Tại hội thảo nghệ thuật việt nam diễn ra ở Paris vừa qua, có một bài giới thiệu rất hay với tiêu đề: “Vua Hàm Nghi, ông hoàng An Nam hay người nghễ sĩ ở chốn lưu đầy”. Điều đặc biệt trong bài giới thiệu này là tác giả công bố rất nhiều tác phẩm nghệ thuật chưa từng được biết đến trước kia của vua Hàm Nghi, những bức tranh và tượng được ông sáng tác trong suôt thời gian đi đầy, và hơn cả, diễn giả của bài giới thiệu này là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, cô Amandine Dabat, nghiên cứu sinh tại trường Paris-Sorbonne.

Lịch sử về vua Hàm Nghi

Vua Hàm Nghi (sinh năm 1871 ở Huế, qua đời năm 1943 ở Alger), ông chỉ tại vị trên ngai vàng được một năm từ tháng 8 năm 1884 đến tháng 7 năm 1885. Ông là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Cùng với vua Thành Thái và Duy Tân, ông được coi là một trong ba vị vua yêu nước của triều Nguyễn thời kỳ Pháp thuộc.

Năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.

Ông đã hai lần tuyên hịch Cần Vương, kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành độc lập. Dân chúng nổi dậy rất đông, nhưng vì rải rác các nơi nên lực lượng không manh. Tên của ông ta đã trở thành ngọn cờ của nền độc lập quốc gia… Từ Bắc chí Nam, đâu đâu dân chúng cũng nổi lên theo lời gọi của ông.

Phong trào kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước nên đã oà khóc. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên “Biên Hoà” vượt đại dương đi Bắc Phi. Do không quen đi trên biển, nhà vua bị say sóng liên miên nhưng vẫn không hề thốt ra một lời kêu ca, oán thán. Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, cựu hoàng Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie. Lúc này nhà vua vừa bước qua tuổi 18. Mười ngày đầu, cựu hoàng Hàm Nghi tạm trú tại L’hôtel de la Régence (Tòa nhiếp chính). Sau đó, ông được chuyển về ở Villa des Pins (Biết thự Rừng thông) thuộc làng El Biar, cách Alger 5 cây số. Ông qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày.

Người nghễ sĩ trên đất lưu đầy

Chính phủ Pháp có nhiều mục tiêu khi đày vua Hàm Nghi sang Alger : Trước tiên là chấm dứt phong trào Cần Vương, sau do người Pháp cũng hy vọng sẽ “Pháp hóa” nhà vua bằng cách cho ông học tiếng Pháp, làm cho ông yêu mến nước Pháp để có thể biến thành một ông vua thân Pháp, trong trường hợp cần đưa ông trở lại ngai vàng An Nam. Trong hoàn cảnh đó, Toàn quyền Angiêri, cùng giới chức nhà binh có nhiệm vụ theo vua Hàm Nghi trong những cuộc di chuyển và đến thăm ngài tại nhà ở Alger nhằm làm cho cuộc lưu đày đỡ buồn tẻ, đã tìm mọi cách khiến cho nhà vua được sống hết sức thoải mái.

Chính trong bối cảnh đó, năng khiếu của ngài về hội họa đã được Đại úy de Vialar nhận thấy, ông là si quan chiu trách nhiệm theo dõi ngài. Ông này đã tạo điều kiện cho nhà vua học kỹ thuật hội họa, như báo cáo của viên thông ngôn vua Hàm Nghi đã viết:

“Đại úy de Vialar, thấy ngài Ngự có năng khiếu gần như bẩm sinh về hội họa (trong mùa đông này khi trời xấu, ông hoàng vẽ tranh để tiêu khiển, những bức tranh của ngài mặc dù không biết về luật viễn cận, vẫn không kém phần tinh tế và khéo léo), hôm nay đã đến thăm có đưa theo người bạn là ông Reynaud, họa si, để giới thiệu với ông hoàng, và nói với ngài rằng nếu ngài muốn học vẽ thì ông ta rất vui lòng dạy cho. Ngài Ngự lập tức nhận lời đề nghi này và thỏa thuận với ông Reynaud mỗi tuần đến dạy vào ngày thứ ba và thứ bảy. Trong buổi dạy đầu tiên, ông thầy đã đem theo hộp màu, giá vẽ và tất cả những vật dụng cần thiết cho việc học vẽ, và ông hoàng mỗi ngày mỗi tiến bộ nhanh chóng”.

Marius Reynaud (1860-1935) sinh ở Marseille, đinh cư tại Alger từ 1881. Ông là thành viên Hội Nghệ si Pháp, như một họa si tiếng tăm với những bức tranh vẽ cảng Alger. Ông trở thành thầy dạy của Hàm Nghi từ tháng 11/1889. Việc học kỹ thuật hội họa phương Tây và vẽ tranh trở thành trò giải trí chủ yếu của Hàm Nghi, cùng với những buổi học tiếng Pháp, những buổi học đấu kiếm và thể thao, cũng như những buổi tiếp khách hiếm hoi. Trò giải trí đó nhanh chóng trở thành niềm đam mê. Ngài càng ngày càng dành nhiều thời gian cho nghệ thuật, có khi ngồi cả ngày ngắm và vẽ cảnh thiên nhiên quanh biệt thự Đồi Thông, với ước muốn ghi lại vẻ đẹp của phong cảnh lên khung vải. Chất lượng những bài học của họa si Reynaud được biết đến qua nhiều tư liệu lưu trữ. Hàm Nghi vẽ ký họa, vẽ tranh trong xưởng, cũng như vẽ theo đề tài. Chủ đề của ngài là chân dung con người, tinh vật và phong cảnh.

 

url

Bức tranh Déclin du jour (Chiều tà) khổ tranh nhỏ, cỡ 35cm trên 46cm. Vua Hàm Nghi khi vẽ tranh lấy nghệ danh là Xuân Tử (Fils du Printemps). Ông đã vẽ bức Chiều tà vào năm 1915, lấy một địa danh của Alger để đặt tên cho tác phẩm La route de El Biar. Chiều tà (Déclin du jour) chỉ là tiểu tựa, ghi chú ở đằng sau.

 

ANTHONY NGUYEN

(con tiep)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.