Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta phải hiểu ý nghĩa của hai từ vương trượng (如 意): Vương có nghĩa là vua, trượng là cây gây. Vương trượng là cây gậy vua dùng hay ban cho những bậc có công với triều đình để tượng trưng cho quyền lưc. Những quan có công khai quốc, khi về già không trực tiếp tham chính nữa, thì được vua ban cho cây gậy gọi là Vương Trượng, tương trưng cho quyền lực nhà vua, thỉnh thoảng vào triều thì chống gậy này đi vào.

3_gr

Vương trượng men ngọc nephrite hình Linh Chi với trang trí chạm khắc chùm nho trong tán lá. Trung Quốc, niên đại nhà Thanh.

Tuy nhiên chức năng, ý nghĩa và hình dạng của nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ chính trị và tôn giáo. Trở lại vào thời gian của triều đại nhà Thương (1766-1122 trước Công nguyên), người ta từng tìm thấy những hòn đá hay ngọc bích, thường được gọi là “hu” (护, tiếng Trung Quốc nghĩa là “bảo vệ”) cho phép người cai trị khẳng định quyền lực của mình.

Những chiếc “gậy quyền lực” này thực tế tồn tại trong hầu như tất cả các nền văn minh đồ đá và xã hội nguyên thủy của loài người. Trong các triều đại sau này của của Trung Quốc, hình dáng của chiếc vương trượng này dần dần được thay đổi, nó có hình dạng kéo dài và hơi cong, được làm bằng các chất liệu tre, gỗ, ngà với các kích cỡ khác nhau và được sử dụng để phân biệt các cấp bậc của triều đình.

2_gr

Vương trượng bằng bằng đồng tráng men trang trí với các biểu tượng dơi. Trung Quốc, niên đại thời Thanh XVIII.

 

Với sự ra đời của Phật giáo ở Trung Quốc thời nhà Hán vào thế kỷ 1, chiếc Vương Trượng được coi là pháp khí của nhà Phật và có lẽ tên của gậy Như Ý xuất xứ từ đây (Trong số các vị Quan Âm bên có một vị là Như Ý Quan Âm, tay người cầm ngọc như ý và luân bảo, đáp ứng mọi cầu nguyện của chúng sinh). Cho tới thời điểm cuối thời nhà Minh thì những chiếc Vương Trượng có hình dạng như chúng ta thấy trong bài và nó có thêm một chức năng như là biểu tượng của sự tốt lành.

Các hình thức của vương trượng bắt đầu thay đổi từ cuối Minh đầu Thanh, đầu của Vương Trượng thường có hình dạng của nấm bất tử “Linh Chi” (灵芝). Linh Chi không chỉ là biểu tượng của sự trường thọ và hạnh phúc mà nó còn là biểu tượng của nghị lực và sức sống dẻo dai với một môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là vì nó rất hiếm. Đó là từ thời điểm mà những chiếc Vương Trượng được gọi là “Ruyi”, tiếng Trung Hoa nghĩa là “mong muốn của bạn sẽ trở thành sự thật”.

1_gr

Vương Trượng sơn son chạm khắc trang trí của hoa mẫu đơn, hoa mộc lan, hoa táo dại và hoa cúc. Trung Quốc, niên đại Thanh, XVIII.

Bắt đầu từ khoảng thời gian này, các vương trượng nhanh chóng trở nên phổ biến và được sản xuất nhiều vơi đủ các chất liệu : sắt, đồng, pháp lam, bạc, vàng, ngọc, gỗ, ngà voi, sơn mài hoặc tre. Các đồ án trang trí thường là các họa tiết như hươu, hươu hoang dưới một cây thông, rồng, năm con dơi, sóng cá chép hoặc biểu tượng Phật giáo mà tất cả tượng trưng cho lời chúc tốt đẹp đến người sử hữu chiếc Vương Trương.

4_gr

Vương trượng gỗ zitan đề án khắc trang trí một con nai dưới cây trong một cảnh quan núi trên những con sóng. Nó được trang trí với ba men ngọc nephrite khắc chim và hoa sen. Trung Quốc, XVIII.

Một số vương trượng thời Nguyễn lưu trữ tại bảo tàng cung đình Huế :

img_8193

img_8192

img_8191

 

Anthony NGUYEN

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.