Chúng ta đã có bài tổng hợp những đồ sứ Trung Quốc đắt giá nhất năm 2014, vậy còn những tác phẩm mỹ thuật thì sao? Xin giới thiệu với các bạn 10 tác phẩm mỹ thuật đắt nhất được mang ra đấu giá năm 2014. Từ những tác phẩm của danh họa như Manet, tới tranh trừu tượng của Newman… đều được bán với giá hàng chục triệu USD.
Bức đầu tiên là bức Black Fire, do họa sĩ bậc thầy của trường phái trừu tượng vẽ giữa năm 1958-1966, đây là một trong ba bức tranh của Newman được sở hữu bởi tư nhân. Các tác phẩm khác hiện đang được giữ tại các bảo tàng quốc tế lớn như White Fire II (1960) trưng bày tại Kunstmuseum Basel ; Noon-Light (1961) tại viện bảo tàng nghệ thuật Đại học Harvard, Cambridge, MA ; Shining Forth (1961) tại Pompidou, Paris ; The Station (1963) tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York; và đồ sộ hơn cả là mười bốn bức tranh diễn tả chặng đường của chiếc thánh giá, The Stations of the Cross (1958-1966) tại National Gallery of Art, Washington, DC
Tác phẩm được bán cho một người mua giấu tên với giá 84,2 triệu USD (tương đương 1.800 tỷ đồng).
Bức thứ hai là bức “Four Malons” (phải, bán với giá 69,9 triệu USD) của họa sĩ Andy Warhol, họa sĩ bậc thầy của nghệ thuật đại chúng (pop art hay popular art), người khai sinh ra bức “Marilyn Monroe”, một trong những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật Pop Art, được thực hiện bằng kỹ thuật in lươi, và nhiều những tác phẩm pop art khác. Như bức pop art đầu tiên được Warhol trưng bày vào năm 1961, cửa sổ của New York Department Store Bronwit Teller; hay một chân dung tự họa của Andy Warhol (1963-1964), bán tại Christie, New York với giá 38.400.000 $; hay một bức tranh kinh điển khác của ông, “Double Elvis (Ferus Type)” được bán đấu giá tại Sotheby ở New York với giá US $ 33 triệu, trưng bày lân đầu năm 1963 tại phòng trưng bày Ferus ở Los Angeles. Warhol thực hiện 22 phiên bản của “Double Elvis”, chín trong số đó được tổ chức tại bảo tàng; hay bức “Silver Car Crash (Disaster Double)” bán tại Sotheby với giá 105.400.000 $ năm 2013, một kỷ lục mới cho cho một nghệ sĩ nhạc pop nổi tiếng, tác phẩm này đã chỉ được nhìn thấy trong công chúng một lần trong 26 năm qua; hay bức “Triple Elvis” được bán với giá $ 81.9m (£ 51.9m) tại cuộc đấu giá ở New York.
Tác phẩm thu ba “Triple Elvis” của họa sĩ Mỹ Andy Warhol bán với giá 81,9 triệu USD.
Bức thứ 4 là bức “ba nghiên cứu cho một chân dung của John Edwards”(Three studies for a portrait of John Edward) của họa sĩ Francis Bacon, bán với giá 80,8 triệu USD, tranh đươc vẽ vào năm 1984. Đây là một bức tranh rất có ý nghĩa với cuộc sống của Francis Bacon, bậc thầy vẽ chân dung. Một bức tranh khác của ông, ba học giả của Lucian Freud “Three Studies of Lucian Freud”, đang chiếm ngôi đầu bảng cho một tác phẩm đắt giá nhất trong lịch sử đấu giá tranh từ trước đến nay (142,2 trieu USD ).
Chủ đề của ba bức tranh này là John Edwards, một quản lý bar từ East End, London, người Bacon đã gặp một thập kỷ trước đó và cũng là đồng nghiệp đáng tin cậy nhất. Trên cả ba tấm tranh đó, Bacon ghi lại những hình sắc uyển chuyển của Edwards với tất cả những cảm hứng hội họa đặc trưng của mình, Edwards trong bộ trang phục đơn giản với một chiếc áo sơ mi trắng và quần màu xám, với nét vẽ của họa sĩ cho người xem một cảm giác mền mại, thanh tịnh, không một cảm giác lo lắng và sợ hãi, như ông đã từng làm trong bức chân dung của ông trước đo. Một cảm giác ấm áp và thanh thản cho người xem đã trở thành một tiêu chuẩn trong công việc của ông.
Tác phẩm thứ 5 là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật mang tên Chariot, được nhà điêu khắc người Thụy Sĩ Alberto Giacometti tạo ra từ những năm 1951, nó đã phá vỡ kỷ lục về giá bán cho tượng điêu khắc với giá hơn 100 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng). Tuy nhiên con số này vẫn ít hơn một chút so với mức kỳ vọng 104,3 triệu USD được đưa ra trước đó. Tác phẩm chỉ cao có 5 feet (tương đương 150cm), khắc hoạ người phụ nữ trên cỗ xe đơn giản gồm một thanh ngang với 2 bánh xe. Tác phẩm được coi là kỳ tích của nghệ thuật hiện đại và đã nằm trong một bộ sưu tập cá nhân trong suốt 4 thập kỷ qua.
