MỸ THUẬT THỜI LÝ
Nhà Lý (1010-1225) mở đầu thời đại phong kiến tự chủ và ghi dấu ấn bằng sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
Tại kinh đô mới Thăng Long (Rồng bay lên), việc kiến tạo các công trình, cung điện, đền đài nguy nga đẹp đẽ là việc đương nhiên.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư mô tả việc xây dựng kinh thành của vua Lý Thái Tổ như sau:
Xây các cung điện trong kinh thành Thăng Long. Phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ. Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn. Ở hướng chính Nam, dựng điện Cao Minh, đều có ba thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra bốn phía xung quanh…
Nghệ thuật kiến trúc phát triển, tạo đất cho mỹ thuật cùng phát triển.
Thời Lý cũng là thời Phật giáo được tôn sùng và ưu ái. Vì vậy, nói đến mỹ thuật thời Lý là nói đến mỹ thuật cung đình và mỹ thuật Phật giáo. Trong suốt 2 thế kỷ XI-XII, với tinh thần dân tộc độc lập mạnh mẽ, đã hình thành một phong cách đặc biệt về phương diện mỹ thuật.
Trong sử cũ có ghi chép lại việc nhiều chùa chiền được xây với quy mô đồ sộ, trang hoàng đẹp đẽ, song đáng tiếc, do chiến tranh và do thời tiết hủy hoại, đến nay còn lại chỉ là những hiện vật, những tác phẩm bằng chất liệu đá và đất nung.
Nổi lên các chùa lớn là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam). Năm 1049, Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), dựng cột đá ở giữa ao, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt trên cột đá. Năm 1105, Lý Nhân Tông sửa lại cảnh chùa, vét đất tạo hồ dưới chân Liên Hoa đài, đặt tên là hồ Linh Chiểu, thả sen trong hồ, bên ngoài có lan can chạm vẽ xung quanh, lại đào hồ Bích Trì có cầu bắc qua để đi lại…
Thời Lý có nhiều quần thể chùa – tháp lớn. Kiến trúc chùa thời Lý thường có nhiều tầng nền giật cấp, bạt sâu vào sườn núi, cao dần lên đỉnh, chỉ riêng tầng nền đã có chiều dài 120 mét và rộng 70 mét, tất cả được kè đá và bố cục đối xứng qua trục chính tâm và quy hoạch tổng thể, kết hợp hài hòa giữa chùa và tháp. Trong chùa đặt tượng thờ, đồ thờ với nhiều chất liệu khác nhau, kết hợp cả 3 yếu tố thiền, tịnh, mật của các tông phái Phật giáo.
Bên trong các chùa thường có tháp lớn như: tháp Báo Thiên 12 tầng – cao vài chục mét, tháp Phổ Minh cao 14 tầng – 21 mét, tháp Chiêu Ân 9 tầng, tháp Phật Tích 10 tầng, tháp Sùng Thiện Diên Linh 13 tầng, tháp Vạn Phong Thành Thiện… Các tháp được trang trí tượng tròn, phù điêu bằng đá, đất nung đẹp và nhiều tranh vẽ Phật trên tường và các bức chạm lộng bằng gỗ với chủ đề động vật, thực vật tươi vui.
Ngoài chùa, nhà Lý còn xây dựng nhiều công trình khác như đền Đồng Cổ, lầu gác trên núi Cung, và đặc biệt là Văn Miếu – Quốc Tử Giám…
Nghệ thuật đúc chuông – tô tượng rất phổ biến. Quốc gia Đại Việt có 4 công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng, được gọi là “An Nam tứ đại khí” thì 3 trong số đó được tạo ra thời Lý:
1. Tháp Báo Thiên còn gọi là Đại Thắng Tư Thiên Tháp, được xây trên một quả gò cạnh hồ Lục Thủy vào tháng ba năm 1057 đời vua Lý Thánh Tông, trong phạm vi chùa Báo Thiên. Tháp xây 12 tầng, cao mấy chục trượng.
2. Chuông Quy Điền (chùa Một Cột – Hà Nội) đúc năm 1080 thời Lý Nhân Tông.
3. Tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh) do nhà sư Dương Không Lộ đúc, cao 6 trượng (khoảng 20 mét).
Phong cách nghệ thuật thế kỷ XI-XII thiên về sự mềm mại uyển chuyển, đường nét nhuần nhụy tinh tế, họa tiết trang trí thường trải ra khắp bố cục, đề tài phổ biến là hoa lá (sen, cúc, phù dung), sư tử, rồng, phượng, mây, sóng nước, nhạc công, vũ nữ..v…v…
Con rồng thời Lý là hình tượng nghệ thuật độc đáo: đẹp mà không giống bất kỳ con rồng của thời kỳ nào, hay ở nơi nào khác.
Giới thiệu con rồng thời Lý
Hình tượng con rồng thời Lý
THÀNH BẬC
Steps
Perron
Chùa Bà Tấm – Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội
Ba Tam pagoda – Hanoi City.
Pagode Ba Tam – Hanoi Ville.
1115.
Đá. Stone. Pierre
123 x 166 x 8 cm.
Điêu khắc trang trí thời Lý
PHẬT A-DI-ĐÀ
Amitabha Buddha
Amitabha (Bouddha de la lumiére infinie)
Chùa Phật Tích – huyện Tiên Sơn – Tỉnh Bắc Ninh.
Phat Tich pagoda – Bac Ninh province.
Pagode Phat Tich – Province de Bac Ninh.
1057.
Phiên bản. Reproduction.
H: 270 (cm).
SƯ TỬ
Lion
Lion
Chùa Bà Tấm – Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội
Ba Tam pagode – Duong Xa – Gia Lam – Hanoi
Pagode Ba Tam – Duong Xa – Gia Lam – Hanoi
1115
Đá / Stone / Pierre
NGƯỜI CHIM ĐÁNH CHŨM CHỌE
Garuda playing the cymbals
Garuda jouant de cymbales
Chùa Long Đọi – Đọi Sơn – Duy Tiên – tỉnh Hà Nam
Long Doi pagoda – Ha Nam province
Pagode Long Doi – Province Ha Nam
1118-1121
Đá / Stone / Pierre
H: 38 cm
Trang trí đất nung hình chim phượng
SƯ TỬ (thành phần bệ tượng)
Lion (part of a pedestal)
Lion (partie d’un piédestal)
Chùa Phật Tích – Phượng Hoàng – Tiên Sơn – Tỉnh Bắc Ninh
Phat Tich pagoda – Bac Ninh province
Pagode Phat Tich – Province Bac Ninh
1057
Đá. Stone. Pierre
H: 33 cm . Phi: 71 cm.
NGƯỜI CHIM ĐÁNH TRỐNG
Garuda beat the drum
Garuda battant le tambour
Chùa Phật Tích – Phượng Hoàng – Tiên Sơn – Tỉnh Bắc Ninh
Phat Tich pagoda – Bac Ninh province
Pagode Phat Tich – Province Bac Ninh
1057
Đá. Stone. Pierre
H: 40 cm.
ĐẦU QUỶ (thành phần bệ tượng)
Devil’s head (part of a pedestal)
Tête de mostre (partie d’un piédestal)
Chùa Dạm – Nam Sơn – Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh.
Dam pagoda – Bac Ninh province.
Pagode Dam – Province Bac Ninh.
1086-1094.
Đá. Stone. Pierre
H: 36 cm.
Tác giả : PhanHong
Nguồn : http://vnkatonak.com/