Sau khi báo saigonplanner đăng một bài viết về nhà thờ Hạnh Thông Tây, và có nhắc đến hai bức tượng cổ do nhà điêu khắc người Pháp Paul Ducuing thực hiện, một số câu hỏi được bạn đọc đặt ra về nhà điêu khắc này, ông là ai? đến từ đâu? ngoài những tác phẩm ông đã để lại cho Việt Nam, ông còn có những đóng góp gì cho nền Mỹ Thuật nước nhà hay không? Để giúp bạn đọc tháo gỡ một số thắc mắc đó, NTX xin được viết vài dòng về nhà điêu khắc này.

Paul Ducuing, tên đầy đủ là Paul-Jean-Marie Ducing, chúng ta có thể gọi ông là Paul, hay Jean hay Marie Ducuing thì tùy :), vì trong chứng minh thư của một người Pháp có thể có tới nhiều tên gọi khác nhau, nhưng khi gọi chúng ta chỉ chọn một tên thôi nhé. Ông sinh ngày 30 tháng 4 năm 1867 tại làng Lannemezan trong một gia đình nhà nông, tuy nhiên từ nhỏ ông đã bộc lộ năng khiếu hôi họa. Đối với người Pháp thì Ducuing không có nhiều sáng tạo nghệ thuật như Mercié hay Falguière (hai nhà điêu khắc, và là thầy dạy của Paul Ducuing, cùng sinh ra tại Toulouse, đạt giải thưởng prix de Rome về điêu khắc), và cũng không nổi tiếng như Théodore Rivière hoặc Laurent-Honoré Marqueste đều là dân Toulousain. Tuy nhiên Paul được coi như là một người thành công trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình, ông thực hiện thành công khá nhiều công trình đặt hàng bởi nhà cầm quyền Pháp cũng như những công trình ngoài nước Pháp mà đặc biệt là tại Việt Nam, Lao va Campuchia.

Thành tích đầu tiên trong sự nghiệp của ông là khi ông vao học trường Mỹ Thuật Toulouse vào năm 1886, khi đó ông là một sinh viên của Laporte và Maurette. Thời điểm này ông đạt rất nhiều giải thưởng của trường, bộ, dành cho sinh viên, và đáng kể nhất là giải thưởng lớn của thành phố Toulouse, cho phép ông một học bổng toàn phần để tiếp tục theo học tại trường Mỹ Thuật Paris, nơi ông là học trò của Falguière và Mercié. Tại đây, ông lọt vào một số vòng trong các cuộc đua cho giải prix de Rome, tuy nhiên ông không đã không đạt được giải này như những người thầy của mình.

Tuy vậy, sự nghiệp của ông phát triển khá nhanh khi ông thường xuyên triển lãm tác phẩm của mình tại triển lãm nghệ sĩ Pháp ( Salon des Artists francais, các bạn đọc cơ cấu triển lãm Pháp tại đây ), nơi ông thu được rất nhiều thành công : huy chương hạng ba vào năm 1898, hạng hai vào năm 1901, đặc biệt là huân chương hạng nhất và huân chương cao quý Bắc Đẩu Bội Tinh vào năm 1906. Kể từ đó sự nghiệp của ông phát triển rất nhanh, ông nhận được nhiều đơn hàng từ nhà cầm quyền, thực hiện nhiều công trình tượng đài, đài tưởng niệm trên khắp nước Pháp.

Các tác phẩm của Ducuing rất thực và sống động, đơn đặt hàng đầu tiên của ông do thành phố Pau đặt tạc lại tượng của nghệ sĩ opéra nổi tiếng thế kỷ 18 Jéliotte, tác phẩm của ông đặt tại công viên Beaumont thành phố Pau và nghe nói bị phá bới bom đạn phát xít Đức trong chiên tranh thế giới lần thứ II.

Tượng tưởng niệm ca sĩ Jéliotte tại công viên Beaumont, Pau, thực hiện bới Paul Ducuing

Một loạt tượng, đài tưởng niệm của Ducuing tại Pháp sẽ được NTX bổ xung sau nhé. Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu cơn gió nào đưa Paul Ducuing tới Đông Dương vào thời đó. Có một chi tiết mà NTX vẫn chưa nói là vào năm 1919, Ducuing đã là giám đốc sản xuất của Manufacture de Sèvres, một nhà máy sản xuất gốm sứ được được thành lập vào thời vua Louis XV và được coi như nơi sản xuất đồ hoàng gia và quý tộc, cho đến nay thì nơi này đã biến thành viện bảo tàng.

