Vào thời Thế Chiến Thứ Nhất, Nam Kỳ là một thuộc địa của Pháp với phần Bắc Bộ và An Nam nằm dười quyền bảo hộ của Pháp. Nhiều người Pháp và một số đông người Việt (thời đó gọi là người An Nam) đã tham gia trong cuộc chiến này. Rất tiếc là có rất ít tài liệu nói về người Việt Nam trong hàng ngũ quân đội Pháp, mặc dầu cũng có những hình ảnh hoặc tranh vẽ về họ trong thời đó. Tôn Đức Thắng, sau này là Chủ Tịch của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau khi Hồ Chí Minh đã qua đời năm 1969, đã từng phục vụ trong binh chủng hải quân Pháp vào thời Thế Chiến Thứ Nhất. Ông là một trong những người tham gia trong cuộc nổi loạn của thủy thủ Pháp tại cảng Sevastopol, thuộc vùng biển Hắc Hải vào tháng 4 năm 1919, và đã bị đuổi khỏi quân đội Pháp sau đó. Hiện nay có một viện bảo tang về ông tại thành phố Hồ Chí Minh (nhưng viện bảo tang này không đề cập đến sự nghiệp của ông trong thời Thế Chiến Thứ Nhất). Có một vài cuốn sách về cuộc nổi dậy bởi một số linh canh tù người Việt tại trại tù Thái Nguyên vào ngày 30 tháng 8 năm 1917, nơi có nhiều tù nhân chính trị. Cuộc nổi dậy được dẫn đầu bởi một người hạ sĩ quan tên là Trịnh Văn Cẩn. Trong thời điểm đầu thế kỷ 20 này, rất ít tài liệu nói về Hồ Chí Minh ngoại trừ tác giả William Duiker. Duiker nghĩ rằng Hồ Chí Minh có thể đã tới Pháp vào tháng 12 năm 1917. Chắc chắn là ông ta đã ở đó vào năm 1918.
Tại nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi của Sài Gòn xưa, có đài tưởng niệm những người đã chết trong Thế Chiến Thứ Nhất, nhưng nghĩa địa này đã bị dẹp đi vào giữa thập niên 1990, và nay là một công viên lớn. Tại Hà Nội cũng có một tượng đài to về cuộc chiến này, nhưng bây giờ cũng không còn nữa. Những mồ chôn của lính Pháp đã được mang về nước họ vào thập niên 1980, và an táng tại Frejus gần thành phố Toulon. Bây giờ tại Việt Nam chỉ còn lại đài tưởng niệm duy nhất là ở Huế, nằm bên bờ sông Hương đối diện với trường Quốc Học. Đài tưởng niệm này có khắc tên những người lính Pháp và Việt đã hy sinh trong cuộc chiến đó. Ngoài người Việt Nam còn có hàng ngàn lính Cam Bốt cũng tham gia trong Thế Chiến Thứ Nhất. Sau Thế Chiến, người Pháp sợ những người cựu chiến binh Cam Bốt sẽ về lại nước và sẽ nổi dậy chống Pháp, nên họ cấm không cho những người lính này gặp nhau hoặc lập những hội cựu chiến binh. Hai người cựu chiến binh Cam Bốt sau này tham gia chính trị là ông Khim Tit, người đã từng là thủ tướng Cam Bốt vào năm 1956; và ông Pach Choeun, một người hoạt động quốc gia đã hai lần bị Pháp bỏ tù. Tại Nam Vang cũng từng có một đài tưởng niệm các chiến sĩ Pháp và Cam Bốt trong Thế Chiến Thứ Nhất. Tượng đài này đã bị nhóm Khmer Đỏ phá hủy vào năm 1975.
Người lính An Nam của Thủy Quân Lục Chiến Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất, vào năm 1916.
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục Chiến Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất. Những người có tiếng là chiến đấu rất hung dữ. Hình chụp năm 1916.
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục Chiến Thuộc Địa Pháp đang nghĩ trước khi lên đường ra chiến tuyến. Hình chụp năm 1916.
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất. Hình chụp năm 1916.
Trong 4 năm chiến tranh thời Thế Chiến Thứ Nhất, người Pháp đã động viên 43.430 lính An Nam, khoảng 1.123 người đã bỏ mình trong cuộc chiến này. Ngoài ra, có 48.981 công nhân từ Đông Dương tới Pháp để giúp thay thế các công nhân người Pháp đang phải tham gia chiến tranh. Tác giả Alexandre Sumpf
Lính người An Nam tại Ba Lê vào ngày 14 tháng 7 năm 1916. Tác giả Alexandre Sump
Tranh vẽ người An Nam tại sân bay Pau thời Thế Chiến Thứ Nhất. Tác giả Alexandre Sumpf
Lính khố xanh khố đỏ (thời Pháp thuộc)
Những người lính bộ binh do Pháp đào tạo năm 1911.
Nguồn http://warandgame.com/