỗi sản phẩm của công ty lại được sản xuất ra rất ít. Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu đổi với các công ty chuyên sản xuất hàng cao cấp, chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu, mặc dù là một công ty lớn nhưng quy trình sản xuất nghiêm nghặt nên số lượng sản phẩm thường được giới hạn ở con số 100 cho các đòng sản xuất ra (nghệ thuật xưa sẽ đề cập quy trình sản xuất đồng hồ đeo tay, treo tường, etc trong một bài viết khác).
Ngoài dòng đồng hồ đeo tay, khi nói đến Angelus, chúng ta còn biết tới những chiếc đồng hồ Angelus để bàn, đồng hồ tủ và đồng hồ treo tường được sản xuất bởi công ty Angelus Clock Company, đây là công ty cổ phần, được thành lập vào năm 1874 bởi George Adams, công ty này đăng ký kinh doanh tại Philadelphia. George Adams là một công dân Hoa Kỳ, sống tại thành phố Stoughton bang Massachusetts, khi thành lập ra công ty Angelus Clock Company, ông đã có ý định đầu tư nghiên cứu những chiếc đồng hồ kích cỡ nhỏ, chơi được nhạc hiệu Angelus như những chiếc chuông điểm giờ ở các nhà thờ, và mãi đến năm 1902, G.Adams mới tìm ra được cơ chế đánh và đổ chuông Angelus vào ba thời điểm trong ngày là 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ tối một cách tự động và nhỏ gọn, đủ để tích hợp trong những chiếc đồng hồ trong gia đình. G. Adams sau đó đã đệ đơn xin bằng sáng chế nhạc hiệu chuông Angelus vào năm 1902, và bằng sáng chế với tên gọi đồng hồ Angelus « Angelus Clock » đã được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận vào năm 1903, và công ty này bắt đầu phát triển những chiếc đồng hồ Angelus clock để bàn.
Bằng sáng chế cho đồng hồ Angelus Clock
Đối với dòng đồng hồ đeo tay, người Pháp không phải là đối thủ của người Thụy Sĩ, tuy nhiên ở dòng đồng treo tường và để bàn, người Pháp lại làm nên một cuộc cách mạng lớn. NTX sẽ đề cập dòng đồng hồ để bàn trong một bài viết khác, riêng với dòng treo tường, Angelus là một cái tên rất nổi tiếng vào thời đó, một thương hiệu đồng hồ được sản xuất bởi những nghệ nhân của Paris, thời bấy giờ những nghệ nhân ở Paris đươc coi là những nghệ nhân “thủ đô” và là những người có trình độ tay nghề rất cao, những sản phẩm họ làm ra được bán rất đắt, chính vì thế mà chỉ những gia đình giàu có mới sở hữu được những chiếc đồng hồ này. Số lượng đông hồ sản xuất ra rất hạn chế, với tiêu chí chất lượng là hàng đầu và hầu như chỉ được tiêu thụ tại Anh và Pháp.
Thật vậy, trong lịch sử các thương hiểu nổi tiếng lâu đời của Pháp, các sản phẩm luôn được gia công bởi những nghệ nhân “thủ đô”. Đồng hồ Angelus là một trong số đó, nó được sản xuất rất ít với tiêu chí chất lượng là trên hết. Nếu những nhà sưu tầm luôn đi tìm kiếm những dòng cao cấp (dòng 10 gongs và hiếm) của những hãng khác, thì Angelus lại luôn luôn sử hữu những bộ gongs 10, chơi được ít nhất 3 bản nhạc (trong đó Angelus là nhạc chủ đạo), và đều được làm bằng chất liệu đồng, một chất liệu có thể nói là đắt đỏ thời bấy giờ nhưng lại cho ra những tiếng nhạc chuông đặc biệt cuốn hút người nghe, chắc hẳn vì vậy mà người Pháp đã cho ra một thương hiệu rượi vang nổi tiếng thế giới, Angelus de carillon, loại rượi vang mà ngay cả đến nhà phê bình rượi nổi tiếng nhất thế giới, người viết hàng tá sách và cho ra hàng loạt tiêu chuẩn đánh giá rưoi, Robert Parker, cũng phải mền lòng ( thang điểm của parker cho loại rượi Angelus de carillon luôn là 95-100/100).
Cũng phải nói thêm, việc sở hữu một chiếc Angelus nguyên bản 10 gongs là rất hiếm và việc tìm được một chiếc Angelus nguyên bản không phải 10 gongs lại càng khó hơn, điều này trái ngược với những dòng đồng hồ thông dụng khác như odo, junghan, vedette, ffr, girod, etc. Chưa kể đến số lượng của những chiếc Angelus chơi được 5 bản nhạc theo NTX thống kê trong mấy năm qua trên thị trường không quá 10 chiêc.
Ngoài những model sản xuất theo dây truyền, hãng Angelus còn cho phép những nhà giàu đặt hàng theo yêu cầu của họ, đây là những chiếc độc bản, chỉ tồn tại duy nhất một bản thiết kế, trong suốt quá trình tìm hiểu của mình, NTX chỉ nhận biết được hai bản dòng treo tường là Des Glaneuses và Angelus mô phỏng lại hai bức tranh của J.F. Millet.
Khanh Phuong Lisa
nguồn: NgheThuatXua.com