Nhà máy sản xuất gốm sứ Manufacture de Sèvres

Thiên hạ đồn là thông qua tình bạn của ông với Albert Sarraut [6], lúc đó là Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa và là cựu Toàn quyền Đông Dương, Paul Ducuing đã được gửi tới Đông Dương vào khoảng tháng 12 năm 1921 cho tới tháng 2 năm 1922 trên danh nghĩa là một chuyến thực địa của bộ này. Tại Đông Dương ông đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ các nhà cầm quyền của các nước này, khi đó ở Annam mình là thời vua Khải Định, ở Lào là Sisavong và nước bạn campuchia là Sisowath. Nhận được nhiều đơn đặt hàng quá nên khi quay lại Pháp, Ducuing đã phải xin nghỉ tới 2 năm tại Manufacture de sèvre để hoàn thành đơn hàng cho khối Đông Dương cho tới tận năm 1924, ông mới trở lại Sèvre làm việc.

Như vậy là Ducuing chỉ làm theo đơn đặt hàng thôi, không có tài liệu nào nhắc tới chuyện Ducuing cộng tác, dạy học ở Đông Dương cả. Ở Annam thì Ducuing được vua Khải Định đặt làm một bức tượng cho ngôi mộ của mình? Ducuing bắt đầu với một bức tượng bán thân của vua Khải Định, nhà vua trong trang phục thường ngày, mặc áo dài lụa gấm motif rồng, đội khăn xếp, trước ngực có huân chương và một bài.

Bảo tàng Quai d’Orsay vẫn giữ được một tượng vua Khải Định bán thân thạch cao sơn vàng (H. 77.50 cm) thuộc Bộ thuộc địa Pháp, sau đó chuyển tới trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia châu Phi và châu Đại Dương (1946). Bức tượng bán thân đã được trình bày tại Pavillon de l’Annam tại Triển lãm thuộc địa quốc tế tại Paris (Coloniale Internationale de Paris, 1931).

Vào tháng năm 1922, trong chuyến thăm của vua Khải Định tới triển lãm thuộc địa ở Marseilles,nhà vua đã phát hiện ra bức tượng bán thân của ông. Ông đã đặt làm nhiều bản sao trong đó có một bản được đặt trong văn phòng của hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) tại Paris và một bản ông tặng cho bá tước Valençay Boson de Talleyrand-Périgord (1867-1952) để tỏ lòng biết ơn về sự đón tiếp ông trong thời gian ông ở Pháp (1922).

Tượng vua Khải Định tặng cho bá tước Valençay Boson de Talleyrand-Périgord

Theo một số tài liệu thì tượng bán thân vua Khải Định có hai phiên bản đồng được Ducuing thực hiện với kích cỡ và lớp phủ patinas khác nhau. Phiên bản thứ nhất có chiều cao khiêm tốn (H. 34.50 cm) bằng đồng mạ vàng. Nó mang chữ ký của Ducuing và dấu của người đặt hàng “Lost Wax / F. Barbedienne / Paris”. Bản này được đấu giá tại Paris vào năm 1997 với giá 3800 Francs thời đó, và một bản khác với kích cỡ 30 1/2 in (77,5 cm) được bán bới Sothebys vào năm 2008 với giá 15000 USD

Tương vua Khải Định, đấu giá tại sàn Sotheby, New York 2008, ký tên P. DUCUING, chiều cao 30 1/2 in (77,5 cm). Ước tính 6,000-8,000 USD. Lô chốt với giá 15.000 USD.

Anthony NGUYEN,

Tài liệu tham khảo :

[1] Le sculpteur toulousain Paul Ducuing (1867-1949) : un artiste officiel sous la Troisième République In: Annales du Midi : revue archéologique, historique et philologique de la France méridionale, Tome 100, N°182, 1988. Des comtes de Toulouse aux artistes contemporains : biographies  Toulousaines. pp. 181-192.

[2] http://saigonplanner.com/can-canh-nha-mo-dac-biet-cua-con-dai-gia-sai-gon-xua-trong-nha-tho-hanh-thong-tay/

[3] http://carnetdephilippe.canalblog.com/archives/2009/10/22/15528350.html

[4] http://www.ladepeche.fr/article/2012/02/26/1292074-p-ducuing-1867-1949-et-a-sarraut.html

[5] ttps://fr.wikipedia.org/wiki/Manufacture_nationale_de_S%C3%A8vres

[6] https://fr.wikipedia.org/wiki/Albert_Sarraut

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.