Nghệ Thuật Xưa | Homepage
Cái tên “Sơn mài” là do ai đặt? một trích đoạn hồi ký Trần Quang Trân.

Cái tên “Sơn mài” là do ai đặt? một trích đoạn hồi ký Trần Quang Trân.

0 Comments 🕔02.Feb 2019

Nhớ cách đây chừng hơn một năm, trên mạng facebook xảy ra một cuộc tranh luận rất sôi nổi giữa những nhà nghiên cứu mỹ thuật, lịch sử mỹ thuật về Sơn Ta, Sơn Nhật, Sơn Trung Quốc và Sơn Mài. NTX không tham gia vào cuộc tranh luận đó, nhưng nhận thấy cho tới tận thời điểm này nhiều người vẫn còn nhầm lẫn các khái niệm kỹ thuật mài sơn và chất liệu. Nhân đọc được cuốn hồi ký của cụ Trần Quang Trân, người “cha đẻ” của kỹ thuật mài sơn Ta, NTX trích lại đây để các bạn có thêm tư liệu.

Bìa ngoài của cuốn hồi kí và thủ bút của cụ Trần Quang Trân

***********

Nhắc lại chuyện học sơn ta. Ông Đinh Văn Thành hay bắt đầu bằng cách truyền nghề cho chúng tôi.

Mài gỗ thế nào cho vừa phẳng vừa ăn sơn. Đánh sơn sống ra sơn chín, lấy sơn then, sơn son như thế nào. Chúng tôi vừa học vừa làm. Ông Thành vừa đánh các mẻ sơn vừa pha các màu sơn bôi vào mảnh tre làm mẫu. Cứ thế rồi cũng hết việc. Chả nhẽ bịa ra những việc không hợp ý mình mà làm.

Hoạ sĩ giáo sư Inguimberty bèn kéo chúng tôi vào Bác cổ, Bảo tàng bờ sông ở đây có mấy sản phẩm sơn đẹp lắm. Xin đem ra xem. Tôi lấy kính hiển vi xem từng li từng tí. Nét nó chỉ bằng hột vừng (lá anh đào) mà gọn như là những miếng vàng khảm vào. Cái nền thì là sơn thường, nhưng rắc cát vàng đẹp lắm. Về tôi bắt chước, ray vàng quy cho nhỏ rồi vẽ sơn cách gián, rồi rắc vàng lên. Vẫn trơ, không “nhiệm nhặt” bằng của họ. Cứ lên bừa vài ba lớp sơn nữa, mỗi lớp rắc vàng một lần. Để khô, mài thì đến lúc đánh bóng lại sâu xa hơn sơn nhật. Rồi sơn then rắc ít vàng làm cây tre, sơn ít son nhiều vàng làm bãi cỏ, cánh gián rắc ít vàng làm mái nhà, sơn son lại rắc thêm son làm những chỗ cây có ánh sáng. Lên dăm lớp. Đến lúc khô, rắn, đem mài, thấy đẹp thật.

Thế là mừng. Và theo cách ấy làm ngày bộ bình phong nhỡ, 6 cánh 1m10x0.25m. Tác phẩm đầu tiên để đánh dấu sự phát minh ấy nhà trường giữ lại để ở bảo tàng. Sau, nhân kháng chiến mất ở đâu không biết.

Cái tên Sơn-mài là anh nào sau này đặt ra chứ không phải của tôi. Tuy là có mài, tôi vẫn chỉ gọi là sơn Ta thôi.

**********

(Trích đoạn hồi kí Trần Quang Trân)

Một số từ để trong ngoạc “” do bản viết tay khó đọc, chúng tôi không chắc chắn dịch đúng.

Similar Articles

Danh sách 10 tác phẩm nghệ thuật giá trị nhất trên sàn đấu giá

Danh sách 10 tác phẩm nghệ thuật giá trị nhất trên sàn đấu giá 0

Bất chấp nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu trong hai năm qua, thị

Ấn ngọc “Trẫm đã nghỉ hưu” của Hoàng đế Càn Long trị giá 2,3 triệu đô la Mỹ

Ấn ngọc “Trẫm đã nghỉ hưu” của Hoàng đế Càn Long trị giá 2,3 triệu đô la Mỹ 0

Hôm qua, Sotheby's Paris đã mang lại kết quả tốt trong phiên đấu giá Arts d'Asie .  Trong

Ông hoàng Pop-Art Jeff Koons bị phạt 190 ngàn USD do đạo ý tưởng

Ông hoàng Pop-Art Jeff Koons bị phạt 190 ngàn USD do đạo ý tưởng 0

Tạo hình của "Ông hoàng Pop-Art" Jeff Koons đã gây tranh cãi đạo ý tưởng

Blockchain giúp nghệ thuật số tham gia đấu giá chính thống?

Blockchain giúp nghệ thuật số tham gia đấu giá chính thống? 0

Nghệ thuật kỹ thuật số luôn khó so sánh với nghệ thuật truyền thống về

Cezanne, bậc thầy khai sáng Picasso và Matisse, “cha đẻ của hội họa hiện đại”

Cezanne, bậc thầy khai sáng Picasso và Matisse, “cha đẻ của hội họa hiện đại” 0

Có ba bậc thầy của thời kỳ Phục hưng: Da Vinci, Michelangelo và Raphael. Ngoài ra

About Author

No Comments

No Comments Yet!

No one have left a comment for this post yet!

Write a Comment


Warning: Illegal string offset 'rules' in /homepages/33/d477395436/htdocs/wp-content/themes/piccione-theme/functions/filters.php on line 156

Warning: Illegal string offset 'rules' in /homepages/33/d477395436/htdocs/wp-content/themes/piccione-theme/functions/filters.php on line 157
<

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Tìm kiếm

Ảnh xưa Việt Nam

Brow collection

Bảo tàng Quốc gia Châu Á Pháp

Tiền Cổ & Kim Bài & Kim Khánh

Cổ vật Việt ở Hải Ngoại

Bảo tàng Cố cung Đài Bắc

Gốm sứ thời Tống

Gốm sứ thời Minh

Gốm sứ thời Thanh