Theo Simon Shaw, một chuyên gia về nghệ thuật ấn tượng và hiện đại Sotheby’s thì: Tượng điêu khắc này của Alberto mang ý nghĩa chữa lành, sức mạnh, phép thuật và nó là một biểu tượng của sự đổi mới sau Thế chiến thứ II.
Tác phẩm thứ 6 là một bức tranh hoa cỏ trắng (Jimson Weed/White Flower No 1) của nghệ sĩ người Mỹ Georgia O’Keeffe đã được bán với giá 44,4 triệu USD, xác lập kỷ lục mới về giá dành cho tác phẩm nghệ thuật của một nữ nghệ sĩ. Kỷ lục bức tranh đắt nhất của một nữ nghệ sĩ từng thuộc về một tác phẩm chưa được đặt tên của Joan Mitchell. Bức tranh đạt giá 11,9 triệu USD khi được đem ra bán hồi tháng 5 năm 2014.
Tác phẩm này cũng vượt xa giá trị một bức họa khác của chính tác giả được bán với giá 6,2 triệu USD hồi năm 2001, bức tranh được Bảo tàng O’Keeffe ở Santa Fe, New Mexico mang ra bán, bảo tàng hiện đang sở hữu phần lớn các tác phẩm của nghệ sĩ này. Nhà đấu giá Sotheby’s ở New York cho biết ban đầu họ ước tính bức tranh chỉ đạt giá khoảng 15 triệu USD. Tuy nhiên sau đó giá tranh đã tăng vọt, do 2 người mua giấu danh tính tham gia một cuộc chiến đấu giá khá căng thẳng.
Những tranh vẽ hoa có kích cỡ lớn của O’Keeffe được giới phê bình tôn vinh bởi cách mô tả chi tiết tinh tế, sống động. Điều đặc biệt là các bức tranh đều được vẽ như thể bà nhìn chúng ở khoảng cách rất gần. O’Keeffe có khá nhiều tác phẩm mô tả kiến trúc ở New York trong thời gian bà sống tại thành phố này. Sau đó O’Keeffe chuyển đến New Mexico, nơi bà thường vẽ những bức tranh phong cảnh khổng lồ. Nữ họa sĩ qua đời năm 1986, ở tuổi 98.
Elizabeth Goldberg, người phụ trách dòng hội họa Mỹ của nhà đấu giá Sotheby’s cho biết lần đấu giá này đã “đặt bức vẽ của Georgia O’Keeffe lên danh sách những tác phẩm giá trị nhất trong thế kỷ 20.”
Bức thứ 7 là bức kiệt tác “Le Printemps” (Mùa Xuân) của danh họa người Pháp Edouard Manet được bán với giá 65 triệu USD trong buổi đấu giá tổ chức tại thành phố New York (Mỹ) ngày 5/11. Giá bán này cao gấp đôi so với ước tính của ban tổ chức và là mức giá được trả cao nhất từ trước tới nay cho tác phẩm của họa sỹ theo trường phái ấn tượng này.
Theo hãng đấu giá Christie’s, bức tranh sơn dầu “Le Printemps” được Manet vẽ năm 1881, khắc họa vẻ đẹp của cô đào nổi tiếng thời đó. Tác phẩm này từng thuộc sở hữu của dòng họ trong hơn một thế kỷ và sau đó cho được mượn trưng bày tại Trung tâm Triển lãm nghệ thuật quốc gia Mỹ ở thủ đô Washington trong 20 năm qua. Với mức giá 65 triệu USD, “Le Printemps” đã xô đổ kỷ lục thuộc về bức chân dung tự họa của chính Manet được bán với giá 33 triệu USD tại London (Anh) năm 2010.
Tác phẩm thứ 8 là một bức tranh trong bàng loạt bức tranh nổi tiếng mà Cy Twombly thực hiện giữa năm 1966 và năm 1971, được bán với giá 69,6 triệu USD. Bức tranh với khổ rất lớn, nhưng một chiếc bảng đen dài hơn sáu feet, cao năm feet, thể hiện sự tiến triển đầy biến động của dòng xoắn ốc, một trong những bức tranh tuyệt vời đánh dấu đỉnh cao của thời kỳ ấn tượng trong sự nghiệp của Twombly.
Hai tác phẩm “Untitled” của họa sĩ Mark Rothko – 76 triệu USD.
Thêm một tác phẩm nữa của Francis Bacon lọt vào danh sách đắt giá trong năm. Bức tranh “Potrait of George Dyer Talking” bán được 70 triệu USD.
Tác giả: Tiến Nguyễn
Nguồn tham khảo:
http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/tranh-okeeffe-lap-ky-luc-ve-gia-cho-tac-pham-cua-nu-nghe-si-n20141122110756407.htm
http://laodong.com.vn/kinh-doanh/soc-voi-tac-pham-dieu-khac-gia-hon-2000-ty-266544.bld
http://www.vietnamplus.vn/kiet-tac-le-printemps-cua-danh-hoa-manet-duoc-ban-voi-gia-ky-luc/289983.vnp